Covid-19 bắt đầu đe dọa kinh tế Mỹ

09/03/2020 09:08
09-03-2020 09:08:16+07:00

Covid-19 bắt đầu đe dọa kinh tế Mỹ

Sau Trung Quốc, "bóng ma" suy thoái do Covid-19 tạo ra đã bắt đầu xuất hiện trên đất Mỹ.

* Sợ còn virus corona, Mỹ cách ly tiền đô từng lưu hành ở châu Á

* Thượng viện Mỹ phê duyệt 8,3 tỷ USD chống Covid-19

* Sau thương chiến, dịch Covid-19 đập nát quan hệ kinh tế Mỹ - Trung

Hãng hàng không Southwest Airlines, chủ yếu bay các chặng nội địa Mỹ, cho biết đang chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về nhu cầu đi lại và số lượt hủy chuyến tăng. Trong khi đó, United Airlines khuyến khích nhân viên nghỉ phép không lương vào thời điểm đang giảm lịch bay.

Các nhà hàng, điểm giải trí và bán lẻ các ngành công nghiệp khác dựa trên tiêu dùng và lưu lượng khách hàng tại Mỹ cũng đang nhận ra nguy cơ ảm đạm. "Các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào kinh doanh nhà hàng có thể cần phải đóng cửa tạm thời nếu tình hình tồi tệ hơn", Erik Herrmann, người đứng dầu bộ phận đầu tư lĩnh vực nhà hàng của CapitalSpring nhận định. Theo ông, chỉ mảng phục vụ mua mang đi thì khả năng có lợi do thực khách sợ lây nhiễm nCoV khi ăn tại chỗ.

Nhiều tên tuổi lớn trong các ngành công nghiệp khác nhau cũng bắt đầu có ảnh hưởng. United và Hyatt Hotels đang có kế hoạch ngưng thuê người. General Motors và Nestlé SA hạn chế việc đi lại của nhân viên. Các sự kiện như "South by Southwest", một liên hoan công nghệ, phim ảnh và âm nhạc kéo dài hai tuần tại Austin (Texas), đã bị hủy bỏ.

Facebook và Amazon tuyên bố đóng cửa văn phòng tại Seattle. Trong khi những công nhân công nghệ cao có thể hoạt động tại nhà, các tài xế Uber và cửa hàng sandwich vốn phục vụ họ đối diện khả năng ế ẩm.

"Người lao động không thể làm mọi việc tại nhà, và bạn sẽ thấy việc mất mát một sản lượng mà có thể không bao giờ được tạo ra", bà Diane Swonk, Kinh tế trưởng tại Grant Thornton nhận định, "Bạn không thể tham dự một sự kiện thể thao đã bị hủy và sẽ không thể mua chiếc áo len định mua hồi tháng 3 vào cuối tháng 4", bà nói.

Sản xuất bên trong một nhà máy tại Mỹ. Ảnh: Zuma Press

Câu hỏi đặt ra là liệu tác động của Covid-19 có lan sang các lĩnh vực khác hay không. Theo Wall Street Journal, các nhà sản xuất đang báo cáo sự gián đoạn nguồn cung, do các nhà máy Trung Quốc ngừng hoạt động. Các doanh nghiệp nhỏ lo ngại về việc sẽ vay thêm tiền để khắc phục nhu cầu chậm lại. Và sự suy thoái kinh tế tạm thời có thể khiến một số công ty nguy cơ vỡ nợ.

Nền kinh tế Mỹ vốn đã có một bước đi vững chắc trước khi Covid-19 lan rộng. Tháng 2/2020, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất 50 năm và tiền lương tăng. Các báo cáo gần đây cho thấy sa thải ở mức thấp lịch sử, tiêu dùng ổn định, lạm phát thấp và thu nhập hộ gia đình tăng.

Thế rồi, nCoV đến với Mỹ. Mặc dù mức độ thiệt hại về kinh tế hiện không rõ ràng và phụ thuộc khi nào dịch được dập tắt, những dấu hiệu phản ứng đã rõ rệt hơn.

Hoạt động kinh doanh của các nhà cung cấp dịch vụ đã giảm vào tháng 2, lần đầu tiên kể từ tháng 10/2013, theo khảo sát của IHS Markit. Các công ty được khảo sát cho biết sự suy giảm về nhu cầu khách hàng và hoạt động kinh doanh mới từ nước ngoài.

