G20 sẽ bơm 5 nghìn tỉ USD vào nền kinh tế toàn cầu ứng phó COVID-19

27/03/2020 09:38
27-03-2020 09:38:15+07:00

G20 sẽ bơm 5 nghìn tỉ USD vào nền kinh tế toàn cầu ứng phó COVID-19

Các lãnh đạo G20 (nhóm các nền kinh tế lớn) cam kết "một mặt trận thống nhất" trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 và sẽ bơm 5 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu.

* Kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng bao lâu vì dịch COVID-19?

* Chẩn bệnh kinh tế toàn cầu giữa nguy khó

* Dịch Covid-19 có thể kích hoạt một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu?

G20 sẽ bơm 5 nghìn tỉ USD vào nền kinh tế toàn cầu ứng phó COVID-19
Quốc vương Ả Rập Xê Út Salman chủ trì hội nghị khẩn cấp trực tuyến G20 ngày 26.3. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng các lãnh đạo G20 khác đã tham gia hội nghị khẩn cấp trực tuyến về tình hình đại dịch COVID-19 do Quốc vương Ả Rập Xê Út Salman chủ trì vào ngày 26.3, theo AFP.

"Chúng tôi sẽ bơm hơn 5 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu. Đây là một phần trong chính sách tài khóa và biện pháp kinh tế nhằm ứng phó các tác động về xã hội, kinh tế và tài chính từ đại dịch COVID-19", theo tuyên bố của các nhà lãnh đạo G20.

“Chống lại đại dịch COVID-19 đòi hỏi biện pháp ứng phó phối hợp trên toàn cầu, minh bạch, mạnh mẽ, quy mô lớn và dựa trên cơ sở khoa học với tinh thần đoàn kết. Chúng tôi cam kết một mặt trận thống nhất chống lại mối đe dọa chung này, thực hiện các biện pháp bao gồm chia sẻ nghiên cứu và dữ liệu, củng cố hệ thống y tế và mở rộng năng lực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về vật tư y tế”, các lãnh đạo G20 nhấn mạnh.

Các lãnh đạo G20 cũng cam kết sẽ tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các ngân hàng khu vực để triển khai gói tài chính hỗ trợ những quốc gia đang phát triển.

"Trách nhiệm của chúng tôi là mở rộng bàn tay hỗ trợ những quốc gia đang phát triển, các nước kém phát triển nhất, giúp họ xây dựng năng lực và cải thiện cơ sở hạ tầng để vượt qua khủng hoảng cùng hậu quả của đại dịch COVID-19", Quốc vương Salman nói.

Tuyên bố chung nhấn mạnh G20 đảm bảo cam kết khôi phục niềm tin, duy trì sự ổn định tài chính và phục hồi tăng trưởng.

Các lãnh đạo G20 đồng thời cam kết sẽ giải quyết sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, yêu cầu bộ trưởng tài chính, thống đốc ngân hàng trung ương phối hợp thường xuyên với nhau và với những tổ chức quốc tế nhằm phát triển kế hoạch hành động đối phó đại dịch COVID-19.

Theo Tân Hoa xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các quốc gia G20 gỡ bỏ thuế cùng những rào cản thương mại nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu sau cú sốc vì đại dịch COVID-19.

Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi G20 cần có kế hoạch chung để hỗ trợ nền kinh tế của họ và đề xuất dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với những hàng hóa thiết yếu. Ông Putin đề xuất thiết lập một quỹ đặc biệt nằm dưới sự kiểm soát của IMF nhằm ứng phó đại dịch COVID-19.

Hội nghị khẩn cấp diễn ra trong bối cảnh G20 bị chỉ trích chậm phối hợp hành động chống lại đại dịch COVID-19, đến nay khiến hơn 22.000 người chết trên toàn thế giới, với hơn 492.000 ca nhiễm.

Phúc Duy

Thanh niên







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...

WSJ: Trung Quốc chỉ nới lỏng xuất khẩu đất hiếm trong 6 tháng

Trung Quốc đang đặt giới hạn 6 tháng đối với các giấy phép xuất khẩu đất hiếm dành cho các nhà sản xuất ô tô và nhà máy của Mỹ, theo nguồn tin thân cận. Động thái...

Nội dung thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung dần được hé lộ

Tổng thống Trump cho biết Trung Quốc sẽ cung cấp nam châm và đất hiếm và Mỹ sẽ thực hiện các cam kết của mình, trong đó có việc cho phép sinh viên Trung Quốc theo...

Ông Trump lại dọa sẽ đơn phương áp thuế quan trong hai tuần tới

Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ gửi thư thông báo mức thuế quan đơn phương cho các đối tác thương mại trong 1-2 tuần tới, tức trước khi kết thúc thời gian hoãn...

Nóng: Mỹ có thể gia hạn thời gian hoãn thuế quan với các quốc gia có thiện chí

Chính quyền Trump đang cân nhắc gia hạn lệnh tạm hoãn thuế quan 90 ngày cho các đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, với điều kiện những quốc gia này thể hiện "thiện...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98