Áp lực kinh tế khiến châu Âu chần chừ chặn Covid-19

17/03/2020 10:01
17-03-2020 10:01:01+07:00

Áp lực kinh tế khiến châu Âu chần chừ chặn Covid-19

Sau thập kỷ khủng hoảng tài chính, tăng trưởng yếu ớt, việc đóng cửa với thế giới đúng mùa cao điểm du lịch là lựa chọn khó khăn của châu Âu.

* Nhóm Eurogroup: Kinh tế châu Âu đang trải qua thời kỳ như chiến tranh

* Chủ tịch ECB: Châu Âu nguy cơ khủng hoảng kinh tế như 2008

Một châu Âu không biên giới, thông thương tự do đang phải thay đổi vì Covid-19. Từ cuối tuần qua, nhiều quốc gia bắt đầu hạn chế đi lại nội địa và kiểm soát biên giới. Sau Italy, Tây Ban Nha cũng đã phong tỏa toàn quốc, Czech yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà. Cùng với đó, biên giới các nước được thắt chặt. Đức kiểm soát biên giới với các nước láng giềng. Tương tự với Đan Mạch, Ba Lan và nhiều nước khác.

Cảnh sát Đức kiểm tra ôtô từ Pháp đi sang biên giới vào cuối tuần trước. Ảnh: AFP

Khi lục địa già đã thành vùng dịch lớn nhất thế giới, các biện pháp mạnh tay như cấm sự kiện đông người, yêu cầu người dân hạn chế ra đường, đóng cửa nhiều loại hình dịch vụ trừ thiết yếu và kiểm soát biên giới, mới được áp dụng.

"Di chuyển tự do trong khu vực Schengen từng là giá trị lớn nhất của chúng tôi, nhưng giờ đây nó trở thành mối nguy hiểm lớn nhất", Bộ trưởng Nội vụ Litva Rita Tamašunienė nói.

Có nhiều nguyên nhân khiến các nước châu Âu không phản ứng từ sớm, bao gồm quan điểm dịch tễ học về cách phòng và chữa Covid-19. Tuy nhiên, còn có một nhóm yếu tố khác liên quan đến kinh tế. Nhiều chuyên gia, hàng loạt chính trị gia từ trước khi dịch bùng phát mạnh đều tin rằng, việc hạn chế đi lại không giúp ích gì cho ngăn chặn dịch bệnh mà chỉ ảnh hưởng xấu đến kinh tế.

Những ý tưởng kêu gọi dừng thỏa thuận Schengen năm 1985 trước diễn biến xấu của Covid-19 đã được đề ra từ tháng 2. Nhưng đến cuối tháng 3, các quan chức Liên minh châu Âu vẫn bác bỏ ý tưởng kiểm soát biên giới. Họ cho rằng, cách này rất ít có tác dụng ngăn chặn dịch bệnh.

Đến hôm qua (16/3), khi nhiều quốc gia thành viên đơn phương áp đặt các biện pháp biên giới cho riêng họ, Ủy ban châu Âu vẫn ra sức kêu gọi các nước kiềm chế. Họ cho rằng làm cách này sẽ suy yếu 4 quyền tự do cơ bản của EU - sự di chuyển của hàng hóa, dịch vụ, vốn và con người - và làm mất ổn định nghiêm trọng thị trường thống nhất của khối, và khiến khu vực du lịch không biên giới Schengen vô nghĩa.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cảnh báo, việc đóng cửa biên giới sẽ gây thêm tác hại "xã hội và kinh tế". Ý kiến của bà được một số nhà khoa học và chính trị gia đồng tình. Anders Tegnell, nhà dịch tễ học Thụy Điển, gọi các biện pháp đóng biên của Đan Mạch là hoàn toàn vô nghĩa. "Không có nghiên cứu nào cho thấy điều đó. Ngược lại, nó sẽ gây tổn hại cho chúng ta về kinh tế", ông nói.

