Nhà Bè sắp lên quận, sốt đất lan nhanh về Nam Sài Gòn

24/02/2020 13:48
24-02-2020 13:48:00+07:00

Nhà Bè sắp lên quận, sốt đất lan nhanh về Nam Sài Gòn

Theo các chuyên gia, mức tăng trưởng đáng chú ý của BĐS Nhà Bè trong quá trình lên quận sẽ kéo theo mặt bằng giá mới cho toàn khu vực phía Nam Sài Gòn.

* Dự án 'ma', sốt đất ảo náo loạn thị trường

* Kiểu đặt cọc bất thường khi sốt đất

* Xã Bình Ba đã hết sốt đất, nhiều người ôm ‘nợ’

Nhà Bè nhiều sức bật lên quận

Cuối năm 2019, tại Hội nghị Thành ủy TP.HCM, 5 huyện gồm Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và Cần Giờ đã được đề xuất quy hoạch từ huyện lên quận. Đồng thời, Thành ủy TP.HCM cũng đề nghị lãnh đạo các huyện trao đổi với sở, ngành liên quan để tính toán lộ trình 5 năm, 10 năm để chuyển lên quận hoặc quận có nông nghiệp.

Với tốc độ đô thị hóa nhanh “chóng mặt”, Nhà Bè sẽ là tâm điểm mới của thị trường BĐS khu Nam Sài Gòn.

Riêng về Nhà Bè, hiện huyện này có diện tích hơn 10.000ha, trong đó đất nông nghiệp còn 350ha (chiếm 3%). Chỉ cần qua 5 năm nữa, tỉ lệ hộ làm nông tại Nhà Bè sẽ xuống còn 0,1% nên không thể gọi là huyện được. Với những đặc trưng và lợi thế hiện có, nhiều chuyên gia nhận định Nhà Bè sẽ là huyện đầu tiên lên quận trong số 5 huyện được kiến nghị.

Như vậy, việc nâng một huyện lên thành quận, không đơn thuần chỉ là một quyết định, mà là một bài toán quy hoạch bài bản với sự tham mưu của khá nhiều cấp, đơn vị và đoàn thể. Theo đó, Nhà Bè đang tiến tới xây dựng một bộ mặt mới đến năm 2025 với điểm nhấn là các đô thị thông minh kiểu mẫu với hạ tầng đồng bộ.

Bệ phóng BĐS

Điều dễ thấy nhất là giá trị BĐS sẽ tăng nhanh tại các khu vực được nâng cấp quy hoạch từ huyện trở thành quận, thị xã lên thành phố hay đặc khu kinh tế… Tại huyện Thanh Trì (Hà Nội), trước thông tin lên quận vào năm 2025, giá nhà đất tăng trung bình 20 - 30% chỉ sau 8 tháng. Bên cạnh một số khu vực tăng khá ổn định, những tuyến đường chính ghi nhận mức tăng cao đột biến. Thậm chí ở khu vực mặt đường Trần Thủ Độ kéo dài, giá đất tại đây từng tăng vài chục triệu đồng/m² chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Giới đầu tư hẳn vẫn chưa quên câu chuyện dậy sóng của thị trường Phú Quốc, giá đất đã tăng phi mã gấp 2, gấp 3… thậm chí gấp 10 lần chỉ sau một tháng, một ngày và thậm chí tính theo giờ khi đón nhận thông tin trở thành đặc khu kinh tế tương lai. Hay gần đây là câu chuyện của thị xã Lagi trong thời kì “quá độ” lên thành phố, giá nhà đất mặt tiền vào cuối năm 2019 dao động ở mức 25 - 35 triệu đồng/m2, tăng 20 - 30% so với thời điểm năm 2018, tăng gấp đôi so với giai đoạn 2017.

Lại nói về Nhà Bè, là nơi có sức bật mạnh nhất trong nhóm các khu vực sẽ lên quận, giá BĐS tại đây sẽ tăng đáng kể trong tiến trình lên quận. Đơn cử, chỉ riêng từ năm 2017 đến nay, biên độ tăng giá đất cao nhất đã đạt mức gần 45%. Trên địa bàn Nhà Bè, nhất là khu vực giáp ranh quận 7 đã bùng nổ đô thị hóa với các dự án nhà ở mới, các công trình thương mại dịch vụ mọc lên san sát, hút theo một lượng lớn dân cư đổ về mua nhà và sinh sống.

Thêm vào đó, Nhà Bè còn là cửa ngõ của khu vực phía Nam Sài Gòn, liền kề các dòng sông lớn và những mảng xanh tự nhiên. Đặc biệt hứa hẹn sẽ là một thị trường bất động sản liền thổ sôi động.

