EU chọn gà hay chọn ôtô?

12/02/2020 09:39
12-02-2020 09:39:32+07:00

EU chọn gà hay chọn ôtô?

Tổng thống Donald Trump tuyên bố đã đến lúc đàm phán nghiêm túc về một thỏa thuận thương mại với EU. Bất đồng lớn cản trở hai bên liên quan đến nông nghiệp.

* D.Trump: Đã đến lúc Mỹ phải đàm phán 'nghiêm túc' với EU về thương mại

* Anh hy vọng mở đàm phán thương mại với Mỹ trước khi thương thảo với EU

* Mỹ-Trung nhất trí đàm phán 6 tháng 1 lần để giải quyết tranh cãi

EU chọn gà hay chọn ôtô? - Ảnh 1.
Hầu hết thịt gà Mỹ đã qua khâu vệ sinh bằng dung dịch clo (chlorine) hoặc các chất khử trùng khác trong khi EU đã cấm từ năm 1997 - Ảnh: AFP

Tôi không chắc chúng ta sẽ tìm được thỏa thuận (với Mỹ), nhưng hãy chờ xem. Vâng, tôi nghĩ mục tiêu của chiến lược đàm phán tất nhiên là xoa dịu tình hình và có lẽ là kéo dài thời gian.

Ông BERND LANGE (chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu)

Phát biểu trong cuộc họp với các thống đốc tiểu bang của Mỹ tại Nhà Trắng hôm 10-2 (giờ địa phương), Tổng thống Donald Trump than phiền "châu Âu đối xử với chúng ta rất tệ", thâm hụt lớn giữa Mỹ với Liên minh châu Âu (EU) đã kéo dài 10-12 năm qua và EU đã dựng "rào cản hải quan không thể tin được". 

Ông tiếp tục kêu gọi EU mở cửa thị trường hơn nữa đối với hàng hóa Mỹ, đặc biệt là nông sản.

Ý tưởng thiết lập quan hệ đối tác thương mại xuyên Đại Tây Dương ra đời trong những năm 1990 sau khi bức tường Berlin sụp đổ. 

Mỹ và EU đã ký nghị quyết xuyên Đại Tây Dương đầu tiên nhằm chấm dứt chủ nghĩa bảo hộ và mở cửa thị trường. Song cuối năm 2016, đàm phán đã bị đóng băng.

Quan hệ thương mại Mỹ - EU trở nên căng thẳng sau khi ông Trump lên cầm quyền với các cam kết mang tính chất bảo hộ mậu dịch. 

Thương chiến Mỹ - EU bùng nổ song song với thương chiến Mỹ - Trung. Căng thẳng leo thang vào năm 2018 khi ông Trump đòi áp thuế bổ sung đối với ôtô châu Âu. 

Tháng 7-2018, ông Jean-Claude Juncker - chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) lúc bấy giờ - đã trao đổi với ông Trump và hai bên đồng ý khởi động lại đàm phán thương mại.

EU muốn đàm phán hàng công nghiệp

Ngày 15-4-2019, các nước thành viên EU đã ủy nhiệm cho EC mở vòng đàm phán thương mại mới với Mỹ. 

Hội đồng châu Âu yêu cầu EC đàm phán hai thỏa thuận: một hiệp định thương mại về loại bỏ thuế hải quan đối với hàng công nghiệp và một hiệp định về loại bỏ một số hàng rào phi thuế quan đối với thương mại thông qua hợp tác pháp lý.

Nội dung đàm phán trước đây bao trùm nhiều lĩnh vực kinh tế trong khi khuôn khổ đàm phán mới lần này chỉ giới hạn hai vấn đề gồm loại bỏ thuế đối với hàng công nghiệp và tiếp cận về pháp lý. 

Các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ hoặc mua sắm công đều bị loại vì có quá nhiều khác biệt. EC còn bị ràng buộc rằng nếu thuế của Mỹ đối với thép và nhôm EU còn hiệu lực, sẽ không có thỏa thuận nào được ký kết. 

Ngoài ra, EU có thể đơn phương chấm dứt đàm phán nếu Mỹ áp thuế mới đối với hàng châu Âu.

Nếu đàm phán thành công, Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) sẽ thiết lập khu vực thương mại tự do lớn nhất trong lịch sử, chiếm đến 45,5% GDP thế giới. 

Với quyết định nối lại đàm phán, EU hi vọng đến năm 2033 sẽ tăng 10% khối lượng thương mại với Mỹ để đạt giá trị đến 53 tỉ euro. 

Song, các ý kiến phản đối như Pháp lại chỉ trích nếu có TTIP, luật pháp EU về xã hội, môi trường và y tế sẽ giảm hiệu lực.

Mỹ lại đòi đàm phán nông nghiệp

Tìm kiếm một giải pháp "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" giữa Mỹ và EU xem ra khá phức tạp. EU muốn bảo vệ ngành công nghiệp ôtô trong khi ông Trump khăng khăng đòi đưa nông nghiệp vào khuôn khổ đàm phán thương mại.

Nông nghiệp luôn là vấn đề nhạy cảm đối với EU, bằng chứng là EU đã cấm nhập khẩu một số sản phẩm như thịt bò đã qua xử lý bằng hormone tăng trưởng hoặc thịt gà được rửa bằng dung dịch clo (chlorine). 

Hôm 27-1 vừa qua, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue đã nhắn nhủ thông điệp với EU: Nếu bạn muốn tránh thuế cho ôtô của bạn, bạn phải chấp nhận gà khử trùng bằng clo của chúng tôi. 

Khổ nỗi, một số nước thành viên EU lại dị ứng với đề nghị của Mỹ vì lo sợ xảy ra biểu tình rầm rộ như hồi năm 2015 ở Đức, Áo và Pháp.

Sau cuộc hội kiến với ông Trump hôm 22-1 trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos (Thụy Sĩ), bà chủ tịch EC Ursula von der Leyen bất ngờ tuyên bố: "Chúng tôi hi vọng trong vài tuần nữa sẽ đạt một thỏa thuận mà chúng tôi có thể ký với nhau". 

Giới phân tích dự báo bà chủ tịch EC sẽ sớm đến Washington và có thể sẽ ký một tuyên bố chính trị với ông Trump. Còn về mặt kỹ thuật, một thỏa thuận thương mại song phương quan trọng không thể kết thúc trong vài tuần như bà tuyên bố.

HOÀNG DUY LONG

Tuổi trẻ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98