Covid-19 đe dọa suy thoái kinh tế, nhưng bài học gói kích cầu 2009 vẫn còn

11/03/2020 14:30
11-03-2020 14:30:00+07:00

Covid-19 đe dọa suy thoái kinh tế, nhưng bài học gói kích cầu 2009 vẫn còn

Thừa nhận doanh nghiệp và nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, nguy cơ suy thoái có thể xảy ra, nhưng chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng, sử dụng gói kích cầu hiện nay cần xem lại bài học năm 2009.

* Dịch Covid-19 có thể kích hoạt một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu?

* TQ có thể suy thoái kinh tế lần đầu tiên sau 44 năm vì dịch Covid-19

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, cần cẩn trọng với gói kích cầu kinh tế và xem lại bài học về gói này từ năm 2009

Phóng viên đã có cuộc trao đổi nhanh với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của các cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về nguy cơ nền kinh tế giảm phát, thậm chí suy thoái và có hay không áp dụng gói kích cầu cho kinh tế.

Thưa bà, rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực doanh nghiệp kêu cứu lên Chính phủ, bởi khó khăn của dịch Covid-19 đang là vấn đề thực sự đối với họ, nhiều người cho rằng, nếu dịch bệnh tiếp diễn khó lường nguy cơ nền kinh tế giảm tăng trưởng, thậm chí suy thoái là điều có thể xảy ra?

- Nguy cơ có thật trên thực tế, đã xảy ra rồi, nước ta, số doanh nghiệp đăng ký mới ít hơn số doanh nghiệp ngừng hoạt động, đó là tín hiệu tệ cho nền kinh tế. Ngoài ra, nhiều ngành nghề khó khăn do sụt giảm cầu, mất cung nguyên liệu…

Tuy nhiên, đây không phải là khó khăn riêng của doanh nghiệp Việt mà khó khăn chung của doanh nghiệp trên toàn cầu, tất cả các kênh dự báo của toàn cầu đều cho thấy kinh tế toàn cầu năm nay có thể giảm tăng trưởng.

Covid-19 không chỉ gây hại cho con người mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, đình trệ sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu bị suy giảm. Trung Quốc là người tham gia sâu vào nhiều chuỗi cung ứng nên bị ảnh hưởng lớn nhất, kéo theo sự liên quan của nhiều quốc gia trong chuỗi giá trị cùng với nước này, trong đó có Việt Nam.

Rất nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành hàng không, xuất khẩu, sản xuất ô tô khó khăn. Có khá nhiều người cho rằng, Việt Nam nên có chính sách riêng để giúp họ vượt qua khó khăn, giữ được xương sống cho nền kinh tế?

- Tôi nghĩ doanh nghiệp lớn hay nhỏ hiện nay, khó khăn như nhau không nên phân biệt lớn thì được ưu đãi chính sách riêng mà cần một chính sách làm sao để mọi doanh nghiệp họ thấy lợi ích của mình trong đó.

Hiện, giải pháp trước mắt Chính phủ chỉ có thể gia hạn tiền thuế, yêu cầu các ngân hàng giãn, hoãn lãi suất, còn không có gì hơn. Về lâu dài, nhiệm vụ vẫn là cải cách thủ tục hành chính, cần làm nhanh hơn, mạnh hơn để cùng chung sức với doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Lúc này là lúc doanh nghiệp cần bàn tay hỗ trợ của Nhà nước, của bộ ngành và địa phương, không phải là lúc sợ hãi, do dự vào làm gì và làm như thế nào.

Tiềm lực của nền kinh tế Việt Nam và dự trữ của mình thấp, nên khi bị dư chấn có thể bị nặng hơn. Tuy nhiên, ngay từ đầu đến giờ, Chính phủ đã xử lý rất tốt bệnh dịch, ưu tiên hàng đầu là chống dịch, cố gắng bằng giữ tăng trưởng bằng nhiều biện pháp.

Ảnh hưởng  doanh nghiệp là điều không mong muốn, một loạt các ngành như du lịch, giao thông, cùng hàng triệu người kinh doanh nhỏ lẻ cũng chịu ảnh hưởng.

Bộ Công Thương mới đây cho biết, rất nhiều doanh nghiệp chỉ có hàng dự trữ đến tháng 3/2020, nếu nguồn cung bị đình hoãn, có thể nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động. Thực tế này cho thấy điều gì thưa bà?

- Đây là nguy cơ lớn không chỉ là trước mắt mà lâu dài. Doanh nghiệp không có đủ nguồn sản xuất là một minh chứng cho thấy chuỗi giá trị của nhiều doanh nghiệp Việt đang phụ thuộc rất lớn vào một thị trường là Trung Quốc.

Nếu doanh nghiệp Việt khó nguồn cung, đứt nguồn cùng với đối tác khác thì rất dễ bị thay thế bởi các nhà cung ứng từ các quốc gia khác, các ngành lo ngại nhất là da giày, dệt may, điện tử...

