Kinh tế Thái Lan có thể suy thoái mạnh nhất châu Á

29/03/2020 21:30
29-03-2020 21:30:00+07:00

Kinh tế Thái Lan có thể suy thoái mạnh nhất châu Á

Covid-19 đang khiến tỷ lệ thất nghiệp và nợ của các hộ gia đình tại Thái Lan tăng cao, đẩy họ lùi vào gần suy thoái.

Chưa đầy một tháng trước, Maneenut Thongkham vẫn sống trong tiện nghi khi bà kinh doanh ổn. Bà có thể nuôi cả gia đình, trả các loại hoá đơn và lương cho giúp việc.

Maneenut làm chủ một tiệm massage. Dịch vụ này phổ biến ở đường phố Bangkok như các cửa hàng tiện lợi của 7-Elevens. Nó ăn sâu vào văn hoá Thái Lan, một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày.

Trong giờ nghỉ trưa, người Thái đi massage. Cuối ngày sau giờ làm việc, người Thái cũng có thể đi massage. Nhu cầu lớn tại đây khiến Maneenut vay tiền để mở cửa hàng. Ngành dịch vụ này tưởng như có thể chống chọi với bất kỳ tác động nào, cho đến khi Covid-19 xuất hiện.

Cửa hàng massage của bà Maneenut. Ảnh: CGTN

"Tôi không biết phải làm gì, nếu không có doanh thu, tôi không thể trả tiền thuê nhà hay mua đồ ăn cho mọi người. Nếu không có tiền trả tiền thuê nhà, chúng tôi không thể làm gì cả. Đây là dấu chấm hết cho chúng tôi", Maneenut nói.

Cuộc sống của bà như bị đảo lộn chỉ sau một đêm. Cơn sóng thần ập đến mà không có bất kỳ cảnh báo nào và Maneenut cũng không được chuẩn bị. Maneenut không phải trường hợp duy nhất khi nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ ở đây cũng vậy.

Kanyanat, một nhân viên phục vụ 29 tuổi đã thất nghiệp hàng tuần liền. Giống như nhiều người, cô đang phải đối mặt với hàng loạt khoản nợ, trong khi có rất ít tiền tiết kiệm.

Trước đây, công việc này của cô có vẻ an toàn khi đã làm được 5 năm và coi ông chủ như người trong gia đình. Việc chi trả hoá đơn hàng tháng, chăm sóc mẹ ốm trong căn hộ một phòng ngủ khiến cô có những lựa chọn hạn chế.

"Hàng tháng, tôi phải trả tiền thuê nhà, thẻ tín dụng, internet và các dịch vụ khác. Tôi không có bất kỳ khoản tiền tiết kiệm nào. Tôi phải tìm công việc mới ngay khi có thể", Kanyanat chia sẻ.

Tuy nhiên, đây có thể là một giấc mơ xa vời khi ngày càng nhiều người Thái thất nghiệp. Hiện 44% các hộ gia đình ở Bangkok và các khu vực lân cận có các khoản nợ.

Năm ngoái, nợ trung bình của các hộ gia đình Thái Lan khoảng 11.000 USD. So với mức thu nhập trung bình dưới 500 USD mỗi tháng, tổng số nợ của hộ gần bằng 80% GDP Thái Lan, tỷ lệ cao thứ nhì tại châu Á.

Giới chuyên gia dự đoán rằng Thái Lan có nguy cơ suy thoái lớn nhất tại khu vực châu Á. Tầng lớp trung lưu và người lao động của quốc gia này sẽ phải tiếp tục đối mặt với loạt các vấn đề - nợ tăng, chi tiêu tiêu dùng yếu, nhà máy đóng cửa, thất nghiệp. Tất cả điều này có thể đẩy Thái Lan vào cuộc suy thoái mạnh nhất từ sau khủng hoảng tài chính châu Á.

Hai thập kỷ trước, Thái Lan là điểm khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á từ tháng 7/1997. Sau đó, nó nhanh chóng lan sang các quốc gia khác trong khu vực và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế Thái Lan giảm 10,5%. Cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng đến mọi tầng lớp khi tỷ lệ thất nghiệp tăng đến mức nguy hiểm.

"Chúng tôi đã thấy xác suất gia tăng cho suy thoái kinh tế Thái Lan từ quý cuối năm ngoái và đó là trước khi Covid-19 xuất hiện. Chúng tôi tin chắc rằng Thái Lan đã ở trong thời kỳ suy thoái", Somprawin Manprasert, kinh tế trưởng và phó chủ tịch ngân hàng Ayutthaya cho biết.

Tú Anh

Vnexpress







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...

WSJ: Trung Quốc chỉ nới lỏng xuất khẩu đất hiếm trong 6 tháng

Trung Quốc đang đặt giới hạn 6 tháng đối với các giấy phép xuất khẩu đất hiếm dành cho các nhà sản xuất ô tô và nhà máy của Mỹ, theo nguồn tin thân cận. Động thái...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98