Gỡ 'thẻ vàng' cho thủy sản Việt Nam vẫn khó

28/02/2020 16:15
28-02-2020 16:15:42+07:00

Gỡ 'thẻ vàng' cho thủy sản Việt Nam vẫn khó

Công tác tháo gỡ Thẻ vàng” của EC cho thủy sản Việt Nam sẽ khó thành công nếu còn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài và không khắc phục được những tồn tại mà EC đã chỉ ra.

* Diễn biến mới nhất về 'thẻ vàng' với thủy sản Việt Nam

Gỡ 'thẻ vàng' cho thủy sản Việt Nam vẫn khó
Bị "Thẻ vàng" của EC, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang châu Âu gặp khó khăn, trong đó có mặt hàng cá ngừ. Ảnh: Hoàng Trọng

Sáng 28.2, tại TP.Quy Nhơn (Bình Định), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã chủ trì hội nghị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Tham dự hội nghị còn có lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Tổng cục Thủy sản Việt Nam và lãnh đạo 28 tỉnh, thành ven biển.

Thiệt hại cả giá trị và uy tín

Theo Bộ NN-PTNT, tháng 10.2017, Ủy ban Châu Âu (EC) đã cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Châu Âu vì chưa tuân thủ các quy định về chống khai thác IUU. Việc này đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh, đánh bắt bởi đây là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam (luôn chiếm trên 17% tổng kim ngạch xuất khẩu trong nhiều năm qua). Quyết định cảnh báo “Thẻ vàng” của EC được công khai trên các website và đang làm mất uy tín nghiêm trọng với hải sản Việt Nam, qua đó gia tăng nguy cơ bị Mỹ và những thị trường tiềm năng khác có hành động tương tự.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (ở giữa) đi kiểm tra công tác khắc phục "Thẻ vàng" của EC tại Cảng cá Quy Nhơn. Ảnh: Hoàng Trọng

Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (thuộc Bộ NN-PTNT) cho biết, hiện các lô hàng hải sản của Việt Nam xuất sang châu Âu bị giữ lại kiểm tra 100% với thời gian khoảng 3-4 tuần mỗi container. Ngoài chi phí kiểm tra nguồn gốc xuất xứ khoảng 500 Bảng Anh/container, doanh nghiệp còn phải chịu nhiều lệ phí cũng như mất uy tín với phía khách hàng do chậm giao sản phẩm.

Sau 2 năm bị EC cảnh báo “thẻ vàng”, xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu đã giảm 6,5% và tiếp tục chững lại trong năm 2019. Từ vị trí thứ 2, thị trường châu Âu đã tụt xuống đứng thứ 5 và tỉ trọng của thị trường sụt giảm từ 18% xuống 13% trong bản đồ xuất khẩu thủy sản của VN.

Tàu cá vi phạm khai thác vẫn nhiều

Ông Nguyễn Quang Hùng cho biết, tháng 10.2017, EC đã cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam, đồng thời đưa ra 9 khuyến nghị yêu cầu Việt Nam thực hiện. Tháng 6.2018, Đoàn EC lại sang Việt Nam kiểm tra, yêu cầu tiếp tục khắc phục 4 khuyến nghị: Khung pháp lý; Hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá; Thực thi pháp luật; Truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác. Theo kế hoạch, từ ngày 25.5 đến ngày 5.6, Đoàn Thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thủy sản của Ủy ban Châu Âu (DG-Mare) tiếp tục sang Việt Nam kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU. Nếu kết quả kiểm tra trên thực tế không đáp ứng được các khuyến nghị của EC, thì không những không tháo gỡ được “Thẻ vàng”, mà nguy cơ cao sẽ bị áp dụng biện pháp “Thẻ đỏ”.

Đoàn công tác của Ủy ban nghề cá Nghị viện châu Âu kiểm tra công tác khắc phục đánh bắt IUU tại Cảng cá Quy Nhơn vào năm 2018. Ảnh: Hoàng Trọng

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, sau gần 2,5 năm bị “thẻ vàng”, cũng chừng ấy thời gian ngành chức năng nước ta dồn nỗ lực khắc phục những khuyến nghị của EC và đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa đủ để EC quyết định rút “thẻ vàng”.

