Phòng Đăng ký kinh doanh: Không có chuyện doanh nghiệp viết nhầm 144.000 tỷ

28/02/2020 14:45
28-02-2020 14:45:06+07:00

Phòng Đăng ký kinh doanh: Không có chuyện doanh nghiệp viết nhầm 144.000 tỷ

Đại diện Phòng Đăng ký kinh doanh Hà Nội khẳng định khó có chuyện viết nhầm số 144.000 tỷ bởi "đã hỏi đi hỏi lại" khi thấy số vốn lớn.

* Cổ đông lập 'siêu doanh nghiệp' 144 ngàn tỉ: 'Ai gọi nước khoáng, tôi ship cho họ'

* USC Interco - Lộ diện doanh nghiệp bất động sản có vốn điều lệ 144,000 tỷ đồng

* 'Uống rượu, rồi ghi nhầm vốn đăng ký doanh nghiệp 6,3 tỷ USD'

Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (USC Interco) vừa đăng ký vốn điều lệ tới 144.000 tỷ đồng ngày 17/1, cao hơn cả Viettel và chỉ đứng sau hai tập đoàn Nhà nước là PVN và EVN. Bà Kim Thị Phương, một trong ba cổ đông, hôm qua (27/2) nói, số vốn 144.000 tỷ là do hai cổ đông còn lại "say rượu, đăng ký nhầm".

Trả lời chúng tôi sáng 28/2, đại diện Phòng Đăng ký kinh doanh Hà Nội (trực thuộc Cục Đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch & Đầu tư) khẳng định, "rất khó có khả năng" nhầm lẫn này.

Vị này giải thích, khi đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông phải khai báo vốn điều lệ rất chi tiết, trên cơ sở số lượng cổ phần, mệnh giá cổ phiếu. "Có thể nhầm lẫn một, hai chỉ tiêu nhưng không thể nhầm toàn bộ. Chúng tôi cũng đã hỏi lại nhiều lần khi họ đăng ký vì quy mô vốn lớn bất thường", ông nói.

Bản khai về giá trị vốn góp của các cổ đông USC Interco tại Phòng đăng ký Kinh doanh Hà Nội. Ảnh: Minh Sơn

Trên bản khai đăng ký kinh doanh của USC Interco, mỗi chỉ tiêu về số lượng cổ phần và giá trị vốn góp được nhắc lại hai lần với mỗi cổ đông. Theo bản thông tin này, các cổ đông của USC Interco đều ký xác nhận về giá trị vốn góp và thời điểm để ba cổ đông hoàn tất việc góp 144.000 tỷ đồng cùng vào ngày 6/4/2020.

Bà Phương, cổ đông duy nhất trong ba người của USC Interco lên tiếng về việc này, hôm qua cho biết doanh nghiệp đã xin hủy hồ sơ. Tuy nhiên, theo Phòng Đăng ký Kinh doanh Hà Nội, hai trong số ba cổ đông có đến nhưng mới dừng ở nguyện vọng xin hỗ trợ pháp lý.

"Luật pháp quy định rất rõ về quy trình đăng ký, cũng như giải thể doanh nghiệp. Những thủ tục hiện nay đã tương đối thuận lợi, nhưng không vì thế mà muốn thì đăng ký, còn không thì rút ngay lập tức", đại diện cơ quan đăng ký kinh doanh nói. 

Chưa kể, khi doanh nghiệp thành lập sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ với những bên thứ ba. USC Interco đăng ký thành lập từ ngày 17/1/2020, tức đã hoạt động hơn một tháng. Do đó, khi một doanh nghiệp muốn rút khỏi thị trường cần làm rõ họ có phát sinh nghĩa vụ nào với các bên khác hay không.

Về quy trình đăng ký lập doanh nghiệp, ông Lương Huy Hà, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn Lawkey Việt Nam cho biết, quy trình đăng ký doanh nghiệp hiện khá đơn giản. Cơ quan đăng ký doanh nghiệp không thẩm định số vốn góp ngay tại thời điểm đăng ký mà các cổ đông phải góp đủ vốn trong vòng 90 ngày từ ngày được cấp giấy đăng ký doanh nghiệp. Nếu không, doanh nghiệp phải điều chỉnh số vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được trả đủ.

