7 bước để phục hồi doanh nghiệp sau đại dịch

27/03/2020 08:24
27-03-2020 08:24:16+07:00

7 bước để phục hồi doanh nghiệp sau đại dịch

Chuyên gia quản lý rủi ro Mỹ đưa lời khuyên để giữ doanh nghiệp có thể tồn tại và sẵn sàng hoạt động hiệu quả sau đại dịch.

* Ngành nào có triển vọng tăng giá sau dịch Covid-19?

* Kinh tế sẽ ra sao sau đại dịch?

Sự bùng phát Covid-19 đang tác động mạnh đến các doanh nghiệp khiến một số thu hẹp quy mô hoặc đóng cửa hoàn toàn. Trong lúc chờ sự hỗ trợ rõ ràng cũng như quyết định của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp có thể chủ động làm trước một số việc để sẵn sàng cho lúc mở cửa trở lại.

Sau đây là 7 bước cụ thể, được gợi ý bởi chuyên gia quản lý rủi ro Nicholas Bahr của DuPont Sustainable Solutions (Mỹ). Ông đã dành 35 năm để giúp các doanh nghiệp ứng phó các rủi ro địa chính trị, khí hậu và khủng bố.

Nicholas Bahr, Giám đốc toàn cầu vận hành rủi ro, an toàn và phục hồi DuPont Sustainable Solutions. Ảnh: Linkedin Nicholas Bahr.

Chăm lo nhân viên: Liên lạc trực tuyến chặt chẽ và thường xuyên với các nhân viên để nắm rõ họ bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh như thế nào. Trấn an họ khi có thể, nhất là các dự định hỗ trợ của bạn dành cho họ.

Xây dựng hệ thống quản trị: Tạo hệ thống quản trị để ra quyết định, bằng cách tập trung vào dữ liệu hơn là cảm xúc. Hệ thống quản trị này có thể gồm ba cấp độ: ngắn hạn - xử lý các khó khăn về nhân sự và công việc hàng ngày; trung hạn - kế hoạch dự trữ tiền mặt và khả năng sa thải; dài hạn - tính toán các tác động kinh tế lớn.

Vận hành các đánh giá rủi ro: Ngay khi doanh nghiệp đã có một hệ thống đánh giá rủi ro thì có thể nó không còn phù hợp với Covid-19. Do đó, nên thiết lập phương pháp mới, tập trung vào các biện pháp vệ sinh và an toàn cần thiết để bảo vệ con người, tài chính, công nghệ và hoạt động trong thời gian dịch bệnh.

Tăng truyền thông ra bên ngoài: "Trong khủng hoảng, hàng hóa lớn nhất của bạn là niềm tin", Bahr nói. Hãy dành thời gian trấn an khách hàng, đối tác và công chúng rằng bạn đang thực hiện các biện pháp thích hợp để chống lại sự bùng phát và thậm chí góp phần giải quyết chúng.

Đánh giá chuỗi cung ứng: Tìm hiểu xem bạn đang còn những khách hàng nào và yêu cầu của họ. Sau đó, trao đổi với các nhà cung cấp về năng lực hiện tại của họ, cần cảnh giác rằng họ có thể hứa hẹn hơn khả năng. Nếu tiền mặt eo hẹp, hãy nhớ rằng không phải mọi thứ đều cần đến chúng. Thay vào đó, hãy sáng tạo và suy nghĩ về cách bạn có thể trao đổi với đối tác các sản phẩm, quyền lợi và dịch vụ.

Xem xét rủi ro hoạt động: Đánh giá tất cả các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp. Lập danh sách kiểm tra trước khi hoạt động trở lại. Điều đó sẽ đảm bảo bạn hoàn toàn sẵn sàng khi tình hình xã hội cho phép.

Sử dụng thời gian chết một cách hiệu quả: Tận dụng tối đa mọi thời gian rảnh rỗi để suy nghĩ về việc phát triển bất kỳ dịch vụ và sản phẩm nào mà bạn chưa từng có. Khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình này để họ cảm thấy có giá trị và năng suất làm việc tốt.

