Nhịp đập Thị trường 26/02: Dòng tiền sàn HOSE suy yếu

26/02/2020 15:35
26-02-2020 15:35:00+07:00

Nhịp đập Thị trường 26/02: Dòng tiền sàn HOSE suy yếu

VN-Index kết phiên giảm 1.51%, về mức 895.97 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.05 điểm và đạt mức 106.61 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 246 mã tăng và 343 mã giảm. Thanh khoản trong phiên hôm nay suy yếu rõ rệt khi trên sàn HOSE, khối lượng khớp lệnh chỉ đạt gần 132 triệu cổ phiếu, sụt giảm 30% so với phiên trước.

Diễn biến phiên chiều không mấy nổi bật khi ngoại trừ 1 nhịp giảm vào đầu phiên, các chỉ số dành phần thời gian còn lại đi ngang.

POW bất ngờ dẫn đầu rổ VN30 kể từ đầu phiên chiều khi có lúc bứt phá hơn 4%, song đã nhanh chóng sụt giảm còn 2.5%, nhiều khả năng đến từ áp lực cắt lỗ sau phiên cho tín hiệu mua trong ngày 20/02/2020. Theo góc nhìn kỹ thuật, nhiều khả năng giá đang dao động sideway tại vùng 9,500-11,200 và nếu cổ phiếu có bứt phá khỏi kênh này, xu hướng của giá sẽ rõ ràng hơn.

Theo sau POW trong rổ VN30FPT với sắc xanh gần 2%, đồng thời đạt khối lượng cao nhất trong vòng 3 tuần qua (hơn 3.2 triệu đơn vị cổ phiếu được khớp). Vùng 55,300-56,300 hiện là kháng cự mạnh của giá trong những phiên tới.

Rổ VN30 có 22 mã giảm, 6 mã tăng và 2 mã đứng giá, trong đó có đến 16 mã mất hơn 1% giá trị, dẫn đầu là ROS, BID, GAS, VNM, VHMBVH ở mức hơn 2%. Trong số 6 mã thì chỉ có VHM là tiêu cực nhất theo góc nhìn kỹ thuật, còn lại các mã đều đang test lại hỗ trợ trước đó. Điểm đáng chú ý là khối ngoại đẩy mạnh lực bán trong phiên chiều với các mã này.

Chỉ còn nhóm công nghệ thông tin là có sự nở rộ của sắc xanh, còn hầu hết các nhóm ngành trên thị trường đều đỏ lửa, tích cực hơn tí thì phân hóa. Vài điểm nhấn tại nhóm công nghệ thông tin là FPT, VGI, CTRTTN.

Nhóm ngân hàng kết phiên phân hóa với 8 mã giảm và 6 mã tăng, song biên độ chiều giảm có phần lớn hơn khi tới 7 mã lùi hơn 1%, dẫn đầu là ACBBID; trong khi ở chiều tăng chỉ có sắc tím ở SHB là nổi bật.

Nhóm dược và dụng cụ y tế chỉ còn DNM giữ được đà tăng kịch trần, trong khi JVC, AMV, DVN, DHT bị sắc đỏ xâm chiếm ở mức hơn 1%. 1 mã xanh khác ấn tượng tại nhóm là DBD ở mức hơn 3%.

Khối ngoại bán ròng gần 230 tỷ đồng trên sàn HOSE và hơn 7 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu VNM, HPG, VCB trên sàn HOSE. TIG, SHB là các mã bị bán ròng mạnh tại sàn HNX.

14h00: Đánh mất mốc 900 điểm

Một đợt bán tháo trên nhóm Large Cap tiếp tục xuất hiện khiến các chỉ số thị trường tiếp tục giảm sâu.

Độ rộng thị trường tính tới 14h đang nghiêng về bên bán với 105 mã tăng và 206 mã giảm điểm. Số cổ phiểu trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc đỏ với 26 mã giảm, 3 mã tăng và 1 mã đứng giá.

Bộ đôi ngân hàng là BID, VCB cùng với VHM hiện đang là những mã có tác động tiêu cực và mang lại sắc đỏ cho thị trường. Ở chiều ngược lại, FPT, NT2STB hiện là những mã xuất hiện sắc xanh nhưng không thể kìm hãm đà giảm sâu của chỉ số.

