'Đừng hi vọng kinh tế Trung Quốc sớm phục hồi sau dịch virus Vũ Hán'

11/02/2020 16:17
11-02-2020 16:17:16+07:00

'Đừng hi vọng kinh tế Trung Quốc sớm phục hồi sau dịch virus Vũ Hán'

Theo Bloomberg, dịch virus corona ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại, cung - cầu và dòng chảy hàng hóa của Trung Quốc.

* Thương chiến, bom nợ và dịch bệnh cùng bóp nghẹt kinh tế Trung Quốc

* Kinh tế Trung Quốc đón những ảnh hưởng đầu tiên của dịch viêm phổi

* Mùa xuân buồn của kinh tế Trung Quốc

Dịch virus corona đang diễn biến ngày càng phức tạp tại Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích vẫn hi vọng ảnh hưởng của dịch với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ theo hình chữ V, nghĩa là tăng trưởng giảm tốc đáng kể trong quý I, nhưng phục hồi mạnh mẽ trong quý II.

Do đó, họ cho rằng cách phản ứng tốt nhất là "nhìn xuyên qua" cuộc khủng hoảng, coi các tác động kinh tế của đại dịch là có thể kiềm chế, chỉ là tạm thời và có thể đảo ngược.

Tuy nhiên, Bloomberg dẫn lời chuyên gia Mohamed A. El-Erian - cố vấn kinh tế trưởng của Allianz SE - nhận định vẫn còn quá sớm để hi vọng vào một cuộc phục hồi chữ V. Ông cho rằng có nguy cơ kinh tế Trung Quốc di chuyển theo hình chữ U hoặc L trong năm 2020.

Một thanh niên đeo khẩu trang đi trên phố đi bộ Nam Kinh, một khu mua sắm sầm uất ở Thượng Hải. Ảnh: Reuters.

Theo ông El-Erian, dịch virus corona là cú sốc nghiêm trọng đối với nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Trung Quốc, cung - cầu bị ảnh hưởng, sản xuất và dịch vụ đứt quãng, thương mại trong và ngoài nước đều lao đao.

Tại tỉnh Hồ Bắc, với thủ phủ Vũ Hán là tâm chấn của đại dịch, mọi hoạt động kinh tế - từ sản xuất đến tiêu dùng cũng như giao thông và vận tải hàng hóa - đều đóng băng.

Sau đó, tình trạng tê liệt kinh tế bắt đầu lan rộng khắp Trung Quốc, làm gián đoạn thương mại, du lịch và các hoạt động kinh tế khác. Và đã có đủ bằng chứng cho thấy nền kinh tế toàn cầu cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Ví dụ, Apple, Ikea và nhiều thương hiệu lớn đóng hàng loạt cửa hàng tại Trung Quốc. Thương hiệu xa xỉ Burberry thông báo doanh số giảm 3/4 tại thị trường Trung Quốc. Fiat-Chrysler thừa nhận có thể phải đóng cửa một nhà máy ở châu Âu vì vấn đề nguồn cung.

Hàng loạt quốc gia tạm ngừng các chuyến bay đến Trung Quốc, một số du thuyền sang trọng bị cách ly... Danh sách này là rất dài.

Đường phố khu trung tâm tài chính ở thủ đô Bắc Kinh vắng vẻ vì người dân sợ virus corona. Ảnh: Reuters.

Tình trạng tệ liệt tương tự cũng từng xảy ra trên diện rộng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Với việc các hoạt động tài chính bị tắc nghẽn, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái trong vài năm.

Những người tin tưởng vào sự phục hồi hình chữ V của nền kinh tế Trung Quốc hi vọng rằng dịch virus corona ở quốc gia 1,4 tỷ dân đã đạt đỉnh và tỷ lệ lây nhiễm sẽ giảm mạnh, các trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc hạn chế, vaccine sẽ được phát triển nhanh, và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẵn sàng bơm một số tiền khổng lồ để kích thích nền kinh tế.

Tuy nhiên, chuyên gia El-Erian cho rằng các hoạt động kinh tế của Trung Quốc sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi sau khi bị đứt quãng nghiêm trọng. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trước dịch đã giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm qua vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Ngoài ra, Trung Quốc còn phải lần mò trong quá trình chuyển đổi kinh tế đã từng đẩy nhiều quốc gia rơi vào "bẫy thu nhập trung bình".

Vì vậy, chuyên gia El-Erian nhận định vẫn còn quá sớm để tin rằng kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi mạnh mẽ trong quý II. Nguy cơ kinh tế Trung Quốc di chuyển theo hình chữ U hoặc tệ hơn là L vẫn còn rất lớn.

Thanh Hoa

Zing.vn







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98