Thực tế, khuyến nghị của Nicholas Bahr cũng tương đồng với quan điểm của nhiều nhà quản lý khác. Jordan Strauss, cựu giám đốc điều hành của Kroll, một bộ phận thuộc Duff & Phelps (Mỹ), cho rằng các chủ doanh nghiệp nên dành một khoảng thời gian mỗi ngày để tìm kiếm cơ hội mới. Trong khi đó, Greg Milano, CEO của công ty tư vấn chiến lược Fortuna Advisors, cho biết chiến lược phục hồi có thể được chia thành ba bước chính: sống sót, cải thiện và nắm bắt cơ hội.

Theo Greg Milano, các doanh nghiệp trước tiên cần giải quyết các vấn đề về dòng tiền và thanh khoản. Bước tiếp theo, suy nghĩ về các lĩnh vực có thể để cải thiện, chẳng hạn như hiện đại hóa công nghệ. Cuối cùng, đối với những đơn vị ít bị ảnh hưởng, đây có thể là thời điểm để tận dụng các cơ hội kinh doanh mới.

Mặc dù lời khuyên của Bahr được thiết kế để giúp đỡ doanh nghiệp sẵn sàng bình phục sau khủng hoảng nhưng ông nói rằng, nó cũng có thể giúp họ ứng phó trong lúc đại dịch đang diễn ra.

Theo ông, sự thay đổi trong điều kiện kinh doanh khi có dịch khả năng sẽ diễn ra theo 4 cách. Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp sẽ bắt đầu hoạt động từ xa, vì làm việc tại nhà trở nên khả thi hơn. Thứ hai, chính xu hướng làm việc từ xa sẽ tạo ra sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. Thứ ba, toàn cầu hóa sẽ cần phải được xem xét lại để có khả năng thích ứng tốt hơn với những cú sốc tương tự như Covid-19. Và cuối cùng, các doanh nghiệp nói chung cần trở nên mạnh mẽ hơn, tập trung vào kế hoạch dài hạn hơn.

Trong khi triển vọng ngắn hạn của nhiều doanh nghiệp có vẻ kém sáng sủa thì Bahr ví nó như đang đi trong một đường hầm tối tăm. "Điều quan trọng cần nhớ là rồi chúng ta cũng sẽ đi ra khỏi nó", ông nhấn mạnh.

Phiên An

Vnexpress







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các tỉ phú bán lẻ giá rẻ ở châu Á phất lên trong thời kỳ lạm phát

Khối tài sản của các tỉ phú sở hữu các chuỗi bán hàng giá rẻ ở châu Á tăng thêm nhiều tỉ đô la Mỹ khi khách hàng đổ xô đến cửa hàng của họ trong thời kỳ lạm phát...

Khi Tim Cook đến Việt Nam “uống cà phê”!

Ngày 14/04, IDC công bố doanh số bán điện thoại thông minh của Apple đã giảm khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đồng nghĩa với việc mất vị trí quán quân...

Tiết lộ về cuộc sống kín tiếng của CEO Apple Tim Cook

CEO Apple Tim Cook ngoài đời là một người khá kín tiếng. Ông có thói quen dậy từ 4h sáng, dành một tiếng đọc cả hàng trăm e-mail công việc.

Con đường kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam

Nhân tố mới ứng cử vào HĐQT Vincom Retail (HOSE: VRE) - ông Nguyễn Hoài Nam đến từ Tập đoàn Berjaya Việt Nam gây sự chú ý trong bối cảnh Vingroup đang lên kế hoạch...

Forbes: Các tỷ phú dưới 30 tuổi đều nhờ thừa kế tài sản 

Theo nghiên cứu của Forbes, trên toàn cầu có 15 tỷ phú dưới 30 tuổi, nhưng không ai trong số họ là tự tạo ra tài sản của mình mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa...

Forbes: Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

Năm nay, danh sách tỷ phú thế giới của Forbes có sự góp mặt của 6 tỷ phú Việt Nam.

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong ngành ô tô toàn cầu

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ góp mặt trong danh sách MotorTrend PowerList 2024 - một bảng xếp hạng gồm 50 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong ngành công nghiệp...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98