Đề nghị 'giải cứu' nông sản bị 'vạ lây' từ dịch cúm Corona

03/02/2020 15:45
03-02-2020 15:45:47+07:00

Đề nghị 'giải cứu' nông sản bị 'vạ lây' từ dịch cúm Corona

Lượng thanh long tồn kho tại Long An, Tiền Giang đã hơn 3000 tấn trái và đang tăng lên hàng ngày do vào mùa thu hoạch rộ,…Để giải phóng lượng hàng này, lãnh đạo địa phương đã đề nghị UBND tỉnh có chỉ đạo “giải cứu” giúp nông dân.

* Dưa hấu ế dồn đống, 1.000 đồng/kg vừa bán vừa khóc

* Virus corona khiến thanh long miền Tây từ 37.000/kg rớt giá còn 5.000 đồng

Đề nghị 'giải cứu' nông sản bị 'vạ lây' từ dịch cúm Corona
Hiện lượn trái thanh long tồn kho tại 2 tỉnh Long An và Tiền Giang đã hơn 3000 tấn và con số này sẽ gia tăng nhanh chóng do mùa thu hoạch vụ nghịch chỉ mới abwts đầu.. ẢNH: BẮC BÌNH

Ngày 3.2, ông Nguyễn Chí Thiện, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Long An, cho biết cơ quan vừa trình UBND tỉnh kế hoạch “giải cứu” khoảng 2000 tấn thanh long và các giải pháp để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế nông nghiệp nói chung do chủng virut Corona (nCoV) đang gây “chết lây” đối với mặt hàng khó giữ được lâu này.

Nguyên nhân nông sản “chết lây” được Sở này xác định do virut Corona đang bùng phát ở nhiều tỉnh Trung Quốc nên nước này đã thông báo lùi thời gian mở cửa các chợ và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc tại các tỉnh phía Bắc; Người dân Trung Quốc ngại dịch nên ít ra đường, giảm tiêu dùng nên lượng thanh long đã xuất khẩu tiêu thụ rất chậm; Một số lượng lớn thương lái Trung Quốc đã không nhận hàng từ phía các chủ vựa, các cơ sở thu mua đã làm tồn đọng gần 2000 tấn trái và con số này sẽ gia tăng nhanh chóng; Một số cơ sở thu mua, chế biến thanh long trên địa bàn tỉnh từ lâu không ký hợp đồng làm ăn với phía Trung Quốc hiện đầu ra cũng không ổn định,…

Sở NN&PTNT Long An đề nghị UBND tỉnh có chỉ đạo cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay ưu đãi lãi suất để tạo điều kiện cho các cơ sở thu mua, chế biến có thêm điều kiện thu mua tạm trữ thanh long. Đồng thời, UBND tỉnh có ý kiến đề nghị Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương cung cấp thông tin kịp thời, hỗ trợ hoạt động xuất khẩu trái thanh long tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, đàm phán với phía Trung Quốc để tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu.

Các cơ sở thu mua, doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến đang giao kết hợp đồng kinh tế bằng điện thoại với đối tác phía Trung Quốc phải chuyển sang hợp đồng trực tiếp bằng văn bản, ký kết cụ thể, rõ ràng để giảm thiếu rủi ro trước khi xuất kho. Riêng những cơ sở thu mua, doanh nghiệp có kho lạnh cần tăng cường mua trữ, cũng như tăng cường kết nối với các cơ sở thu mua thanh long có kho trữ tại tỉnh Bình Thuận, các Chợ Nông sản đầu mối, hệ thống chợ bán lẻ,…tại TPHCM để tăng cường tiêu thụ nội địa nhằm chia sẻ khó khăn với người nông dân trong tình cảnh hiện nay.

Tại Tiền Giang, ông Đoàn Văn Phương, Giám đốc Sở Công thương Tiền Giang, cho biết địa phương đã hoàn tất các thủ tục trình hồ sơ lên UBND tỉnh xem xét, phê duyệt các chính sách hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực trái cây. Hiện, thị trường tiêu thụ trái cây đang bị ảnh hưởng bởi chủng vi-rut nCoV đang hoành hành thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Hiện, Sở Công thương đang phối hợp với Sở NN&PTNT Tiền Giang, chính quyền các địa phương vận động những doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế tập thể tăng cường thu mua, cấp đông đối với trái cây đã và đang phải thu hoạch.

“Thời điểm này bắt đầu thu hoạch sầu riêng và thanh long nghịch vụ, lượng sản phẩm là rất lớn. Nhưng, do ảnh hưởng bởi tình hình chủng vi-rút Corona nên hầu hết các hợp đồng mua bán đều khó có thể thực hiện được. Tuy sức chứa không lớn những nếu doanh nghiệp, tổ chức chức kinh tế tập thể nào tham gia thu mua với giá cả hợp lý để trữ đông thì sẽ được tỉnh quan tâm, hỗ trợ. Ngoài ra, Sở Công thương cũng đang khẩn trương phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến trái cây để ổn định tình hình ế ẩm cho bà con nông dân.”, ông Phương cho biết.

Theo thông kế của 2 tỉnh Long An, Tiền Giang, hiện tổng sức kho lạnh cấp nông cho thanh long, sầu riêng chỉ khoảng 10.000 tấn. Tuy vậy, số trái cây tồn kho tại các vựa đã xấp xỉ con số này, trong khi đó, vụ thu hoạch vụ nghịch trái cây tại 2 tỉnh này chỉ mới bắt đầu trong vài này qua và do tính cấp bách đặc thù của trái cây đã chín nên không thể hoãn thời điểm thu hoạch.

Hiên trên địa bàn 2 tỉnh Long An, Tiền Giang có gần 20.000 ha thanh long, trong đó khoảng 80% diện tích đang đang thu hoạch vụ nghịch (thanh long xông đèn), năng suất bình quân hơn 320 tấn/ha. Giá tiêu thụ thanh long tại 2 địa phương này hiện giao động khoảng 1.000 đồng/kg và sức tiêu thụ rất chậm.

BẮC BÌNH

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Lý do sầu riêng Việt lên ngôi số 1 tại Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm

Riêng trái sầu riêng tươi, hai tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu đạt 172,227 triệu USD; tăng 198,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Singapore hạn chế nhập khẩu trai nghi nhiễm độc của Malaysia

Phó Cục trưởng DOF Wan Aznan Abdullah đã thông báo xuất hiện loại tảo độc hại khiến trai ở vùng nước Port Dickson bị ô nhiễm, dẫn đến một số trường hợp bị ngộ độc...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98