Việc chứng minh góp đủ vốn cũng không bắt buộc chuyển khoản qua ngân hàng với cổ đông cá nhân. Họ có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc các cách khác (tài sản). Như vậy, chỉ cần công ty lập chứng nhận góp vốn bằng tiền mặt và đưa vào hồ sơ sổ sách kế toán.

Hiện pháp luật cấm và có chế tài xử phạt việc khai khống đăng ký doanh nghiệp nhưng thực tế không dễ để áp dụng và đủ chứng cứ chứng minh. Kể cả bị xử phạt về khai khống mức tối đa chỉ 15 triệu đồng hoặc phạt tối đa chỉ 20 triệu đồng nếu không điều chỉnh đúng theo số vốn thực mua, thực góp.

Theo Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội, trường hợp như USC Interco chỉ là hy hữu, trong khi hầu hết đều đảm bảo hoạt động theo đúng ngành nghề và số vốn cam kết.

"Hiện nay doanh nghiệp được thành lập trên tinh thần tự khai, tự chịu trách nhiệm, đây là bước tiến để đơn giản hóa thủ tục hành chính. Không nên vì một người ốm, một trường hợp hy hữu mà bắt cả làng uống thuốc", đại diện Phòng Đăng ký kinh doanh nói.

USC Interco được thành lập ngày 17/1/2020 với vốn đăng ký 144.000 tỷ đồng, đặt trụ sở chính tại huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ba cổ đông của USC Interco đều là cá nhân, với ông Nguyễn Hoàn Sơn góp 57.600 tỷ, bà Kim Thị Phương và ông Trần Gia Phong mỗi người góp 43.200 tỷ đồng.

 Minh Sơn

Vnexpress





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dùng ngân sách Trung ương để giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một dự án độc lập, sử dụng ngân sách...

Hơn 120 website, ứng dụng thương mại điện tử bị 'khai tử'

Trong 5 tháng đầu năm 2025, Bộ Công Thương đã phối hợp rà soát chéo với cơ quan thuế, qua đó chấm dứt hoạt động của hơn 120 website và 48 ứng dụng thương mại điện...

TP Hồ Chí Minh thu hút hơn 2,86 tỷ USD vào các khu công nghiệp, khu chế xuất

Trong số hơn 2,86 tỷ USD vào các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP Hồ Chí Minh, vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 935,3 triệu USD; vốn đầu tư trong nước đạt 45.437 tỷ...

Xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 16/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội nghe báo cáo về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).

Kiến tạo niềm tin bền vững thúc đẩy kinh tế tư nhân

Bài viết này đặt ra hai câu hỏi cốt lõi: Kinh tế tư nhân Việt Nam đang đứng ở đâu trong bức tranh phát triển quốc gia? Và đâu là những điều kiện cần để khu vực này...

Bỏ thuế khoán có giúp hộ kinh doanh muốn thành doanh nghiệp?

Chính thức hóa khu vực phi chính thức, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng, hỗ trợ thích đáng, phù hợp cho mỗi thành phần kinh tế là việc...

Đề xuất không tổ chức quốc tang với 4 chức danh cán bộ cấp cao có vi phạm

Bộ VH-TT-DL đề xuất 4 chức danh cán bộ cấp cao, nếu nghỉ công tác do vi phạm, sẽ được tổ chức lễ tang theo nghi thức cấp cao thay vì quốc tang.

Quốc hội yêu cầu báo chí đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết Trung ương

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cùng với việc sửa đổi Luật Báo chí, báo chí cần chủ động nắm bắt xu hướng chuyển đổi số, bám sát nghị quyết 57, 59, 66, 68 của Trung...

Mỹ lần đầu đề xuất đàm phán cấp Bộ trưởng với Việt Nam

Lần đầu tiên, Hoa Kỳ chủ động đề xuất tổ chức đàm phán thương mại cấp Bộ trưởng với Việt Nam trong khuôn khổ vòng đàm phán Hiệp định song phương về Thương mại đối...

Việt Nam chính thức trở thành nước đối tác của nhóm BRICS

Việt Nam vừa chính thức trở thành Nước Đối tác của BRICS - một nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới. Đây là bước tiến quan trọng trong chính sách đối...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98