Trung Quốc: Ngành kinh doanh, sản xuất mở lại gần như bình thường

27/02/2020 09:13
27-02-2020 09:13:43+07:00

Trung Quốc: Ngành kinh doanh, sản xuất mở lại gần như bình thường

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu quay lại làm việc để đạt được "song thắng lợi" giữa dịch COVID-19, gồm thắng lợi trong phòng chống dịch và thắng lợi trong phát triển kinh tế, xã hội.

* Trung Quốc sản xuất thành công vắc xin uống ngừa virus Corona

* Châu Âu cần nhận thức rõ ý đồ của Trung Quốc

* Trung Quốc thêm gói cứu trợ kinh tế

Trung Quốc: Ngành kinh doanh, sản xuất mở lại gần như bình thường - Ảnh 1.

Trang tin tức Thiên Long ngày 26-2 cho biết trong số 160 xí nghiệp lớn ở quận Hoài Nhu, thủ đô Bắc Kinh, đầu tuần này đã có 128 xí nghiệp quay lại làm việc, chiếm tỉ lệ 80%. Ở tỉnh Hồ Nam, tỉ lệ này cũng trong khoảng thời gian đó là 83%.

Đến giữa tuần này, một số tỉnh đã ghi nhận tỉ lệ xí nghiệp công nghiệp làm việc trở lại tăng vọt. Hãng tin Tân Hoa xã ngày 26-2 cho hay tổng số xí nghiệp có quy mô lớn trên toàn tỉnh Giang Tô đã quay lại làm việc là 43.000 xí nghiệp, với tỉ lệ lên tới 96%. 

Trong đó, tỉ lệ ở các thành phố Vô Tích và Tú Thiên là tới 100%, còn ở các thành phố như Tô Châu, Thường Châu... là 95%. 

Theo cập nhật lúc 22h30 ngày 26-2 của trang Chinanews, tỉ lệ này ở thành phố Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, cũng đã đạt 100%. Tại tỉnh Chiết Giang, chỉ đến hôm 25-2 có 44.370 xí nghiệp quy mô lớn đã quay lại làm việc, chiếm tới 99,8%.

Truyền thông Trung Quốc cuối tuần qua đã thông tin về việc nhiều doanh nghiệp nước này bắt đầu quay lại làm việc để đạt được "song thắng lợi" giữa dịch COVID-19, gồm thắng lợi trong phòng chống dịch và thắng lợi trong phát triển kinh tế, xã hội.

Như tại thành phố Hami ở khu tự trị Tân Cương, trang tin Trung Quốc Tân Văn ngày 23-2 cho biết đã có 78,4% doanh nghiệp có quy mô lớn theo chỉ định (doanh nghiệp có thu nhập hằng năm trên 20 triệu NDT) làm việc lại. 

Lúc này, quy trình làm việc có thay đổi phù hợp tình hình với các quy định như "đảm bảo thông thoáng môi trường làm việc, rửa tay sạch, khử trùng"; "Tan ca xong không được tụ tập nơi đông người, không lan truyền thông tin không thích đáng, phải luôn đeo trang"... 

Tại Công ty TNHH khai thác mỏ Thái Lão Tân Cương, nhân viên được đo thân nhiệt 2 lần mỗi ngày, tăng cường khử trùng khu nhà máy và khu sinh hoạt, và dùng mạng xã hội để cung cấp thông tin phòng chống dịch cho nhân viên.

Tuần trước chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa ra chỉ đạo về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch lây lan ở các doanh nghiệp để thúc đẩy làm việc và sản xuất trở lại một cách có trật tự sau kỳ nghỉ tết âm lịch.

Trung Quốc: Ngành kinh doanh, sản xuất mở lại gần như bình thường - Ảnh 2.
Giao hàng hóa cho người dân bị cách ly ở Vũ Hán ngày 26-2 - Ảnh: REUTERS

Ông Ngô Xuân Canh - chủ nhiệm phòng nghiên cứu chính sách của Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc, cho biết những ngày qua, lưu lượng xe trên đường cao tốc ở khắp nước này liên tục duy trì ở mức tăng trưởng khoảng 10%, cho thấy những thay đổi tích cực trong hoạt động quay lại làm việc và sản xuất. 

"Theo khảo sát sơ bộ của chúng tôi với 11.854 xí nghiệp vận tải đường thủy và đường bộ, hiện có 3.550 xí nghiệp đã làm việc trở lại, với tỉ lệ 30% trong khi tỉ lệ người lao động quay lại làm việc là khoảng 50%. Hiện tại các công ty cảng chính hoạt động bình thường, đường sắt và đường chuyên chở hàng không đang vận hành, còn ngành chuyển phát nhanh đang vững bước khôi phục" - hãng tin Tân Hoa xã hôm 23-2 dẫn lời ông Ngô.

Trong khi đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết tỉ lệ mở cửa lại các chuỗi siêu thị đạt 95%, tỉ lệ mở cửa lại các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh đạt 90%, còn đối với cửa hàng tiện lợi là 80%, trong khi 80% chợ bán sỉ nông sản quy mô lớn trên cả nước đã mở. Còn các chợ, cửa hàng nhỏ... đang lần lượt mở lại.

BẢO ANH

Tuổi trẻ







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98