Số liệu của Tổng cục Thủy sản Việt Nam cho thấy,đến hết tháng 1 năm nay, Việt Nam có 13.150 tàu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, trong đó có 2.372 tàu có chiều dài trên 24 m (đạt 92 %) và 10.778 tàu từ 15 m đến dưới 24 m (chỉ đạt 37%). Công tác kiểm soát tàu nước ngoài cập cảng Việt Nam để nhập khẩu sản phẩm thủy sản còn yếu. Trong công tác theo dõi tàu cá, khả năng của cơ quan chức năng trong việc xác định tàu cá có được khai thác tại vùng biển cho phép hay không còn hạn chế. Tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài chưa có dấu hiệu giảm, tiếp tục diễn biến phức tạp. Công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của EC về kiểm soát theo chuỗi tính hợp pháp của sản phẩm xuất sang thị trường Châu Âu…

Nhiều tàu cá vỏ thép của ngư dân Bình Định đã được gắn thiết bị theo dõi hành trình. Ảnh: Hoàng Trọng

Kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương ven biển triệt ngăn chặn tàu cá vi phạm khai thác IUU, đặc biệt là ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. “Luật quy định rõ ràng rồi, phải kiên quyết thực hiện. Các địa phương không cần đi tìm lý do để không thực hiện được mà phải khắc phục cho bằng được. Tại sao không nhìn lại là vì sao trong số 28 tỉnh, thành chỉ còn có vài tỉnh, thành còn xảy ra vi phạm, trong đó có tỉnh mình?”, ông Cường nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hoàng Trọng

Ông Nguyễn Xuân Cường cũng yêu cầu các địa phương tập trung khắc phục các tồn tại trong công tác kiểm soát tàu cá ra, vào cảng, đảm bảo kiểm soát 100% sản lượng cập bến tại các cảng cá chỉ định và thu hồi 100% nhật kí khai thác của các tàu cá cập cảng để lên cá, truy xuất nguồn gốc thuỷ sản xuất sang thị trường Châu Âu. Đến ngày 1.4, phải hoàn thành lắp đặt hết thiết bị hành trình cho tàu cá từ 15 m trở lên…

Hoàng Trọng

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ có thể bị đặt cọc thuế chống trợ cấp sơ bộ

Đối với tôm, Hoa Kỳ yêu cầu đặt cọc thuế chống trợ cấp sơ bộ sẽ là 2,84% đối với Stapimex, 196,41% đối với Thông Thuận và 2,84% đối với tất cả các nhà cung cấp Việt...

3 loại hạt bình dân được doanh nghiệp Việt chi 1,22 tỷ USD gom mua

Trong vòng 75 ngày, các doanh nghiệp của Việt Nam đã chi hơn 1,22 tỷ USD để gom mua ba loại hạt bình dân. Theo đó, hơn 4 triệu tấn hàng ồ ạt về nước ta.

Mỹ tăng nhẹ thuế CBPG cá tra Việt Nam

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn nguồn từ Undercurrent News cho biết, Mỹ đã nâng nhẹ mức thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với các doanh...

Găm lúa gạo để đẩy giá: Coi chừng mất thị trường

Các chuyên gia cảnh báo tình trạng thu gom lúa nhưng găm trữ hàng không bán ra, đợi giá tăng cao như năm 2023 để kiếm lợi lớn.

Vì sao 30 lô sầu riêng xuất khẩu bị Trung Quốc cảnh báo?

Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các doanh nghiệp bị cảnh báo báo cáo kết quả thực hiện truy xuất và các biện pháp khắc phục trước ngày 1-4.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh

Xuất khẩu tôm Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt 415 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Mỹ ghi nhận tăng trưởng lần...

Kiếm tiền triệu từ trái cây giải nhiệt mùa nóng

Nắng nóng, oi bức kéo dài trong những ngày qua đã làm nhu cầu sử dụng trái cây và một số nông sản giải nhiệt tại TP HCM tăng cao. Nhiều loại trái cây trong nước giá...

Cách nào giữ vị thế tôm Việt Nam trị giá 4 tỷ USD?

Hiện, xuất khẩu tôm mang về tổng giá trị khoảng 4 tỷ USD mỗi năm, dù gặp khó khăn nhất thời từ các thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam. Để tiếp tục giữ vị thế này...

375 triệu USD xây dựng sản xuất gạo carbon thấp tại ĐBSCL

Ngày 19/03, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị với các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL về ý tưởng đề xuất Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp. Dự kiến tổng vốn đầu...

Nghịch lý xuất khẩu cà phê, hồ tiêu

Cà phê Robusta và hồ tiêu là 2 mặt hàng xuất khẩu Việt Nam dẫn đầu thế giới nhưng thị phần lại đang rơi vào tay nhiều doanh nghiệp nước ngoài.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98