Bất chấp dịch Covid-19, TQ vẫn bơm tiền xây sân bay và mua máy bay mới

10/03/2020 11:21
10-03-2020 11:21:25+07:00

Bất chấp dịch Covid-19, TQ vẫn bơm tiền xây sân bay và mua máy bay mới

Trung Quốc vẫn theo đuổi tham vọng dẫn đầu thị trường hàng không toàn cầu bất chấp dịch Covid-19 đang tàn phá nặng nề ngành công nghiệp này.

* Nhà máy sản xuất AirPods cho Apple tại Trung Quốc nối lại hoạt động

* Xuất khẩu của Trung Quốc giảm hai chữ số do tác động của dịch COVID-19

* Cả thế giới chờ Trung Quốc khôi phục sản xuất

Bất chấp tốc độ tăng trưởng trì trệ trong thời gian gần đây do dịch Covid-19 bùng phát, Trung Quốc vẫn đang thúc đẩy kế hoạch xây dựng trung bình 14 sân bay mỗi năm trong 15 năm tới, đạt tham vọng bá chủ ngành hàng không thế giới.

Theo South China Morning Post, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) có kế hoạch bổ sung thêm 215 máy bay, đạt mục tiêu 450 chiếc vào năm 2035, xây dựng ngành hàng không Trung Quốc thành một phần chiến lược của nền kinh tế nghìn tỷ USD.

Sân bay Quốc tế Đại Hưng (Bắc Kinh) được khai trương hồi tháng 9/2019. Ảnh: China Daily.

Từ 2014-2019, Trung Quốc đã chi 486,32 tỷ NDT (70 tỷ USD) cho cơ sở hạ tầng mặt đất, nâng cấp sân bay và hệ thống kiểm soát không lưu, thúc đẩy tham vọng trở thành trung tâm hàng không quốc tế.

Cùng lúc đó, CAAC tung ngân sách 85 tỷ NDT (12,2 tỷ USD) để đầu tư danh mục tài sản cố định của ngành hàng không trong năm 2019 và có kế hoạch nâng lên 100 tỷ NDT (14,4 tỷ USD) trong năm nay. Năm 2018, con số này là 85,79 tỷ NDT.

Tuy nhiên, sau nhiều năm bùng nổ nhanh chóng, ngành hàng không Trung Quốc đang dần hạ nhiệt. Theo CAAC, lượng hành khách và hàng hóa hàng không nước này tăng yếu dần trong 3 năm qua, với mức tăng 7,9% trong năm 2019, so với 10,9% vào năm 2018 và 13% vào năm 2017.

Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển trong năm 2019 là 75,26 tỷ tấn, chỉ tăng 1,9% so với năm 2018, thấp hơn mức tăng trưởng hàng năm là 4,6% trong năm 2018 và 5,7% trong năm 2017.

Bên cạnh đó, lượng hành khách tại sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải, một trong những trung tâm hàng không lớn của Trung Quốc, có tốc độ tăng chậm lại kể từ năm 2015 - giảm xuống còn 2,8% vào năm 2019 với 76,09 triệu hành khách - mức thấp nhất kể từ năm 2011.

Cảnh vắng vẻ tại một sân bay ở Trung Quốc khi dịch Covid-19 bùng phát. Ảnh: Reuters.

Guo Yufeng, giám đốc điều hành Sân bay WinSale và Công ty tư vấn Q&A, cho biết kế hoạch xây dựng sân bay của Trung Quốc tập trung vào nhu cầu dài hạn cũng như phát triển kinh tế địa phương.

Trong khi đó, giáo sư Li Guijin thuộc Viện Quản lý Hàng không Dân dụng Trung Quốc cho biết tổng thị phần của các chuyến bay nội địa đã giảm từ 16% xuống còn khoảng 5% trong 18 năm qua.

Trong 2 tháng qua, Cơ quan kế hoạch nhà nước Trung Quốc và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), đã phê duyệt 3 dự án sân bay mới, bao gồm đường băng thứ 3 tại sân bay Thâm Quyến với trị giá lên tới 91 tỷ NDT (13,1 tỷ USD).

Ngoài ra, việc xây dựng 81 dự án sân bay bị đình trệ cũng được nối lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài do sự bùng phát của dịch virus corona.

Cùng lúc đó, giới chức tỉnh Sơn Đông cho biết sẽ vận động lực lượng công nhân nhập cư để khởi động các dự án sân bay bị trì hoãn.

Trước sự lây lan mạnh của dịch Covid-19, hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đã hạn chế đi lại và siết chặt yêu cầu thị thực đối với khách du lịch Trung Quốc, làm sứt mẻ nghiêm trọng thị phần của Trung Quốc đối với ngành hàng không toàn cầu. Bắc Kinh cũng tốn một khoản chi phí khá lớn cho các hãng hàng không trong và ngoài nước để hồi phục sau mất mát từ dịch bệnh.

CAAC hôm 9/3 cho biết sẽ đưa ra các biện pháp mới nhằm hỗ trợ các hãng hàng không và sân bay, bao gồm giảm phí kiểm soát trong bối cảnh dịch virus corona chủng mới tàn phá nặng nề ngành hàng không nước này, South China Morning Post đưa tin.

Hương Giang

Zing.vn







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98