Nhóm công nghệ thông tin đang có diễn biến trái ngược với thị trường. Cụ thể, VTK đang là tâm điểm trong nhóm này khi bứt phá hơn 9%, theo sau đó là mức bật tăng hơn 1.5% của VGICTR, FPT nhích nhẹ trên mốc tham chiếu. Ở phía sắc đỏ, CMG sụt giảm hơn 2%. Theo góc nhìn kỹ thuật, VGI đang test lại vùng 27,700-28,300 (đỉnh cũ tháng 03, 05, 06/2019 và đáy cũ tháng 09/2019) cùng với xuất hiện cây nến Spinning Top trong phiên ngày 26/02/2020, điều này cho thấy sự giằng co trong tâm lý nhà đầu tư và nhiều khả năng sẽ có những nhịp rung lắc quanh ngưỡng này.

Sắc đỏ đang chiếm ưu thế trong nhóm cổ phiếu họ FLC. Có thể kể tên, AMD lao dốc khá sâu gần 4%, theo sau đó là mức sụt giảm hơn 3% của ROS, FLC cũng không khá khẩm hơn mấy khi cũng giảm hơn 1.5%. Ở phía sắc xanh, GAB là điểm nhấn trong nhóm này khi duy trì sắc xanh và vẫn trong tình trạng tìm đỉnh mới.

Hòa chung với diễn biến của thị trường, đa số các cổ phiếu nhóm chế biến thủy sản đang khoác sắc đỏ. HVG lao dốc khá mạnh ở mức hơn 5.5%, theo sau đó là mức giảm hơn 3% của CMX, ANVVHC cùng nhau giảm quanh mốc 2%. Ở phía bên kia chiến tuyến, AAM tăng trần bất chấp thanh khoản chỉ có 20 cổ phiếu khớp lệnh, IDI bật tăng gần 2%. Theo góc nhìn kỹ thuật, CMX đang test lại đường SMA 50 ngày nên nhiều khả năng sẽ có những nhịp rung lắc tại đây trong thời gian tới.

Khối lượng cổ phiếu khớp lệnh của các cổ phiếu ngành ngân hàng đang chiếm top đầu trên sàn HOSE, điển hình như STB, CTG, MBBVPB với khối lượng trên mức 3 triệu đơn vị.

Phiên sáng: GAS giảm sâu, VN-Index rớt trở lại

VN-Index kết phiên sáng giảm 1.1%, đạt mức 899.63 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 0.07 điểm và đạt mức 106.73 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 204 mã tăng và 294 mã giảm. Thanh khoản trong phiên sáng có phần suy yếu khi trên sàn HOSE, khối lượng khớp lệnh chỉ đạt gần 74 triệu cổ phiếu.

Rổ VN30 có 21 mã giảm, 3 mã tăng và 6 mã đứng giá, trong đó VPBFPT là bộ đôi dẫn đầu về chiều tăng với sắc xanh hơn 1%, song chỉ có thanh khoản ở FPT có dấu hiệu đột phá. STB, PNJ, TCB cũng xanh song chỉ tiến nhẹ trên tham chiếu. Song ở chiều giảm, BID, ROS, GAS là những gương mặt mất hơn 2% giá trị và bất ngờ nhất chính là GAS, khi mã bắt đầu bị đạp giá kể từ 10h45. Theo góc nhìn kỹ thuật thì vùng 78,000-77,000 đồng sẽ là hỗ trợ mạnh của giá.

Xét về mức độ ảnh hưởng tới VN-Index thì GAS, BID, VHM là những tác nhân chính khiến chỉ số giảm sâu khi lấy gần 4 điểm của chỉ số này, trong khi ở chiều tăng chỉ có lực đỡ yếu ớt từ VPBFPT. Còn ở sàn HNX, HNX-Index giằng co dưới ảnh hưởng từ sắc xanh cận trần của SHB và sắc đỏ hơn 1% của ACB.

Đa số các ngành trên thị trường đều sụt giảm, điển hình như bất động sản khu công nghiệp, chứng khoán, thép, dệt may,… và điểm đáng chú ý là thanh khoản ở các nhóm không mấy nổi trội cho thấy lực cầu đã suy yếu, đồng thời đẩy khả năng kịch bản giằng co xuất hiện trong những phiên tới tăng lên. Nhóm công nghệ thông tin, cao su là hai nhóm xanh nổi bật ở phiên sáng nay.

