Dịch Covid-19 đập nát tham vọng bá chủ hàng không thế giới của TQ

07/03/2020 09:34
07-03-2020 09:34:01+07:00

Dịch Covid-19 đập nát tham vọng bá chủ hàng không thế giới của TQ

Khi dịch virus corona chủng mới bùng phát, hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ hạn chế giao thông hàng không với Trung Quốc.

* Hãng hàng không Flybe của Anh tuyên bố phá sản do kinh doanh bết bát

* Hàng không từ nằm đất đến giảm lương

* Nhiều hãng hàng không châu Á đứng trước bờ vực phá sản vì Covid-19

Theo South China Morning Post, đây là con số do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cung cấp tính đến ngày 5/2. Trên thực tế, OAG Aviation Worldwide cho biết giao thông hàng không Trung Quốc đã tăng trở lại từ mức đáy 20/1 đến 17/2.

Tính theo thị phần toàn cầu, thị trường hàng không Trung Quốc đã vươn từ thứ 25 thời điểm đó lên vị trí thứ hai. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là các hãng hàng không Trung Quốc cắt giảm mạnh giá vé các chuyến bay nội địa và được chính phủ hỗ trợ.

Nhu cầu thực tế vẫn cực kỳ yếu ớt. "Gần 100% trong tổng số trong số 2,9 triệu ghế quay trở lại thị trường Trung Quốc là thuộc các chuyến bay nội địa với mức giá giảm xuống rất thấp", OAG Aviation Worldwide cho biết.

Ví dụ, hãng hàng không Thâm Quyến bán vé một chiều từ Thâm Quyến tới Trùng Khánh với giá chỉ vỏn vẹn 100 NDT (14 USD), chỉ bằng 5% so với giá vé 1.940 NDT (276 USD) của một chuyến bay dài 1.000 km trong thời điểm bình thường.

Dịch Covid-19 là cú đòn nặng giáng vào ngành hàng không Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Tham vọng bá chủ

Trong tuần này, chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ tài chính cho các hãng hàng không trong và ngoài nước để khôi phục dịch vụ tê liệt vì dịch Covid-19.

Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc cho biết với mỗi ghế có sẵn, Bắc Kinh sẽ trợ giá khoảng 0,0176 NDT (0,0025 USD) trên mỗi km ở các tuyến bay nhiều hãng khai thác và 0,0528 NDT ở các tuyến chỉ do một hãng hoạt động.

Tuy nhiên với việc dịch virus corona chủng mới lan rộng bên ngoài Trung Quốc đại lục, đặc biệt là ở Hàn Quốc, Italy và Iran, giao thông hàng không quốc tế sẽ tiếp tục bị hạn chế trong thời gian trước mắt.

Trung Quốc không hề che giấu tham vọng giành vị thế bá chủ thị trường hàng không toàn cầu sau nhiều năm đầu tư lớn để đưa các sân bay nước này sánh ngang với một số cảng hàng không khổng lồ như sân bay London (Anh) hay Tokyo (Nhật Bản).

Ví dụ, sân bay quốc tế Đại Hưng (Bắc Kinh) - do cố kiến trúc sư Zaha Hadid thiết kế và mở cửa hồi tháng 9 năm ngoái - có tổng vốn đầu tư lên đến 120 tỷ NDT, tương đương 17,3 tỷ USD). Nhà ga hành khách có diện tích hơn 1 triệu m2.

Sân bay Đại Hưng (Bắc Kinh) khai trương hồi tháng 9/2019. Ảnh: CNN.

Cũng trong năm 2019, thành phố Thâm Quyến và Quảng Châu (thuộc tỉnh Quảng Đông) đầu tư mạnh nhằm phát triển dịch vụ hàng không quốc tế, đặc biệt khi các cuộc biểu tình tại Hong Kong đe dọa vị thế trung tâm giao thông quốc tế của đô thị này.

Chính quyền Quảng Châu khẳng định thành phố này sẽ trở thành trung tâm quan trọng của mạng lưới giao thông quốc tế vào năm 2035. Tính đến thời điểm đó, Quảng Châu sẽ có thêm 103 tuyến bay quốc tế mới.

