Sức khỏe kinh tế, sản xuất của Trung Quốc thấp nhất mọi thời

29/02/2020 18:00
29-02-2020 18:00:00+07:00

Sức khỏe kinh tế, sản xuất của Trung Quốc thấp nhất mọi thời

Số liệu chính thức đầu tiên của Cục Thống kê quốc gia (NBS) trong bối cảnh dịch COVID-19 đã xác nhận những lo ngại về tác động của virus corona đối với nền kinh tế nước này.

* Doanh thu các công ty nước ngoài tại Trung Quốc có thể sẽ giảm mạnh

* Trung Quốc 'mở cửa' thị trường trái phiếu kỳ hạn

* Trung Quốc thêm gói cứu trợ kinh tế

Sức khỏe kinh tế, sản xuất của Trung Quốc thấp nhất mọi thời - Ảnh 1.
Cục Thống kê quốc gia (NBS) cho biết chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong ngành sản xuất của Trung Quốc đã giảm từ 50 hồi tháng 1-2020 xuống 35,7 trong tháng 2-2020 - Ảnh: EPA

Báo South China Morning Post dẫn số liệu ngày 29-2 của NBS cho biết chỉ số sản xuất quản lý thu mua (PMI), chỉ số đo lường "sức khỏe" kinh tế của ngành sản xuất, của Trung Quốc đã giảm từ 50 hồi tháng 1 xuống 35,7 trong tháng 2.

Trước đó, Bloomberg dẫn lời các chuyên gia phân tích dự đoán chỉ số sản xuất PMI của Trung Quốc trong tháng 2 sẽ ở mức 45. Chỉ số PMI càng thấp hơn 50 thì hoạt động sản xuất càng co lại.

PMI trong tháng 2-2020 của Trung Quốc đạt mức thấp nhất mọi thời đại, thấp hơn cả trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tháng 11-2008, chỉ số sản xuất PMI chính thức của Trung Quốc rớt xuống mức 38,8.

Chỉ số phi sản xuất PMI, chỉ số đo lường "sức khỏe" kinh tế của ngành dịch vụ và xây dựng, của Trung Quốc cũng giảm từ 54,1 vào tháng 1 xuống 29,6 vào tháng 2. Trong khi đó, các chuyên gia phân tích của Bloomberg từng dự đoán chỉ số phi sản xuất PMI tháng 2 của Trung Quốc là 50,5.

"Dự kiến các chỉ số PMI sẽ cải thiện vào tháng 3. Việc sản xuất đang được tăng cường trong khi niềm tin vào thị trường cũng đang hồi phục" - Zhao Qinghe, quan chức thống kê cấp cao tại NBS, nhận định.

Dự kiến dịch COVID-19 sẽ khiến cho tăng trưởng của Trung Quốc suy yếu nghiêm trọng trong quý 1-2020 so với mức 6% của quý 4-2019.

Theo truyền thống, các nhà máy tại Trung Quốc sẽ tạm ngừng hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát vào cuối năm 2019 - đầu năm 2020, các nhà máy buộc phải đóng cửa lâu hơn nữa. Hiện tại nhiều nhà máy sản xuất ở Trung Quốc đang chật vật nối lại hoạt động vì thiếu công nhân, những người không thể trở lại làm việc vì bị giới hạn đi lại.

Đầu tuần này, người phát ngôn của Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Cong Liang nói rằng trên 90% doanh nghiệp trong ngành sản xuất tại tỉnh Chiết Giang, một trong những công xưởng hàng đầu của Trung Quốc, đã hoạt động trở lại.

Theo ông Cong, các trung tâm sản xuất và xuất khẩu ở Quảng Đông, Giang Tô, Sơn Đông và Liêu Ninh cũng đã khởi động lại khoảng 70% hoạt động sản xuất. Dù vậy, các số liệu chính thức này chỉ bao gồm các công ty lớn có doanh thu hằng năm tối thiểu là 20 triệu nhân dân tệ (2,86 triệu USD), theo định nghĩa chính thức của Chính phủ Trung Quốc.

Trong khi đó, Bộ Công nghiệp và công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết chỉ có 30% doanh nghiệp nhỏ mở cửa trở lại trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành tại nước này.

Chính phủ Trung Quốc đã lặp lại nhiều lần rằng tác động kinh tế của dịch COVID-19 là ngắn hạn và đất nước này có thể đáp ứng mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2020.

Tuy nhiên, Học viện Kinh doanh Trường Giang (CKGSB) hồi giữa tuần đã công bố chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) của Trung Quốc, theo đó BCI đã giảm từ 56,2 trong tháng 1 xuống 37,3 trong tháng 2, mức thấp nhất mọi thời đại.

ANH THƯ

Tuổi trẻ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đà phục hồi bất động sản Trung Quốc chững lại

Đà phục hồi của thị trường bất động sản Trung Quốc đang chững lại khi giá nhà ở tiếp tục giảm mạnh. Ngân hàng Goldman Sachs dự báo, trong những năm tới, nhu cầu nhà...

Khách Trung Quốc “quay lưng” với Thái Lan, cổ phiếu sân bay Thái Lan giảm hơn 50%

Từng chứng kiến dòng du khách ồ ạt hậu dịch Covid-19, Thái Lan giờ chỉ còn đón những luồng khách lẻ tẻ, tạo áp lực nghiêm trọng lên Airports of Thailand Plc (AoT) -...

Chủ tịch Fed: Tác động thuế quan sắp đến

Hiện có rất nhiều điều chưa biết về triển vọng kinh tế và lãi suất, nhưng Chủ tịch Fed Jerome Powell đã báo hiệu ít nhất một điều dường như chắc chắn: Giá cả sẽ...

Fed giữ nguyên lãi suất, vẫn dự báo hai lần giảm lãi suất trong năm nay

Fed đã giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát cao hơn và tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Nhưng điều đáng chú ý nhất là họ vẫn dự báo hai lần giảm lãi...

Thế giới đối mặt “cú sốc xuất khẩu mới” từ Trung Quốc

Hàng xuất khẩu từ Trung Quốc đang tràn khắp thế giới, khi thuế quan của Tổng thống Trump đóng cửa thị trường Mỹ và buộc hàng hóa Trung Quốc phải tìm đường sang các...

Nomura: Mỹ có thể áp thuế quan cao lên châu Á để ngăn hàng Trung Quốc "đi vòng”

Mỹ có thể áp mức thuế quan cao đối với các nước Đông Nam Á do dữ liệu cho thấy Trung Quốc đang chuyển hướng hàng hóa qua khu vực này để tránh mức thuế cao hơn, theo...

Chờ đợi gì từ cuộc họp Fed khuya nay?

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ bày tỏ quan điểm về lộ trình lãi suất tương lai trong tuần này, cùng với đánh giá tác động của thuế quan và bất ổn Trung...

Châu Á ‘đi dây’ trong căng thẳng thương mại Mỹ – Trung

Khi căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc leo thang, châu Á đứng trước bài toán hóc búa: làm sao bảo vệ lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia mà...

EU từ chối đối thoại kinh tế với Trung Quốc trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Lý do từ chối tổ chức cuộc họp với Trung Quốc mà EU đưa ra là cuộc gặp sẽ không tạo tiến triển trong giải quyết tranh chấp thương mại.

Goldman Sachs: Nhu cầu nhà ở Trung Quốc vẫn thấp hơn 75% so với mức đỉnh

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự báo nhu cầu nhà ở mới tại các thành phố sẽ duy trì ở mức thấp hơn 75% so với đỉnh năm 2017 trong những năm tới. Nguyên nhân chính...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98