Nhịp đập Thị trường 05/02: Vẫn giữ được vùng 920-925 điểm

05/02/2020 16:00
05-02-2020 16:00:33+07:00

Nhịp đập Thị trường 05/02: Vẫn giữ được vùng 920-925 điểm

VN-Index kết phiên giảm 0.34%, về mức 925.91 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 0.62 điểm và tiến đến mức 103.19 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 303 mã tăng và 248 mã giảm.

VN-Index một lần nữa nhận được lực hồi từ hỗ trợ ở vùng 920-925 điểm và kết phiên giữ được vùng này cho thấy lực cung tại vùng 930-935 điểm và lực cầu 920-925 điểm vẫn khá cân bằng. Hai ngưỡng này sẽ là hai ngưỡng mang tính quyết định đối với diễn biến chỉ số trong những phiên tới theo góc nhìn kỹ thuật. Trong khi đó, HNX-Index khởi sắc trở lại khi sắc đỏ trên ACB được thu hẹp.

Diễn biến tại nhóm ngân hàng tạo từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi chứng kiến sự đảo chiều ở hàng loạt các mã như ACB, CTG trong phiên chiều, sự bùng nổ ở SHB trong cả phiên và HDB vào cuối phiên chiều. Hiện VPB, HDB, LPBSHB là những mã tiến từ 3% trở lên. Trong khi đó, CTG, BID, VCB, KLB, EIB giảm từ 1% trở lên.

Nhóm dược kết phiên đỏ rực với hàng loạt các mã rớt mạnh như JVC, IMP, DHG, DVN, DHT với nhiều khả năng điều này đến từ sự nghi ngờ về mức độ hưởng lợi của nhóm dược từ dịch bệnh gây nên bởi virus Corona. Doanh nghiệp được hưởng lời rõ ràng và có thể quan sát được chính là DNM khi mã vẫn giữ sắc tím, với lý do rằng doanh nghiệp này là doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế, găng tay,… trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm này đang tăng vọt.

Nhóm dệt may, thủy sản, bất động sản dân dụng và khu công nghiệp, cao su là những nhóm ngành hồi phục rõ rệt trong phiên hôm nay và đều xuất hiện những điểm nhấn nổi bật ở từng nhóm. Cụ thể như MPC, CMX, VHC ở nhóm thủy sản; VGT, FTM, TNG ở nhóm dệt may; D2D, SZL, SZC ở nhóm bất động sản khu công nghiệp; LDG, SCR, DXG ở nhóm bất động sản dân dụng và PHR, DPR, GVR ở nhóm cao su.

HVN cuối phiên chung số phận với VJC khi hiện sắc đỏ, trong khi ACV nổi bật nhờ sắc xanh gần 7%. Dự kiến nhóm hàng không sẽ tiếp tục có biến động khó lường khi dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát.

Nhóm chứng khoán phân hóa nhẹ khi biến động thị trường khá giằng co với biên độ hẹp. SHS, HCM, VND xanh, trong khi VCI, TVB, SSI lùi nhẹ dưới tham chiếu. APG là điểm sáng nhất tại nhóm khi tăng kịch trần và đạt thanh khoản tốt. Mã này đã cho tín hiệu mua vào cách đây 2 tuần và dự kiến mục tiêu nằm ở vùng 12,000-13,000 đồng.

Khối ngoại bán ròng hơn 120 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng gần 15 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu VNM, PLX, HPG, VRE trên sàn HOSE. PVS, SHB, CEO là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX, với giá trị bán ròng nằm chủ yếu ở mã PVS.

14h00: Mất lực đỡ từ nhóm ngân hàng, VN-Index rơi mạnh

Cả VN-IndexHNX-Index đều đã đỏ, song trong khi HNX-Index chỉ đỏ nhẹ thì VN-Index đã mất gần 7 điểm, với nguyên nhân chính đến từ sự suy yếu ở nhóm ngân hàng.

