VinaCapital: Những đợt bơm thanh khoản sẽ kiềm chế tác động tiêu cực của Covid-19

27/02/2020 10:39
27-02-2020 10:39:06+07:00

VinaCapital: Những đợt bơm thanh khoản sẽ kiềm chế tác động tiêu cực của Covid-19

Hồi tưởng về năm 2017, chương trình nới lỏng định lượng (QE) khổng lồ 1,000 tỷ USD của Ngân hàng Trung ương châu Âu – ECB (ngoài ra còn thêm 1,000 tỷ USD từ những ngân hàng trung ương còn lại trên thế giới) đã giúp “lái” mức tăng 50% đối với VN-Index.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra ước tính cơ bản rằng virus Covid-19 sẽ làm giảm tăng trưởng GDP của Việt Nam 0.8 điểm phần trăm xuống còn mức 6% trong năm 2020 (giảm từ mức 7% trong năm 2019). Standard Chartered giảm 04 điểm phần trăm dự báo tăng trưởng GDP 2020, trong khi nhiều nhà phân tích và chuyên gia kinh tế trong nước đưa ra những đánh giá mức sụt giảm tăng trưởng GDP trong quý 1/2020 rơi vào khoảng 0.4-1%.

VinaCapital cho rằng những đánh giá như trên vẫn còn “quá lạc quan”, và ước tính một sự sụt giảm đến 1.5 điểm phần trăm mức tăng trưởng GDP 2020 (thậm chí là hơn) nếu Chính phủ không có những động thái cần thiết để bù đắp lại lực kéo của virus Covid-19 đối với nền kinh tế. Theo VinaCapital, Chính phủ Việt Nam có thể bù đắp những tác động kinh tế của virus corona bằng việc tăng chi tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng, đây cũng là điều bắt buộc cho tiềm năng tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, VinaCapital cũng lưu ý rằng tác động tiêu cực của virus Covid-19 lên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được kiềm chế khi các ngân hàng trung ương trên thế giới thực hiện bơm thanh khoản. Hồi tưởng về năm 2017, chương trình nới lỏng định lượng (QE) khổng lồ 1,000 tỷ USD của Ngân hàng Trung ương châu Âu – ECB (ngoài ra còn thêm 1,000 tỷ USD từ những ngân hàng trung ương còn lại trên thế giới) đã giúp “lái” mức tăng 50% đối với VN-Index. Điều này là do một nửa số tiền được in mới của ECB đã rời khỏi châu Âu, và một phần nhiều số đó đã chảy vào những thị trường chứng khoán cận biên (Frontier) và mới nổi (Emerging).

Dịch bệnh gây nên bởi virus Covid-19 đã giáng đòn vào ngành du lịch và cả lĩnh vực sản xuất của Việt Nam. Trong lĩnh vực sản xuất, về nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu, VinaCapital cho biết các nhà sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng càng cao thì sẽ chịu ảnh hưởng càng lớn, bởi vì chi phí tài trợ hàng tồn kho đối với thành phần cấu thành sẽ đắt đỏ hơn (chẳng hạn như đối với linh kiện điện thoại, camera số,…) nên thông thường họ tồn kho lượng đầu vào sản xuất ngắn ngày hơn. Trong khi đó, những nhà sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng thấp (dệt may, nội thất,…) thì ảnh hưởng sẽ ít hơn, bởi hàng tồn kho nguyên liệu của họ thường đủ cho 2-3 tháng sản xuất.

Trong ngắn hạn, VinaCapital tin rằng Việt Nam sẽ chịu những tác động đáng kể. Các nhà đầu tư, cơ quan làm luật, giới doanh nghiệp hiện đang tập trung vào những tác động tức thì của dịch bệnh. Tuy nhiên, xét trên phương diện đường dài, với giả định khủng hoảng sẽ không leo thang, Việt Nam sẽ có lợi khi các doanh nghiệp sẽ gia tăng hơn nữa việc đưa các hoạt động sản xuất xa khỏi Trung Quốc. Và theo VinaCapital dẫn lời một thành viên cao cấp của Viện Milken rằng, tác động từ dịch bệnh đến việc dịch chuyển, đa dạng hóa địa điểm sản xuất có thể sẽ còn lớn hơn khi so với những ảnh hưởng từ thương chiến.

Thừa Vân

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn tuần 23-27/06: Có thể tăng tiếp?

Một số công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng thị trường vẫn có khả năng tăng điểm trong tuần tới. VN-Index được kỳ vọng hướng tới vùng 1,375, thậm chí là 1,400. Dù...

Góc nhìn 20/06: Chinh phục mốc 1,400?

VPBankS cho rằng với quán tính tăng điểm như hiện nay, VN-Index có thể hướng tới chinh phục lại mốc cản 1,380-1,400 điểm trong các phiên tới.

Các “ông lớn” ngành chăn nuôi khẳng định vị thế trên sân nhà

Thị trường chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nước những năm vừa qua đã có bước chuyển dịch rõ rệt, với sự vươn lên mạnh mẽ của các doanh nghiệp nội địa. Trong đó...

Góc nhìn 19/06: Cần bứt phá thoát khỏi vùng kháng cự 1,350

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index gặp khó khi tiếp cận lại vùng kháng cự 1,350 điểm, tuy nhiên các chỉ báo động lượng đều cho thấy dấu hiệu mạnh lên...

Góc nhìn 18/06: Chờ pha bứt phá 1,350

Theo CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS), trong trường hợp lạc quan, VN-Index có thể vượt lên vùng 1,350. Tuy nhiên, áp lực cung ngắn hạn sẽ gia tăng khi chỉ số tiếp tục...

Có 60 - 65% xác suất thị trường đã tạo đáy trước nhiều biến số

Tại chương trình Việt Nam và các chỉ số ngày 16/06, ông Nguyễn Việt Đức - Giám đốc Kinh doanh số Chứng khoán VPBank (VPBankS) dự báo về thị trường chứng khoán trong...

Góc nhìn 17/06: Hướng lên 1,350 điểm?

Sau phiên tăng đến gần 23 điểm, các công ty chứng khoán (CTCK) đưa ra quan điểm tích cực hơn về xu hướng ngắn hạn của VN-Index. Tuy vậy, nhiều bên vẫn giữ thái độ...

Hàng loạt hộ kinh doanh đóng cửa sau khi áp dụng quy định bỏ thuế khoán, đại diện Masan nói gì?

Chia sẻ tại hội thảo "Chiến lược đầu tư trong bối cảnh mới" sáng ngày 14/06, ông Dương Hoàng Phú - Trưởng phòng cao cấp khối nguồn vốn Tập đoàn Masan (HOSE: MSN)...

POW, PNJ và DGC khả quan?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị POW khả quan nhờ các nhà máy cũ được kỳ vọng sẽ vận hành ổn định trở lại; PNJ khả quan do giá cổ phiếu đã được chiết khấu...

Triển vọng ngành hàng Việt Nam phân hóa dưới bóng thuế quan Mỹ

Triển vọng ngành hàng Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ phân hóa rõ nét, dưới tác động của chính sách thuế quan từ Mỹ. Trong khi nhóm xuất khẩu dệt may, gỗ, thủy...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98