Kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng bao lâu vì dịch COVID-19?

26/03/2020 10:19
26-03-2020 10:19:49+07:00

Kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng bao lâu vì dịch COVID-19?

Thế giới sẽ mất nhiều năm để hồi phục sau đại dịch corona, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cảnh báo.

Tổng thư ký OECD, Angel Gurria

Tổng thư ký OECD, Angel Gurria, cho biết cú sốc kinh tế do virus corona gây ra giờ đây đã lớn hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Thật "ảo tưởng " khi tin rằng các quốc gia sẽ hồi phục nhanh chóng, ông nói với BBC.

OECD kêu gọi các Chính phủ xóa bỏ những quy tắc chi tiêu để đảm bảo việc kiểm tra và điều trị virus corona được diễn ra nhanh chóng.

Theo ông Gurria, cảnh báo gần đây cho rằng một vụ bùng phát nghiêm trọng có thể khiến mức tăng trưởng toàn cầu giảm phân nửa, xuống còn 1.5%, có vẻ quá lạc quan.

Mặc dù số lượng việc làm bị mất đi và số công ty phá sản vì đại dịch này vẫn chưa được xác định rõ nhưng ông cho rằng các nước sẽ phải đối phó với những hậu quả về mặt kinh tế "trong nhiều năm tới".

Ông nói nhiều nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ rơi vào "suy thoái" trong những tháng tới -theo định nghĩa là suy giảm kinh tế trong hai quý liên tiếp, hay nói cách khác là tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý.

"Ngay cả khi không có suy thoái kinh tế trên toàn thế giới, cũng sẽ không có tăng trưởng hoặc chỉ có tăng trưởng âm ở nhiều nền kinh tế trên thế giới, bao gồm một số nền kinh tế lớn. Do đó, bạn sẽ thấy không chỉ tăng trưởng thấp trong năm nay mà còn mất nhiều thời gian hơn để tăng trưởng trong tương lai”, ông nói thêm.

Cú sốc lớn

Ông Gurria cho biết sự bất ổn kinh tế do virus corona gây ra có nghĩa là các nền kinh tế phải hứng chịu cú sốc lớn hơn cả những gì cuộc tấn công khủng bố ngày 11/09 hoặc khủng hoảng tài chính năm 2008 gây ra.

Ông nói: "Lý do là, chúng ta không biết sẽ phải mất bao nhiêu để giải quyết nạn thất nghiệp vì không biết được có bao nhiêu người sẽ thất nghiệp. Chúng ta cũng không biết sẽ mất bao nhiêu để ‘sửa chữa’ hàng trăm ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải hứng chịu hậu quả".

Các Chính phủ trên khắp thế giới đã thực hiện những biện pháp chưa từng có tiền lệ để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp trong thời gian dịch bệnh bùng phát. Chẳng hạn, các nhà hoạch định chính sách ở Anh đã cam kết trả lương cho những nhân viên không thể làm việc do đại dịch corona.

Ông Gurria kêu gọi các Chính phủ xóa bỏ các quy tắc vay mượn và "ném mọi thứ chúng ta có vào đó" để đối phó với khủng hoảng.

Tuy nhiên, ông cảnh báo thâm hụt và các khoản nợ lớn hơn cũng sẽ đè nặng lên các quốc gia mắc nợ trong nhiều năm tới.

Không thể hồi phục nhanh

Ông Gurria nói chỉ vài tuần trước, các nhà hoạch định chính sách từ câu lạc bộ G20 - 20 nước giàu nhất thế giới - đã tin rằng sự hồi phục sẽ có hình chữ V - nghĩa là sụt giảm mạnh, ngắn hạn trong hoạt động kinh tế, rồi sau đó sẽ tăng trưởng nhanh chóng.

"Điều đó chủ yếu là mơ tưởng”, ông nói.

"Tôi không đồng ý với ý tưởng về hiện tượng hình chữ V. Ngay bây giờ, chúng ta biết rằng nó sẽ không phải chữ V. Trong trường hợp tốt nhất, nó sẽ nhiều hơn, giống như chữ U với một rãnh dài ở đáy trước khi đến giai đoạn hồi phục. Chúng ta có thể tránh được trường hợp giống như chữ L, nếu đưa ra quyết định đúng đắn ngày hôm nay”.

OECD đang kêu gọi kế hoạch “4 mũi giáp công” để đối phó với đợt bùng phát, bao gồm xét nghiệm virus miễn phí, thiết bị tốt hơn dành cho bác sĩ và y tá, chuyển tiền mặt cho công nhân và cả những người tự làm chủ, giảm thuế cho các doanh nghiệp.

Ông Gurria so sánh mức độ tham vọng đó với Marshall Plan - kế hoạch giúp thanh toán cho việc tái thiết châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Nhã Thanh (Theo BBC)

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98