Độ rộng thị trường tính tới 14h đang khá cân bằng với 253 mã tăng và 254 mã giảm điểm. Sắc đỏ đang chiếm ưu thế tại rổ VN30 với 11 mã tăng, 15 mã giảm, 4 mã đứng giá.

VIC, SABVCB đang là những mã cổ phiếu có tác động tiêu cực đến thị trường và đã lấy đi hơn 2.5 điểm của VN-Index. Ở phía ngược lại, VPB, PLXBVH là những trụ chính giúp kìm hãm đà giảm sâu của chỉ số.

Nhóm cổ phiếu họ FLC đang có diễn biến khá trái chiều. Cụ thể, ROSKLF nằm sàn, theo sau đó là sắc đỏ của HAIART. Ở chiều hướng tích cực, GAB lại tiếp tục tăng trần mặc dù thanh khoản chỉ hơn 80,000 cổ phiếu.

Diễn biến nhóm ngân hàng có phần bi quan hơn trong phiên chiều nay. SHB đang là cổ phiếu đáng chú ý khi tăng cận trần với hơn 9,700,000 cổ phiếu, song VPB chỉ còn tăng gần 2%, trong khi CTG, ACB đã đảo chiều. Ở phía bên kia chiến tuyến, VCB, BIDHDB đều lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu, EIBNVB sụt giảm hơn 1%. Theo góc nhìn kỹ thuật, VPB xuất hiện mẫu hình nến Rising Window trong phiên sáng ngày 05/02/2020 và đang test lại vùng 24,300-24,800 (Falling Window trong phiên ngày 11/10/2018 và đáy cũ tháng 05, 09/2018). Nhiều khả năng sẽ có nhịp rung lắc quanh ngưỡng này.

Trái ngược với sắc đỏ của VN-Index hiện tại, sắc xanh đang chiếm ưu thế tại các cổ phiếu ngành công nghệ thông tin. Có thể kể tên, CTR nhảy vọt 4.5%, VTK, VGI cũng có cú bứt phá lần lượt 3.4% và 2.9%, FPT tăng 1%. Ngược lại, CMG lại sụt giảm hơn 3%. Theo góc nhìn kỹ thuật, VGI xuất hiện tổ hợp nến Rising Window trong phiên hôm nay nhưng lại tạo bóng nến trên dài hàm ý lực cung quanh vùng 24,700-25,300 khá mạnh.

Khai khoáng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.9%. Ngược lại, chăm sóc sức khỏe hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 4.36%.

Phiên sáng: Nhóm dược bị chốt lời, VN-Index giằng co trở lại

Các chỉ số thị trường dần đi vào thế giằng co khi các hoạt động giao dịch dịu đi so với đầu phiên.

VN-Index kết phiên sáng giảm 0.04%, đạt mức 928.68 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 0.73 điểm và tiến đến mức 103.3 điểm. Độ rộng thị trường thu hẹp song vẫn nghiêng về bên mua với 251 mã tăng và 222 mã giảm.

Sắc xanh chiếm ưu thế tại rổ VN30 với 16 mã tăng, 14 mã giảm. Có tới 5 mã tiến hơn 1% là VRE, MBB, FPT, STB, CTG, trong khi BVH, CTDVPB dẫn đầu ở mức hơn 2%. Điều này giúp VN30-Index vẫn xanh hơn 1 điểm. Ngoài ra, hầu hết các mã này đều được khối ngoại mua ròng, ngoại trừ MBB, VPB, FPT không có giao dịch và tình trạng bán ròng diễn ra ở VREPLX.

Tuy nhiên, VN-Index có phần bi quan hơn khi vẫn nằm dưới tham chiếu, với tác nhân chính đến từ hai ông lớn SABVIC. Ở chiều ngược lại, VPB, CTG, BVH là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất tới chỉ số. Còn ở sàn HNX, sắc xanh cận trần ở SHB là động lực chính giúp HNX-Index tăng điểm, dù đã bị kìm hãm 1 phần bởi VIF.