Sau thông tin bà Trần Uyên Phương chi gần 300 tỷ đồng mua cổ phần YEG, cổ phiếu đã tăng kịch trần sau phiên ATO và trong tình trạng dư mua hơn 100 ngàn đơn vị. Khối ngoại bán ròng gần 90 tỷ đồng trên sàn HOSE và hơn 2 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu VNM, HPG, VCB trên sàn HOSE. SHB, APS là các mã bị bán ròng mạnh tại sàn HNX.

10h30: Nhóm Large Cap dần hồi phục

Lực cầu được đẩy mạnh trên nhóm Large Cap đã giúp thị trường có một nhịp hồi nhẹ, trong đó HNX-Index đã giành lại tham chiếu và VN-Index chỉ còn giảm gần 8 điểm.

Diễn biến thị trường có phần khả quan hơn dù các chỉ số thị trường thế giới DJI tiếp tục có phiên giảm mạnh hơn 800 điểm, cụ thể là rổ VN30 có 19 mã giảm, 8 mã tăng và 3 mã đứng giá, trong đó biên độ chủ yếu tại nhóm đều dưới 2%, ngoại trừ ROS mất 2.6% giá trị. Điều này thể hiện dù bị ảnh hưởng sâu sắc đến từ dịch bệnh, song tâm lý nhà đầu tư vẫn được giữ vững và sẵn sàng đánh cược mua vào khi giá rơi về các nền hỗ trợ cứng; qua đó mô tả nên bức tranh không quá bi quan trên thị trường Việt Nam.

Với sự bùng phát ở dịch bệnh trên khắp thế giới, ngành hàng không dự kiến sẽ còn chịu tác động nặng nề khi không chỉ ở Trung Quốc, nhu cầu du lịch tới các nước vừa bùng phát dịch như Hàn Quốc, Italy,.. cũng sẽ sụt giảm theo. Song diễn biến nhóm này trong phiên sáng nay không bi quan khi chủ yếu hiện sắc đỏ nhẹ, với HVN, VJC mất gần 2%, SGN gần 4% và ACV bất ngờ xanh gần 3%.

Nhóm cao su bất ngờ xanh xao với GVR, PHR tiến hơn 2%, dù thanh khoản không thể hiện sự đột phá. PHR gần đây đã có tin vui khi nhận được quyết định của UBND tỉnh Bình Dương thu hồi 346 ha đất để thực hiện dự án KCN Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2. Kể từ khi tạo đáy vào đầu tháng 2/2020, mã đã bật tăng hơn 40% và phát tín hiệu kỹ thuật đầy tích cực.

SHB hiện là điểm nhấn chính tại nhóm ngân hàng với sắc xanh gần 7% và đạt dư mua vượt trội dư bán, đồng thời thanh khoản có sự đột biến với hơn 14 triệu cổ phiếu đã được khớp. Theo góc nhìn kỹ thuật thì nhiều khả năng điểm dừng của đà tăng mới sẽ ở quanh mốc 9,000 đồng. LPB, VPB, TCBSTB cũng là những gương mặt hiện sắc xanh song chỉ là sắc xanh nhẹ, trong khi số mã giảm đạt đến 11 mã và tới 6 mã mất hơn 1% thị giá.

Mở cửa: VN-Index sụt hơn 10 điểm đầu phiên

Sau phiên hồi hôm qua, các chỉ số thị trường trở lại rớt mạnh từ đầu phiên khi diễn biến dịch bệnh Covid-19 dần lan rộng khắp thế giới và đi đến đỉnh điểm.

Độ rộng thị trường tính tới 9h30 đang nghiêng về bên bán với 105 mã tăng và 206 mã giảm điểm. Số cổ phiểu trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc đỏ với 26 mã giảm, 3 mã tăng và 1 mã đứng giá.

VIC, VNMBID đang là những mã có tác động tiêu cực và mang lại sắc đỏ cho thị trường. Ở chiều ngược lại, DMC, EIBYEG hiện là những mã xuất hiện sắc xanh nhưng không thể kìm hãm đà giảm sâu của chỉ số.