Ngay tại Đức, khi chính quyền quyết định mạnh tay kiểm soát biên giới thì Bộ trưởng Y tế Jens Spahn vẫn không đồng tình. Theo ông, vấn đề là phải quen với virus. "Nó vẫn sẽ lan rộng ngay cả khi đóng tất cả các biên giới. Sớm muộn gì cũng phải cho mọi người vào hoặc ra. Và sau đó, nó sẽ lan rộng trở lại", ông nói.

Nhiều chính trị gia cấp nghị viện châu Âu phẫn nộ vì các nước đơn phương muốn bế quan tỏa cảng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường tự do đi lại. Với thái độ kiềm chế hơn, Ủy ban châu Âu khuyến nghị các nước thiết lập một giải pháp gọi là "Hành lang xanh" - làn đường nhanh cho việc vận chuyển hàng hóa để duy trì nền kinh tế chung và đặc biệt là không cản trở phân phối thiết bị y tế.

Du khách đeo khẩu trang bên ngoài Đấu trường La Mã (Rome) hôm 1/2. Ảnh: AFP

Đóng cửa EU với thế giới ngay trong mùa cao điểm du lịch là một lựa chọn khó khăn với tập thể này. Covid-19 xuất hiện trùng vào mùa châu Âu đón khách du lịch xuân từ Mỹ và du lịch đầu hè từ châu Á. Đó là chưa kể dòng người hành hương khắp nơi trên thế giới đổ đến Italy và Vatican trong Tuần Thánh chờ đón Chủ nhật Phục sinh sắp tới.

Các khách sạn, nhà hàng, hộp đêm và dịch vụ du lịch hội nghị là huyết mạch kinh tế của nhiều khu vực ở châu Âu, tập trung quanh các điểm tham quan văn hóa nổi tiếng. Thierry Breton, Ủy viên thị trường nội khối EU, cho biết, Covid-19 đang khiến ngành du lịch Liên minh châu Âu tổn thất 1 tỷ euro (1,1 tỷ USD) mỗi tháng.

Ngành du lịch chiếm 3,9% GDP châu Âu và gần 12 triệu việc làm. Giờ đây, dịch bùng phát không thể tránh khỏi sự gián đoạn với ngành công nghiệp du lịch, sản xuất và bán lẻ, có nguy cơ khiến Liên minh châu Âu rơi vào suy thoái hoàn toàn.

Sau một thập kỷ khủng hoảng tài chính và tăng trưởng yếu ớt, việc nền kinh tế của họ bị hạ gục bởi một dịch bệnh là điều không ai mong đợi. Do đó, đình chỉ ngành du lịch là một giải pháp chẳng đặng đừng. "Mọi thứ ở châu Âu sẽ còn tồi tệ hơn nữa", ông Adam Posen, Chủ tịch của Viện kinh tế quốc tế Peterson, bình luận.

Tờ New York Times nhận định, trên khắp châu Âu mới ít hôm trước vẫn tồn tại suy nghĩ rằng cuộc khủng hoảng sức khỏe này sẽ tan biến mà không cần can thiệp. Cho đến thứ bảy tuần trước (14/3), các quán cà phê ở Paris vẫn đầy khách địa phương và nhà hàng kinh doanh tốt, ngay cả khi không có khách du lịch.

"Ở Pháp, khi bạn kêu gọi mọi người ở nhà, họ sẽ đến quán bar để ăn mừng việc đóng cửa", Hélène Noaillon, một nhân viên pha chế tại Les Pères Populaires, nói. Cô cho rằng, vì xã hội quá tự do và càng ngày không đặt mọi người dưới bất kỳ ràng buộc thực sự nào nên "họ sẽ tiếp tục sống theo cách họ muốn".