Chỉ số tâm lý người tiêu dùng, công bố bởi Đại học Michigan, đã tăng trong cả tháng 2. Tuy nhiên, một phần năm số người được hỏi trong những ngày kết thúc khảo sát lo lắng hơn về dịch bệnh. Viện Quản lý Cung ứng Mỹ cho biết hoạt động sản xuất hạ nhiệt trong tháng 2, do hiệu ứng Covid-19 làm xáo trộn chuỗi cung ứng.

Tuần qua, các nhà đầu tư Mỹ cũng đã nhận ra những nguy hiểm phía trước. Thị trường trái phiếu, lợi suất kho bạc giảm xuống mức thấp lịch sử. Trong khi đó, giá dầu thô trong phiên 6/3 có phong độ tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính. Trước tình hình này, Fed đã báo hiệu rằng họ có thể cắt giảm lãi suất hơn nữa. Các quan chức thì kêu gọi thêm nhiều biện pháp kích thích tài khóa từ chính phủ.

Hôm 6/3, Tổng thống Donald Trump đã ký một dự luật chi tiêu khẩn cấp trị giá 8,3 tỷ USD để chống lại Covid-19, bao gồm tài trợ cho các nỗ lực phát triển vaccine và hỗ trợ các tiểu bang ứng phó dịch bệnh.

Megan Greene, Chuyên gia kinh tế tại Đại học Harvard Kennedy, cho rằng cần phải có phản ứng tài chính lớn hơn để có thể bảo vệ nền kinh tế, ví dụ như giảm thuế thu nhập và hỗ trợ trực tiếp hơn cho các doanh nghiệp và cá nhân.

Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết chính quyền đang xem xét các biện pháp kịp thời và nhắm vào việc giúp các công nhân và các ngành bị ảnh hưởng. Việc này bao gồm các biện pháp như hoãn thuế đối với những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chủ yếu là khách sạn và du lịch.

Bà Swonk dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ giảm còn 0,5% trong nửa đầu năm, chậm lại rõ rệt so với mức 2,3% của năm ngoái. Bà cho rằng sa thải tại các nhà hàng, khách sạn và hãng hàng không và tỷ lệ thất nghiệp sẽ leo thang.

"Sẽ có sự suy giảm khá mạnh trong hoạt động kinh tế", bà Megan Greene đồng quan điểm. "Suy giảm kéo dài bao lâu thì tùy thuộc vào dịch tễ học và chúng tôi không có câu trả lời nào cho điều đó", vị chuyên gia thừa nhận.

Phiên An

Vnexpress







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...

WSJ: Trung Quốc chỉ nới lỏng xuất khẩu đất hiếm trong 6 tháng

Trung Quốc đang đặt giới hạn 6 tháng đối với các giấy phép xuất khẩu đất hiếm dành cho các nhà sản xuất ô tô và nhà máy của Mỹ, theo nguồn tin thân cận. Động thái...

Nội dung thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung dần được hé lộ

Tổng thống Trump cho biết Trung Quốc sẽ cung cấp nam châm và đất hiếm và Mỹ sẽ thực hiện các cam kết của mình, trong đó có việc cho phép sinh viên Trung Quốc theo...

Ông Trump lại dọa sẽ đơn phương áp thuế quan trong hai tuần tới

Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ gửi thư thông báo mức thuế quan đơn phương cho các đối tác thương mại trong 1-2 tuần tới, tức trước khi kết thúc thời gian hoãn...

Nóng: Mỹ có thể gia hạn thời gian hoãn thuế quan với các quốc gia có thiện chí

Chính quyền Trump đang cân nhắc gia hạn lệnh tạm hoãn thuế quan 90 ngày cho các đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, với điều kiện những quốc gia này thể hiện "thiện...

Ông Trump nói Mỹ thu 55% thuế quan, Trung Quốc chỉ thu 10% 

Trong ngày 11/06, Tổng thống Donald Trump thông báo Trung Quốc sẽ cung cấp trước đất hiếm cho Mỹ trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại mới, gọi đây là thỏa thuận...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98