Ngân hàng Thế giới: Trung Quốc 'quá giàu' không cần vay tiền để chống virus Corona

11/02/2020 08:43
11-02-2020 08:43:14+07:00

Ngân hàng Thế giới: Trung Quốc 'quá giàu' không cần vay tiền để chống virus Corona

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass tuyên bố WB chỉ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Trung Quốc để giúp chống lại dịch virus Corona mới và không có thêm khoản vay mới cho nước này.

* Tổng thống Trump dự đoán dịch virus corona chấm dứt vào tháng 4

* Trung Quốc chi hơn 10 tỉ USD chống dịch corona

Ngân hàng Thế giới: Trung Quốc 'quá giàu' không cần vay tiền để chống virus Corona
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass trong chuyến thăm và làm việc tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 21.11.2019. Ảnh: Reuters

Trả lời phỏng vấn Reuters, ông Malpass cho biết Ngân hàng Thế giới (WB) đang hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để hỗ trợ Trung Quốc, bao gồm đưa ra khuyến nghị dựa trên những đợt dịch bệnh trước đây và không có kế hoạch hỗ trợ tài chính nào do Trung Quốc có nguồn lực dồi dào.

“Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều mong muốn có biện pháp quyết liệt nhằm nhanh chóng dập dịch ở Trung Quốc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật trong lĩnh vực chính sách y tế, vệ sinh và dịch bệnh”, ông Malpass nói.

Được thành lập sau chiến tranh thế giới lần 2 để tái kiến thiết châu Âu, WB có khối tài sản 470 tỷ USD. Trung Quốc là một trong số những quốc gia vay nhiều nhất của WB, với 14,8 tỷ USD kể từ năm 2011. Nước này cũng là cổ đông lớn thứ ba của WB sau Mỹ và Nhật Bản.

“Trung Quốc có nguồn dự trữ ngoại hối lớn. Vì thế, các khoản vay mới không được xem xét cho Trung Quốc tại thời điểm này”, ông Malpass, cựu quan chức Bộ Tài chính dưới thời Tổng thống Donald Trump, cho biết. Trung Quốc thông báo đang nắm giữ 3,115 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối hồi tháng 1.2020.

“Trung Quốc quá giàu có”

Ông Malpass, nhậm chức chủ tịch WB vào tháng 4.2019, từ chối đưa ra ước tính về tác động của dịch viêm phổi Vũ Hán do nCoV gây ra đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.

Ở Trung Quốc, hơn 300 công ty, từ lĩnh vực giao thực phẩm tận nơi cho đến sản xuất smartphone, đang tìm kiếm khoản vay hơn 8,2 tỷ USD để giảm bớt tác động từ dịch bệnh, Reuters dẫn lời các nguồn tin từ ngân hàng tiết lộ.

Lúc còn làm việc tại Bộ Tài chính Mỹ năm 2017, ông Malpass từng chỉ trích WB về việc tiếp tục cho vay lãi suất thấp đối với Trung Quốc.

Ông Malpass cho rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới “quá giàu có” nên không cần phải hưởng thêm ưu đãi trong lúc Bắc Kinh đẩy mạnh cho nhiều quốc gia vay tiền trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường.

Malpass đã kêu gọi Ngân hàng Thế giới tăng cường hỗ trợ tài chính những quốc gia nghèo ở Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh.

Phúc Duy

Thanh niên







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98