COVID-19 gây những hậu quả gì về kinh tế và chính trị toàn cầu?

29/02/2020 09:01
29-02-2020 09:01:00+07:00

COVID-19 gây những hậu quả gì về kinh tế và chính trị toàn cầu?

Nếu cú sốc COVID-19 dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu, các nước sẽ đối mặt với khủng hoảng tài chính vì mức nợ tăng lên và thị trường nhà đất ở Mỹ trải qua tình trạng bong bóng giống như năm 2007.

* Một tháng xáo trộn kinh tế toàn cầu của virus corona

* Covid-19 tác động đến 5 triệu doanh nghiệp toàn cầu

* Thị trường hàng hóa nguyên liệu toàn cầu lao đao

Công nhân làm tại nhà máy ở Trùng Khánh, Trung Quốc, ngày 18/2. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 27/2, nhà kinh tế học người Mỹ Nouriel Roubini đã có những dự đoán đáng chú ý về hậu quả của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó nhận định thị trường chứng khoán thế giới sẽ sụt giảm 30-40%.

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trả lời phỏng vấn của tạp chí Spiegel (Đức), ông Roubini cho rằng cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19 gây ra sẽ khiến thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm từ 30-40%, và nghiêm trọng hơn nhiều dự đoán của các nhà đầu tư đối với Trung Quốc và phần còn lại của thế giới.

Lý do là vì dịch COVID-19 không chỉ bùng phát ở Trung Quốc mà đã lây lan ra toàn cầu, và dự báo sẽ còn kéo dài kèm theo những hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra, dịch bệnh có nguy cơ đẩy nền kinh tế Trung Quốc rơi vào suy thoái và nếu điều này xảy ra, đây sẽ là một cú sốc đối với thế giới.

Về vai trò của các ngân hàng trung ương, ông Roubini cho rằng các ngân hàng có thể hạ lãi suất tiền gửi hơn nữa để kích thích hoạt động vay mượn, nhưng điều đó sẽ không thể giúp thị trường về lâu dài.

Theo ông, cuộc khủng hoảng này là một cú sốc nguồn cung mà không thể đối phó bằng chính sách tài chính hoặc tiền tệ mà cần một giải pháp về y tế.

Nếu cú sốc dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu, các nước sẽ đối mặt với khủng hoảng tài chính, vì mức nợ đã tăng lên và thị trường nhà đất ở Mỹ đang trải qua tình trạng bong bóng giống như năm 2007.

Ông Roubini, một trong số các nhà kinh tế học xuất sắc nhất thế giới, từng dự đoán chính xác sự bùng nổ của bong bóng bất động sản ở Mỹ bên cạnh cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cùng các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" đối với một Hy Lạp ngập chìm trong nợ.

Trong khi đó, nhà kinh tế học nổi tiếng ở Trung Quốc, Trương Ngạn Nguyên, cảnh báo nước này sẽ khó đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6% trong năm 2020.

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, trong một bài bình luận đăng trên trang tin Asiatimes.com, ông Trương Ngạn Nguyên cho rằng nếu tháng Một và tháng Ba năm nay, Trung Quốc đạt được mục tiêu tăng trưởng 6% (mỗi tháng), và nền kinh tế Trung Quốc trong tháng Hai giảm 12%, thì cộng tổng 3 tháng lại, tăng trưởng trong quý đầu tiên sẽ là 0%.

Tuy nhiên, trên trang web của Diễn đàn Các Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế Trung Quốc - một cơ quan nghiên cứu dưới sự bảo trợ của Quốc Vụ viện, ông cho rằng dựa trên tỷ lệ phần trăm số doanh nghiệp đã khôi phục hoạt động, việc sử dụng năng lượng, lưu lượng hành khách, lượng container đưa vào và các chỉ số khác, nền kinh tế Trung Quốc trong tháng Hai thậm chí còn đáng lo ngại hơn nhiều so với mức giảm ước tính 12%.

Hầu hết các nhà phân tích và chuyên gia kinh tế đã hạ dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc xuống từ 4% đến 5%.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã giảm hạ 0,4% triển vọng tăng trưởng của Trung Quố xuống còn 5,6%, nhưng cảnh báo con số này còn có thể thay đổi.

Chuyên gia Trương Ngạn Nguyên hiện làm việc tại công ty Tài chính CFC - một doanh nghiệp môi giới do Công ty Chứng khoán CITIC điều hành, và từng công tác tại Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc./.

Mạnh Hùng - Tiến Trung

Vietnam+







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98