Nhóm khu công nghiệp tưng bừng sắc xanh sau 3 phiên đỏ rực liên tiếp, trong đó MH3 gây bất ngờ nhờ vào 300 lô cổ phiếu được khớp ở giá trần, còn D2D thoát sàn và tăng kịch trần trở lại (với thanh khoản lớn). Các tín hiệu kỹ thuật ở D2D đang hướng về kịch bản cổ phiếu có phục hồi trong ngắn hạn, song dự kiến sẽ dừng tại kháng cự ở vùng 53,000-55,000 (tại trendline giảm ngắn hạn).

Trong bối cảnh dịch bệnh tạo bởi virus Corona đang hoành hành, nhu cầu khẩu trang y tế, trang phục chống dịch,…. tăng vọt đã tạo tiền đề giúp các doanh nghiệp sản xuất mã này nhảy vọt, điển hình như DNM vẫn giữ được sắc tím khi cả nhóm dược và cung cấp dụng cụ y tế đỏ chót dưới áp lực chốt lời (DHG, DVN, AMV mất hơn 5% thị giá); VGT cũng bứt phá hơn 5%..

Diễn biến nhóm hàng không chỉ có ACV là lạc quan khi xanh hơn 6%, trong khi hai ông lớn HVNVJC trái chiều với HVN nhích nhẹ trên tham chiếu, VJC lùi gần 2%. Khối ngoại bán ròng hơn 90 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng gần 7 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu VNM, PLX, HPG trên sàn HOSE. PVS, SHB, CEO là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX, với giá trị bán ròng nằm chủ yếu ở mã PVS.

10h30: Nhanh chóng ‘hụt hơi’

Sự lạc quan vào đầu phiên như là cơ hội cho bên bán xả hàng khiến VN-Index đảo chiều và rơi khỏi tham chiếu, trong khi HNX-Index vẫn giữ được sắc xanh tích cực.

Độ rộng thị trường tính tới 10h30 đã thu hẹp song vẫn nghiêng về bên mua với 243 mã tăng và 190 mã giảm điểm.

Nhóm ngân hàng phân hóa, song chiều giảm có phần bị lấn át bởi chiều tăng khi đa phần các mã đều đỏ dưới 1% như VCB, BID, HDB, TPB. Trong khi đó, LPBSHB dẫn đầu nhóm với mức hơn 5%, theo sau là VPB, CTGVIB ở mức hơn 1%.

Diễn biến mã SHB là một trong những điểm nhấn tại nhóm ngân hàng bởi mã liên tục bứt phá và đã tăng hơn 40% về giá trị chỉ trong vòng gần 1 tháng, với sự hỗ trợ cơ bản từ kết quả kinh doanh 2019 khởi sắc khi SHB báo lãi ròng 2019 gần 2,500 tỷ đồng, tăng 47% so với năm trước. Mặt khác, các tín hiệu kỹ thuật cũng đầy tích cực khi giá đã vào xu hướng tăng trưởng kể từ phiên 10/01/2020.

Rổ VN30 hiện có 17 mã tăng và 13 mã giảm, trong đó có 6 mã mất hơn 1% và 7 mã tiến hơn 1%. PLX, BVHCTD là những gương mặt mới đóng góp sắc xanh vào nhóm trong phiên sáng nay, đồng thời đều được khối ngoại mua ròng.

Nếu xét về mức độ ảnh hưởng tới VN-Index thì VIC, VCB, SAB là những tác nhân chính xóa nhòa nỗ lực của CTG, VPB, GAS và khiến chỉ số mất mốc tham chiếu. Trong khi đối với HNX-Index, SHB, ACBPVS là những trụ chính củng cố sắc xanh của chỉ số.

Diễn biến của hàng loạt các nhóm ngành trên thị trường đã được cải thiện, điển hình như nhóm dệt may với TCM, TNG xanh hơn 2% trở lại; nhóm thủy sản với ANV thoát sàn, MPC, VHC vọt hơn 2% và CMX tăng kịch trần.

Mở cửa: Hồi phục?

Với sự tích cực của thị trường trong phiên ngày 04/02/2020, thị trường tiếp tục đà tăng dưới sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Mở đầu phiên hôm nay, sắc xanh tiếp tục lan tỏa trong thị trường. Phải chăng thị trường đang hồi phục lại sau nhiều phiên giảm sâu?

