Gói 'giải cứu' đơn giản, tốc độ và đúng chỗ

09/03/2020 15:06
09-03-2020 15:06:03+07:00

Gói 'giải cứu' đơn giản, tốc độ và đúng chỗ

Chính phủ nhiều nước đã có hỗ trợ ngay tức thì khi dịch COVID-19 mới bắt đầu ảnh hưởng. Việt Nam vừa tung ra gói của mình, cái cần nhất bây giờ chính là thời gian.

* Sẽ có gói hỗ trợ tín dụng 285.000 tỷ đồng

* NHNN ban hành dự thảo Thông tư hướng dẫn hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19

Gói giải cứu đơn giản, tốc độ và đúng chỗ - Ảnh 1.
Chợ Bến Thành, quận 1, TP.HCM vắng vẻ du khách nước ngoài đến mua sắm và tham quan - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Singapore ngay từ đầu tháng 2-2020 đã có những chính sách để hỗ trợ trước dịch COVID-19. Bộ trưởng Tài chính nước này tuyên bố sẽ dành 4 tỉ đôla Singapore trong năm nay để giúp ổn định nền kinh tế Singapore và giúp người lao động cũng như các doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Với ngành du lịch, mức giảm 30% thuế tài sản sẽ được áp dụng trong năm 2020 với phòng khách sạn và phòng khánh tiết tại các khách sạn và căn hộ dịch vụ được cấp phép. Các dịch vụ du thuyền, bến tàu cũng giảm 15% thuế tài sản...

Một khoản vay bắc cầu trong một năm cũng sẽ được giới thiệu để hỗ trợ các khoản thanh toán của doanh nghiệp du lịch, lãi suất ở mức 5%/năm. Chính phủ nhận 80% rủi ro cho các khoản vay này. Còn đối với ngành hàng không, chi phí đáp máy bay và phí đỗ xe cũng được giảm...

Từ đầu tháng 2-2020, Chính phủ Thái Lan công bố các chính sách hỗ trợ khẩn cấp. Với ngành hàng không, Bộ Tài chính nước này tiến hành giảm thuế nhiên liệu bay, áp dụng riêng cho các chuyến bay nội địa trong một khoảng thời gian nhất định. 

Nước này cũng tạm ngừng thu thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 6 tháng cho các doanh nghiệp du lịch. Trong khi Bộ Giao thông vận tải giảm các khoản phí hạ cánh...

Cùng lúc Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị sang các thị trường ngoài Trung Quốc, bao gồm Đông Nam Á, Ấn Độ, Nga, Ukraine, Đông Âu, Mỹ và Mexico. TAT cũng nâng cấp Trung tâm hỗ trợ du lịch thành đơn vị dịch vụ một cửa.

Đó chỉ là hai ví dụ trong nhiều gói hỗ trợ mà các quốc gia đã triển khai.

Cuối tuần qua, VN cũng đã công bố gói tín dụng 250.000 tỉ đồng và gói tài khóa 30.000 tỉ đồng cấp bách hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Chỉ thị đã có, vì thế chúng ta nên bắt tay làm ngay, đừng chần chừ hay phải "nghiên cứu" vì cái cần nhất bây giờ chính là thời gian.

Doanh nghiệp đã khó khăn vô cùng, nếu bây giờ còn gặp khó ở các thủ tục như làm đơn cứu xét, chứng minh thiệt hại thì e rằng khi tiếp cận được gói "giải cứu", có doanh nghiệp đã sập rồi. Các đề xuất giảm, giãn thuế đã được cơ quan quản lý, hiệp hội ngành nghề đưa ra, nếu Chính phủ nhận thấy phù hợp cần triển khai ngay.

Bên cạnh các gói tài chính, các biện pháp kích cầu thị trường nội địa hay thị trường mới nước ngoài cần phải làm thực chất, tránh thành câu chuyện biểu tượng. Muốn vậy, chương trình kích cầu du lịch phải thực sự hiệu quả, giảm thực chất, cam kết chất lượng và có biện pháp bảo đảm an toàn cho du khách. Thị trường đóng băng bởi du khách đang sợ chứ không phải thiếu tiền.

Dịch bệnh đã là câu chuyện toàn cầu chứ không chỉ chuyện của một quốc gia nào.

Nhưng đại dịch COVID-19 cũng làm những người trong lĩnh vực du lịch phải suy nghĩ: doanh nghiệp du lịch Việt quá dễ tổn thương. Đây là hậu quả của phát triển nóng, không chiến lược, giật gấu vá vai nên không quản trị được rủi ro.

Bản thân doanh nghiệp lúc này cũng cần tinh giản, làm sao cắt giảm được nhiều chi phí nhất như thuế, điện, nước, bảo hiểm... Để đi qua dịch bệnh, Chính phủ đã có phản ứng và bây giờ doanh nghiệp cũng cần lực lượng hành động phản ứng nhanh hiện thực hóa những điều đó.

ÔNG ĐẶNG MẠNH PHƯỚC - NHƯ BÌNH ghi

Tuổi trẻ







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98