Trong trường hợp này, Nhà nước đương nhiên phải hỗ trợ chứ không thể nói ngân sách khó khăn được. Cứu doanh nghiệp khỏi chết cũng là để giữ cho nguồn thu lâu dài, giữ cho công ăn việc làm cho người lao động, hàng vạn người đóng thuế mất đi thì lấy ai nuôi nguồn thu, ai là người tạo công ăn việc làm mới đây.

Tuy nhiên, điều tôi lo lắng nhất là xu hướng phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc có thể đe doạ nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn vì Trung Quốc và Việt Nam có nhiều vấn đề nhạy cảm. Việc phụ thuộc vào nguồn nhập nguyên liệu của nhiều doanh nghiệp, khiến tổn thương của kinh tế Việt Nam sâu sắc hơn và khiến cho chúng ta phải đứng trước nhiều lựa chọn.

Bên cạnh đó, xu hướng FDI ngày càng dựa vào Việt Nam như là nơi để gia tăng lợi thế về mở cửa, giảm, miễn thuế thay vì lợi thế cạnh tranh, sản xuất. Việc FDI đổ vào Việt Nam nhưng phụ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Quốc không có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam bởi hiện nay Việt Nam có nhiều hiệp định thương mại tự do mà không có Trung Quốc như CPTPP, EVFTA. Các hiệp định mới, lớn mở ra cho cơ hội xuất khẩu nhưng lại có quy tắc không nhập nguyên liệu, linh kiện từ nước khác không nằm trong nhóm nước tham gia hiệp định.

Nếu doanh nghiệp Việt gian lận xuất xứ, rất dễ dính đến các vấn đề pháp lý, kiện hoặc đơn phương chấm dứt ưu đãi.

Theo đánh giá của bà, những biện pháp vừa chống dịch vừa hỗ trợ doanh nghiệp về giãn, giảm thuế và miễn thuế hiện nay đã phù hợp hay chưa? Bà có lời khuyên gì cho Chính phủ?

- Chính phủ có chủ trương rất tốt rồi, còn bây giờ phải làm thế nào cho trúng và đúng cần hỗ trợ, không cào bằng, không bỏ quên hộ sản xuất kinh doanh.

Các hộ sản xuất kinh doanh bé, không có nhiều nguồn lực, khó tiếp cận vốn, chính sách nên có khi bão nhỏ họ đã chết rồi, còn các doanh nghiệp lớn có lẽ chống chịu tốt hơn.

Các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh nhất là những nơi sống dựa vào chuỗi giá trị cung ứng cho du lịch, cung ứng hàng hoá, thực phẩm cho nhà máy, xí nghiệp, công nhân... có thể sụp đổ hàng loạt nếu doanh nghiệp lớn khó khăn, tạm ngừng đóng cửa hoặc phá sản bởi Covid-19.

Tôi nhớ, năm ngoái Việt Nam có chính sách thống kê doanh nghiệp chưa được quan sát với thông điệp thống kê để hỗ trợ họ, giúp đỡ họ phát triển chứ không phải là bắt họ lên doanh nghiệp để thu thuế.

Với điều kiện và hoàn cảnh hiện nay, đây là cơ hội để chúng ta thực hiện phương châm thống kê - hỗ trợ của Nhà nước. Đây là lúc các cơ quan Nhà nước cần tỏ rõ thái độ và mục đích của mình.

Bộ Tài chính vừa dự kiến giảm hơn 30.000 tỷ đồng tiền thuế cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng. Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 4/3 cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng có gói hỗ trợ hơn 250.000 tỷ đồng (10,8 tỷ USD) để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Mới đây, một số tổ chức có đề xuất Chính phủ nên có gói kích thích kinh tế, nhưng vẫn có nhiều ý kiến khác nhau, nhất là lo ngại lạm phát gia tăng sau khi tung gói kích cầu? bà thấy sao về vấn đề này?

- Chuyện tung ra gói kích thích kinh tế cũng có thể làm nhưng theo tôi thời điểm này cần rất chọn lọc, đúng chỗ. Vì tung lượng cung tiền ra quá lớn, trong khi chúng ta chưa đánh giá được rõ các thiệt hại, bản chất của khó khăn nơi doanh nghiệp, đúng đối tượng và mục tiêu của gói kích thích sẽ khiến rủi ro lớn về dài hạn

Hãy nhìn vào gói kích cầu năm 2009 của Việt Nam sau khi thế giới xảy ra khủng hoảng tài chính để rút kinh nghiệm. Sau khi gói kích cầu được đưa ra, hệ quả lạm phát, chất lượng tăng trưởng của Việt Nam 5-7 năm sau mới khắc phục được.