Độ rộng thị trường tính tới 9h30 đang nghiêng về bên mua với 212 mã tăng và 82 mã giảm điểm. Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc xanh khi cả rổ có 24 mã tăng, 4 mã giảm và 2 mã đứng giá

Bộ đôi ngành ngân hàng là BID, CTG cùng với VNM là những mã có tác động tích cực và mang lại sắc xanh cho thị trường. Ở phía bên kia chiến tuyến, DHG, PMEEIB hiện là những mã xuất hiện sắc đỏ và kìm hãm đà tăng của chỉ số.

Sau phiên ATO, sắc xanh đang xâm chiếm các cổ phiếu trong nhóm ngân hàng. Cụ thể, SHB đang là cổ phiếu nổi bật trong nhóm này khi có mức tăng gần 4%, theo sau đó là VPB, CTG cùng nhau nhảy vọt 3%. Ở phía ngược lại, EIB giảm 2% và TPB lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Diễn biến của các cổ phiếu nhóm dầu khí khởi sắc bất chấp thông tin giá dầu giảm mạnh. Có thể kể tên, POW tăng vọt 2%, PVD, PLXGAS dao động quanh mức tăng hơn 1%.

Hòa chung với diễn biến tích cực của thị trường, 2 cổ phiếu hàng không là VJCHVN đều xuất hiện sắc xanh đầu phiên. 

Sản xuất hàng gia dụng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 2.15%. Ngược lại, chăm sóc sức khỏe hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 3.5%.

Lý Hỏa

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (74)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường chứng quyền 29/03/2024: Liên tục biến động khó lường

Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/03/2024, toàn thị trường có 86 mã tăng, 53 mã giảm và 28 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 29/03/2024: Tâm lý lạc quan vẫn hiện hữu

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 28/03/2024. VN30-Index bật tăng đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Rising Window kèm theo khối...

Vietstock Daily 29/03/2024: Có thể xảy ra rung lắc ngắn hạn

VN-Index tăng điểm và test lại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,285-1,295 điểm). Dự kiến trong các phiên tới, chỉ số có thể xảy ra các đợt rung lắc mạnh...

Nhịp đập Thị trường 28/03: Khối ngoại nối dài chuỗi bán ròng 13 phiên liên tiếp

Chốt phiên 28/03, khối ngoại bán ròng xấp xỉ 1,000 tỷ đồng, đưa số phiên bán ròng lên 13 phiên liên tiếp với tổng giá trị hơn 9.6 ngàn tỷ đồng. Nhóm này bán mạnh...

Thị trường chứng quyền 28/03/2024: Tốt xấu đan xen

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/03/2024, toàn thị trường có 46 mã tăng, 85 mã giảm và 36 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 28/03/2024: Tín hiệu lạc quan dần xuất hiện

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 27/03/2024. VN30-Index tăng điểm nhẹ đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Doji với bóng nến dưới...

Vietstock Daily 28/03/2024: Duy trì thế trận giằng co

VN-Index tăng nhẹ kèm theo xuất hiện mẫu hình nến gần giống Spinning Top cho thấy tình trạng giằng co đang hiện diện. Bên cạnh đó, khối ngoại bán ròng gần 2 ngàn tỷ...

Nhịp đập Thị trường 27/03: Tiền về, VN-Index hồi trong phiên chiều

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0.88 điểm (0.07%), lên mức 1,283.09 điểm; HNX-Index tăng 0.82 điểm (0.34%), lên mức 242.85 điểm. Độ rộng toàn thị trường...

Thị trường chứng quyền 27/03/2024: Sắc xanh quay trở lại

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/03/2024, toàn thị trường có 100 mã tăng, 38 mã giảm và 29 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 27/03/2024: Thiếu sự ủng hộ từ dòng tiền

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 26/03/2024. VN30-Index tăng điểm trong bối cảnh phân kỳ giá xuống (Bearish Divergence) ở chỉ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98