Cần Giuộc đón sóng

Nhờ lợi thế hạ tầng được đẩy mạnh đầu tư, việc kết nối giao thương từ Nam Sài Gòn đến các khu vực lân cận đang ngày càng thuận lợi và nhanh chóng. Song song với cú huých nâng cấp Nhà Bè lên quận, việc nhiều dự án hạ tầng được triển khai, quy hoạch mở rộng... đang tạo nên hấp lực cho thị trường BĐS Nam Sài Gòn. Ngoài ra, khu vực này còn có lợi thế thừa hưởng những hạ tầng và tiện ích cao cấp của khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7.

u hướng đầu tư tại khu Nam Sài Gòn hiện nay không chỉ dừng lại ở Nhà Bè mà còn giãn ra các đô thị vệ tinh giáp ranh

Sức nóng từ Nhà Bè đang không ngừng lan tỏa xuống khu vực phía Nam, đầu tiên phải kể đến Cần Giuộc. Đây là khu vực có vị trí liền kề Khu đô thị - Cảng Hiệp Phước, siêu dự án cảng biển thuộc top lớn nhất Đông Nam Á và có nhiều KCN sạch, tập trung dân cư đông đúc và giàu tiện ích hiện đại. Theo các chuyên gia, mức tăng trưởng đáng chú ý của BĐS Nhà Bè trong quá trình lên quận sẽ kéo theo mặt bằng giá mới cho Cần Giuộc với biên độ tăng giá tối thiểu cũng phải 50% so với Nhà Bè.

Hiện nay, trên các tuyến đường trọng yếu, giá BĐS Cần Giuộc ở mức 18 - 25 triệu đồng/m2, đã tăng gấp đôi chỉ trong 3 năm gần đây. Tiêu biểu nhất phải kể đến trục Nguyễn Văn Tạo, tuyến di chuyển nhanh nhất từ Nhà Bè - Cần Giuộc và tạo nên trục kết nối xuyên suốt cho các khu đô thị cảng biển lớn và KCN trên 2 địa bàn. Hiện nay, quỹ đất trên tuyến đường này đang được các ông lớn BĐS “chọn mặt gửi vàng” để phát triển nhiều khu đô thị tiềm năng.

Xu hướng đầu tư tại khu Nam Sài Gòn hiện nay không chỉ bó hẹp tại Nhà Bè mà còn giãn ra các vùng giáp ranh. Trong đó, Cần Giuộc là nơi được săn đón nhất nhờ các lợi thế dễ thấy như mức giá còn “mềm” và thừa hưởng tất cả các quy hoạch hạ tầng quan trọng của khu vực.

Hải Đăng

Vietnamnet







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dự án Thành phố Thông minh thông báo thi tuyển phương án kiến trúc công trình Tháp 108 tầng

CTCP Đầu tư Phát triển thành phố Thông minh Bắc Hà Nội (NHSC), liên doanh giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) với Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), phối hợp với Tạp chí Kiến...

Luật Đất đai 2024 có thể hiệu lực từ ngày 01/07, sớm hơn nửa năm

Ngày 26/03/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hỏa tốc gửi các bộ trưởng các bộ liên quan và Chủ tịch HĐND, UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai Luật Đất...

Thấy gì qua việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam để chờ tăng giá kiếm lời

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đã có hơn 3 ngàn người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam tính từ năm 2015 đến hết quý 3/2023. CBRE mới đây đưa ra số liệu 60% người...

Kiều bào Pháp đánh giá cao những thay đổi trong Luật Đất đai, Nhà ở

Kiều bào cho rằng những thay đổi trong Luật Đất đai, Nhà ở sẽ thu hút Việt kiều về mua nhà và đầu tư nhiều hơn, tạo cơ hội để các doanh nhân Việt kiều đóng góp...

Soi giá bán căn hộ chủ đầu tư ngoại

Thị trường căn hộ TPHCM năm 2023 ghi nhận nguồn cung sơ cấp chạm đáy 10 năm. Trong đó căn hộ phân khúc bình dân biến mất, căn hộ trung cấp hiếm hàng, còn căn hộ cao...

Chung cư, nhà phố Hà Nội nóng thật hay sốt ảo?

Cùng nóng về mức độ quan tâm, song nhà trong ngõ được nhiều người chốt cọc nhanh hơn chung cư.

Giá chung cư bị 'thổi phồng', lập tức giảm mạnh nếu có chủ trương này

Nguồn cung cạn kiệt trong khi cầu rất cao khiến giá chung cư tăng phi mã. Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng nếu đẩy mạnh được các dự án mới, nhất là cải tạo...

Đồng Nai khởi công 5 dự án và hoàn thành 715 căn NOXH trong 2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai khởi công 5 dự án đã có chủ trương đầu tư và hoàn thành 715 căn nhà ở xã hội. Năm 2025, tỉnh Đồng Nai sẽ khởi công 7 dự án và hoàn thành 979...

Soi quỹ đất của 10 ông lớn bất động sản khu công nghiệp

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp luôn là điểm sáng thời gian qua. Trong bối cảnh nguồn cung đất khu công nghiệp hạn chế nhưng nhu cầu lại cao, các ông “trùm”...

Vợ chồng thu nhập dưới 11 triệu đồng/tháng mất bao lâu mới mua được nhà ở xã hội?

Với mức giá 1 căn hộ nhà ở xã hội trung bình tại Hà Nội là 1,36 tỉ đồng, cặp vợ chồng có thu nhập dưới 11 triệu đồng/tháng/người phải mất 3-4 năm mới đủ tiền đóng...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98