Ước tính khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường không sẽ tăng từ 1,78 triệu tấn năm 2017 lên 5 triệu tấn, số hành khách từ 66 triệu năm 2017 lên 140 triệu/năm.

Thời thế thay đổi

Tuy nhiên, South China Morning Post cho biết hàng loạt sân bay tại Trung Quốc giờ đối mặt với tương lai ảm đạm vì dịch virus corona chủng mới. Nguy cơ ngành hàng không buộc phải sa thải nhân viên hàng loạt là rất rõ ràng.

Trước khi dịch Covid-19 bùng nổ, Trung Quốc chi ngân sách 1,1 tỷ NDT (158,5 triệu USD) để trợ cấp cho 49 hãng hàng không vào năm 2020, tăng gần 30% so với mức 850 triệu NDT (122,5 triệu USD) năm 2019. Hơn 1,56 tỷ NDT (225 triệu USD) cũng được đầu tư để nâng cấp các o các sân bay vừa và nhỏ trong năm nay.

Vào tháng 2, IATA ước tính các hãng hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ thiệt hại 27,8 tỷ USD doanh thu trong năm nay vì dịch Covid-19. Riêng thị trường nội địa Trung Quốc mất tới 12,8 tỷ USD.

Theo Civil Aviation Data Analysis, ngành hàng không Trung Quốc ​​sẽ thiệt hại ít nhất 72 tỷ NDT (10,39 tỷ USD) vì tình trạng hủy chuyến và nhu cầu lao dốc trong tháng 2 và 3.

"Bắc Kinh không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc cứu trợ các hãng hàng không trong nước", nhà phân tích Shukor Yusof của Endau Analytics nhận định. “Đây là ngành công nghiệp đòi hỏi vốn lớn và tình trạng cạn vốn là thảm họa với các hãng hàng không yếu kém".

Hành khách đeo khẩu trang ở sân bay Phố Đông, Thượng Hải hồi cuối tháng 1. Ảnh: Reuters.

Hiện, nhiều hãng hàng không Trung Quốc đã nối lại các chuyến bay nhưng tỷ lệ lấp đầy ghế mỗi chuyến vẫn ở mức dưới trung bình. Các chuyến bay rời 3 sân bay lớn ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu có tỷ lệ lấp đầy trung bình chỉ khoảng 51,3% trong tháng 2.

Nhà phân tích Luya You của Bocom International khẳng định tỷ lệ đặt chuyến trong tháng 4 là "rất thảm". "Các hãng cắt giảm dịch vụ đồng nghĩa với việc thừa nhiều nhân viên. Do đó, tình trạng sa thải hàng loạt sẽ xảy ra", chuyên gia You dự báo.

Nhiều hãng hàng không Trung Quốc thuộc quyền sở hữu của chính quyền các địa phương. Do đó, rất có thể những hãng yếu kém sẽ được chính phủ giải cứu. Hiện, chính quyền tỉnh Hải Nam đang tiếp quản HNA Group, đơn vị sở hữu và nắm trong tay cổ phiếu nhiều hãng hàng không Trung Quốc, bao gồm Hainan Airlines.

Giới phân tích cho rằng việc chính phủ Trung Quốc đổ tiền mặt vào ngành hàng không sẽ không đem lại hiệu quả cần thiết do nhu cầu bay đang quá yếu ớt. "Vấn đề lớn nhất vẫn là nhu cầu sụt giảm vì virus corona. Khi hành khách sợ không dám bay thì giá vé cực rẻ cũng không kích thích được nhu cầu", chuyên gia You nói.

Hương Giang

Zing.vn







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quan chức Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc “xả” hàng giá rẻ ra nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể bán sản phẩm dư thừa với giá rẻ, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong...

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...

Trung Quốc sẽ ban hành quy định mới để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Lý Cường khẳngn định Trung Quốc luôn chào đón mọi công ty từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến đầu tư và tăng cường khẳng định chỗ đứng tại nước này.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98