Thủ tướng: 'Nông nghiệp không chỉ đủ ăn mà còn làm giàu được'

21/02/2020 14:02
21-02-2020 14:02:55+07:00

Thủ tướng: 'Nông nghiệp không chỉ đủ ăn mà còn làm giàu được'

Tin rằng Việt Nam có thể làm giàu từ nông nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tăng cường cơ giới hóa và chế biến sâu, đặt mục tiêu top 10 nền nông nghiệp hàng đầu thế giới.

* Công nghệ chế biến lạc hậu, giá trị nông sản có ngành hàng thấp hơn thế giới 50%

* ‘Giải cứu nông sản làm mất đi nhuệ khí vào nền kinh tế thị trường'

* Tham gia 13 FTA, sao năm nào cũng cứ phải 'giải cứu' nông sản?

Chủ trì hội nghị “Công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp” sáng 21/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đây là sự kiện rất quan trọng, liên quan đến trực tiếp đời sống người dân. Hiện tại, 40% dân số Việt Nam liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nông nghiệp.

Trong khi đó, dịch Covid-19 đang diễn ra trên toàn cầu, ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Hội nghị sẽ góp phần làm tốt mục tiêu kép, vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa ổn định sản xuất, đảm bảo an ninh trật tự cho người dân.

Không chế biến sâu khó tăng giá trị

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tiềm năng ngành nông nghiệp Việt Nam còn rất nhiều. Việt Nam hoàn toàn có thể làm giàu từ nông nghiệp, phấn đấu trở thành top 10 nền nông nghiệp hàng đầu thế giới.

Thực tế hiện nay, vẫn còn lãng phí thất thoát lớn trong nông nghiệp ở nhiều khâu như thu hoạch, chế biến, bảo quản, cơ giới hóa còn thấp. Do đó, cần thúc đẩy cơ giới hóa và chế biến nông sản trong lĩnh vực này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Quang Hiếu/VGP.

Theo Thủ tướng, nếu không chế biến sâu nông sản thì khó tăng giá trị cho ngành nông nghiệp. dù xuất khẩu rau củ quả tươi rất cần thiết. Việc chế biến càng quan trọng khi giúp tránh tình trạng được mùa rớt giá.

“Cần phổ cập chế biến nông sản gắn với các đặc sản. Song song với đó là tìm kiếm thị trường, gồm cả trong và ngoài nước”, ông nói.

Việc cơ giới hóa nông nghiệp sẽ giúp giảm lao động mạnh mẽ hơn, tăng nâng suất lao động. Từ đó, lĩnh vực nông nghiệp không chỉ đủ ăn mà còn làm giàu được.

“Nông nghiệp không chỉ giúp đủ ăn mà còn làm giàu được. Đó là cơ hội, là niềm tin mới mạnh mẽ, có thể phát triển tiềm năng, sự đa dạng của từng địa phương”, Thủ tướng nói.

Ông yêu cầu các doanh nghiệp, địa phương, bộ ngành cần lắng nghe, tiếp thu, vận dụng phù hợp. Cần có biện pháp tháo gỡ, tạo điều kiện cho hộ nông dân, hợp tác xã, nông nghiệp phát triển, từ đó đón các thời cơ mới, điều kiện mới.

Ông cũng đánh giá cao vai trò của doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là hợp tác xã rất lớn. Cả nước đã có 15.000 hợp tác xã đang đóng góp rất quan trọng phát triển nông nghiệp.

Nhiệm vụ để cơ giới hóa và đẩy mạnh chế biến

Từ đó, Thủ tướng giao một số nhiệm vụ cho các bộ, ngành. Thứ nhất, ông yêu cầu kéo dài thời gian vay, giảm lãi suất cho lĩnh vực cơ giới hóa, chế biến nông nghiệp.

Thứ hai, cần áp dụng kỹ thuật khoa học công nghệ để nâng cao giá trị và chất lượng.

Thứ ba, muốn cạnh tranh được phải giảm giá thành, chi phí, nhất là chi phí logistics. "Ví dụ chi phí xuất khẩu 1 quả xoài đi thì logistics đã chiếm 50% giá trị sản phẩm. Cần phải giảm chi phí này", người đứng đầu Chính phủ nói.

Hội nghị “Công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp” sáng 21/2. Ảnh: Đình Tùng.

Thứ tư, Thủ tướng cho rằng cần xây dựng thương hiệu, từ đó quy hoạch vùng nguyên liệu quy mô lớn. Chính phủ cũng sẽ quan tâm việc tích tụ đất đai trong nông nghiệp. Song song với đó là đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu.

Thứ năm, cần liên kết "4 nhà" trong chuỗi nông nghiệp. Đồng thời, cơ quan quản lý cần quan tâm chỉ đạo.

Sau hội ngị này sẽ có một chỉ thị của Thủ tướng, trong đó có những định hướng lớn, chiến lược phát triển nông nghiệp chế biến và cơ giới hóa nông nghiệp.

Hiếu Công - Văn Hưng

Zing.vn





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98