Quán cà phê Les Deux Magots tại Paris hôm 15/3. Ảnh: AP

Chỉ đến tuần này, nhiều người Pháp mới thực sự ít ra đường khi chính phủ mạnh tay hơn. Và các nước châu Âu cũng sẽ sớm phải đối mặt với tình huống khó xử tương tự những gì Trung Quốc phải đối mặt khi dịch bệnh bùng phát. Hạn chế đối với các cuộc tụ họp lớn, bao gồm cả trên các hệ thống giao thông công cộng, địa điểm giải trí và nơi làm việc, chắc chắn sẽ làm giảm hoạt động kinh doanh.

"Tôi cảm nhận được rằng chúng ta đang đi đến một giai đoạn mới", chuyên gia kinh tế Stephanie Segal, thành viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nhận định. "Bản thân các biện pháp ngăn chặn dịch sẽ có tác động đến kinh tế", ông nói

Nhà kinh tế học Carl Weinberg của High Frequency Economics nói rằng, đến nay các ngân hàng ở châu Âu chưa đối mặt với tình trạng hạn chế tín dụng hay nhu cầu thanh khoản bởi các chính sách phong tỏa và cách ly - đã được áp dụng tại Trung Quốc. Nhưng "chúng tôi không biết điều này sẽ kéo dài bao lâu", ông lưu ý.

Phiên An

Vnexpress







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan xuất khẩu kỷ lục sang Mỹ trước hạn chót thuế quan của ông Trump

Các doanh nghiệp châu Á vội vã xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ trước hạn chót hoãn thuế thuế quan đối ứng của Tổng thống Donald Trump, qua đó càng khiến thâm hụt thương...

Nghịch lý kinh tế Israel

Trong bối cảnh xung đột Israel–Palestine leo thang nghiêm trọng từ cuối năm 2023, ít ai ngờ nền kinh tế Israel lại có những dấu hiệu khởi sắc đáng kinh ngạc.

Ông Trump thông báo Israel và Iran đạt thỏa thuận ngừng bắn

Trong một diễn biến bất ngờ, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Israel và Iran đồng ý thực hiện lệnh ngừng bắn "hoàn toàn và toàn diện", mở ra hy vọng chấm dứt cuộc...

Xung đột Trung Đông leo thang, vận tải biển qua Bán đảo Ả-rập đối mặt nguy cơ gián đoạn

Ngành vận tải biển toàn cầu đang đối mặt với mức độ rủi ro chưa từng có khi căng thẳng Trung Đông tiếp tục leo thang.

Kinh tế Mỹ sẽ đối mặt với cú sốc chiến tranh?

Nếu một cuộc chiến thương mại toàn cầu là vẫn chưa đủ để các doanh nghiệp và người tiêu dùng “ngấm đòn”, thì có vẻ như xung đột Israel - Iran đang ngày càng có nguy...

Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngăn Iran đóng cửa eo biển Hormuz

Căng thẳng ở Trung Đông một lần nữa đặt thế giới trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng. Trong ngày 22/06, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã đề nghị Trung Quốc can thiệp...

Kinh tế thế giới đi về đâu?

Đứng trước sự bất định của nền thương mại toàn cầu do chính sách thuế của chính quyền Mỹ thay đổi khó lường, câu hỏi đặt ra là nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng...

Các tập đoàn thực phẩm toàn cầu loay hoay với cam kết giảm khí metan

Starbucks, Kraft Heinz cùng nhiều ông lớn ngành thực phẩm khác vẫn đang tỏ ra chậm chạp trong việc xử lý lượng khí thải metan, loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh...

10 ngày sau thỏa thuận Mỹ-Trung, doanh nghiệp Mỹ vẫn "mờ mịt" về nguồn cung đất hiếm

Gần 10 ngày kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh đã "hoàn tất", phần lớn công ty Mỹ vẫn không biết khi nào họ sẽ nhận được...

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ giảm 80% trong tháng 5

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh 80% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lô hàng gửi đến Nhật Bản giảm 54%. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98