Sau phiên ATO, sắc đỏ đang chiếm ưu thế trong trong nhóm ngân hàng. Cụ thể, TCB, ACB, lao dốc gần 2.5%, theo sau đó là mức sụt giảm mạnh gần 2% của BID, MBBVPB. Ở phía sắc xanh, SHB đang là ngôi sao sáng của nhóm khi bật tăng gần 3%, EIB nhích nhẹ trên mốc tham chiếu.

Hòa chung với diễn biến của ngành ngân hàng, diễn biến của nhóm bất động sản dân dụng cũng khá tiêu cực. HDG lao dốc khá sâu ở mức gần 4.5%, NDN, HDCCCL cũng không khá khẩm hơn khi sụt giảm quanh mốc 3.5%. Hiện VRE đang là điểm nhấn của ngành này khi xuất hiện sắc xanh và nhảy vọt 1%.

Diễn biến của nhóm dầu khí cũng không mấy khởi sắc khi thông tin giá dầu sụt giảm mạnh xuống mức đóng cửa thấp nhất trong 2 tuần. Có thể kể tên, PVD, PVSPOW cùng nhau sụt giảm mạnh hơn 2.5%, PLX lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Sản xuất thiết bị, máy móc là ngành tăng mạnh nhất thị trường ở mức 3.36%. Ngược lại, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường ở mức 2.64%.

Lý Hỏa

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (59)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhịp đập Thị trường 16/04: Tiếp tục lùi sâu

Tiếp nối diễn biến phiên sáng, VN-Index tiếp tục giằng co giữa phe bán và phe mua. Chỉ số đã có lúc vượt qua được vùng tham chiếu để chạm đến sắc xanh, nhưng phe...

Thị trường chứng quyền 16/04/2024: Đỏ lửa cùng thị trường cơ sở

Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/04/2024, toàn thị trường có 9 mã tăng, 143 mã giảm và 15 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt 1.3...

Chứng khoán phái sinh ngày 16/04/2024: Áp lực giảm điểm bao trùm

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 15/04/2024. VN30-Index giảm điểm đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Black Marubozu với khối...

Vietstock Daily 16/04/2024: Rủi ro đang ở mức cao

Áp lực bán mạnh khiến cho VN-Index lao dốc gần 60 điểm và hình thành mẫu hình nến Black Marubozu cho thấy tâm lý rất bi quan của nhà đầu tư. Nếu chỉ số tiếp tục...

Nhịp đập Thị trường 15/04: Một màu xanh lơ…

Nhà đầu tư đồng loạt tháo chạy, những cổ phiếu giao dịch nhiều nhất trong ngày đa số đều giảm sàn hoặc cận sàn. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 59.99 điểm...

Thị trường chứng quyền tuần 15-19/04/2024: Phục hồi trở lại

Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/04/2024, toàn thị trường có 87 mã tăng, 46 mã giảm và 34 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Vietstock Weekly 15-19/04/2024: Vùng đỉnh cũ tháng 8/2022 chuẩn bị được test lại

VN-Index tăng mạnh đồng thời test lại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,275-1,290 điểm). Nếu chỉ số phá vỡ vùng này kèm theo khối lượng giao dịch vượt trên...

Chứng khoán phái sinh tuần 15-19/04/2024: Tình hình đã bớt bi quan

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 12/04/2024. VN30-Index tăng điểm đồng thời xuất hiện mẫu hình nến White Marubozu kèm thanh...

Chứng khoán Tuần 08-12/04/2024: Lạc quan vào cuối tuần

VN-Index kịp thời hồi phục và bật tăng trở lại trong phiên giao dịch cuối cùng khép lại chuỗi giằng co liên tiếp trước đó. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch cần cải...

Nhịp đập Thị trường 12/04: Tâm lý tích cực, sắc xanh lan rộng trên toàn thị trường

Sức mua áp đảo, VN-Index kết phiên với đà tăng mạnh 18.4 điểm (1.46%), lên mức 1,276.6 điểm; HNX-Index tăng 2.27 điểm (0.95%), lên mức 241.34 điểm. Độ rộng toàn thị...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98