Về danh thì cho là kích cầu kinh tế nhưng trên thực tế tiền được nhảy hết vào bất động sản, chứng khoán. Dư cung tiền quá lớn khiến bất động sản, chứng khoán xuất hiện bong bóng, sóng và nơi trú ngụ của người có tiền. Thị trường nhà đất bị thổi bùng về mức giá, bong bóng bất động sản, chứng khoán liên tục đe doạ nền kinh tế và nếu không có cách biện pháp “bắt nhốt” nợ xấu, nền kinh tế đã rơi vào hỗn loạn.

Tuy nhiên, hệ quả của gói kích thích này vẫn còn in đậm cho đến ngày này, thị trường chứng khoán mất điểm, bất động sản tăng giá phi mã, lãi suất tăng cao.

Tôi nghĩ các ngân hàng hiện nay được lệnh khoanh nợ, giãn  nợ, giảm lãi suất cũng là rất cần, lãi suất hiện nay vẫn quá cao, ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp.

Chi phí thuê mặt bằng, lãi ngân hàng đang chiếm rất lớn vào chi phí cố định của doanh nghiệp, biện pháp giảm giá mặt bằng, giảm lãi suất theo bà cần bàn tay của Nhà nước hay không?

- Trong thời gian qua, để ý thấy rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, nhưng mỗi ngành ngân hàng ung dung nhất, lãi hàng nghìn tỷ đồng. Điều này có được là do họ có lãi suất quá cao, trong khi doanh nghiệp nhiều ngành nghề, tôi được biết vẫn lỗ kế hoạch.

Đây là bất hợp lý, ngân hàng cần xem lại, Chính phủ cần xem lại chính sách đối với ngân hàng để họ đối xử tốt hơn với doanh nghiệp.

Còn về chi phí thuê mặt bằng, đây là vấn đề cung cầu thị trường, nếu giá quá cao sẽ bị thị trường điều chỉnh, nên bàn tay Nhà nước vào đây sẽ khiến thị trường méo mó, phản tác dụng. Giá thuê mặt bằng quá cao, doanh nghiệp đi thuê khó khăn họ sẽ chủ động tìm kiếm nguồn khác thay thế, lập tức giá sẽ hạ.

Thực ra, nếu có hỗ trợ, theo tôi nên ưu tiên các doanh nghiệp làm về phụ trợ bởi họ đang đứng giữa dòng, rất khó khăn. Vừa không nhập được nguyên liệu, vừa không bán được sản phẩm. Chính phủ luôn kêu gọi phát triển công nghiệp hỗ trợ, lúc này là lúc để chúng ta hiện thực hóa chính sách ấy.

Trân trọng cảm ơn bà về cuộc trao đổi này!

Nguyễn Tuyền

Dantri







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giải ngân đầu tư công 6 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm 2025, giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 264,800 tỷ đồng, bằng 32.06% kế hoạch và cao hơn cả về tỷ lệ lẫn giá trị tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2024.

Khởi công siêu dự án 44,000 tỷ ở Đà Nẵng

Sáng 22/06, Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân chính thức được khởi công tại phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu. Phó Thủ tướng Thường trực Chính...

Đà Nẵng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Khu thương mại tự do

Sáng 22/06, lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng đã được tổ chức long trọng, với sự tham dự của...

Quyết sách quan trọng của tỉnh Đồng Nai để phát triển kinh tế - xã hội

Nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực sẽ hiến kế giúp tỉnh Đồng Nai phát triển kinh tế-xã hội theo đúng mục tiêu đề ra.

Vận hành thử nghiệm 6 phường, xã của thành phố Đà Nẵng mới

Tại các phường, xã mới của thành phố Đà Nẵng, công tác vận hành thử nghiệm diễn ra suôn sẻ, hoàn thành tốt các chương trình, kế hoạch theo đúng dự kiến.

Hợp tác Mekong – Hàn Quốc: Công nghệ thủy lợi thông minh cho vùng hạn mặn

Vùng hạ lưu sông Mekong đang đứng trước thách thức kép từ biến đổi khí hậu và sự phát triển kinh tế nhanh chóng. Tại Việt Nam, theo Báo cáo Quốc gia về Khí hậu và...

Việt Nam là thị trường xuất khẩu hàng hóa thứ 8 của Singapore

Trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 16,23 tỷ SGD, tăng 28,07% so với cùng kỳ năm 2024; trong đó xuất khẩu tăng...

TP.HCM tháo vướng mắc, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Sở NN&MT TP.HCM vừa có báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư công các dự án được ghi vốn bồi thường trong năm 2024, năm 2025.

TP.HCM giao cho các siêu thị triển khai 'Tick xanh trách nhiệm'

Sở Công Thương TP.HCM đã vận động và đã có bốn sàn lớn tham gia "Tick xanh trách nhiệm".

Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo chí cách mạng Việt Nam phải tiếp tục vươn mình mạnh mẽ

Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 - 21/06/2025) sáng 21/06, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, phát huy truyền thống vẻ vang...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98