Lao động thu nhập thấp chật vật trong dịch COVID-19 ở Mỹ

25/03/2020 20:45
25-03-2020 20:45:52+07:00

Lao động thu nhập thấp chật vật trong dịch COVID-19 ở Mỹ

Rủi ro về sức khỏe khi COVID-19 bùng phát, nhiều người lao động nhập cư, có thu nhập thấp ở Mỹ vẫn chấp nhận để trang trải chi phí sinh hoạt thường nhật.

Lao động thu nhập thấp chật vật trong dịch COVID-19 ở Mỹ
Lao động thu nhập thấp chấp nhận rủi ro để có chi phí trang trải cuộc sống
Ảnh chụp màn hình The New York Times

Thiếu biện pháp bảo hộ lao động

“Mọi người đều sợ hãi, tôi cũng vậy. Nhưng tôi cần tiền”, tờ The New York Times ngày 20.3 dẫn lời ông Ashikur Rahman - người đang phải chở hàng đi giao từ Manhattan sang Brooklyn, New York.

Giống như ông Rahman, một người đàn ông khác họ ông nói rằng ông không thể nghỉ việc giao hàng trong lúc này vì còn phải trả tiền thuê nhà.

Với nhu cầu tăng cao, lao động nhập cư đã trở thành một mắt xích quan trọng, cung cấp thực phẩm, thuốc men và nhiều mặt hàng khác trong bối cảnh mọi người đều hạn chế ra đường. Công việc đầy ắp nguy hiểm vì họ không biết ngày mai mình sẽ đến khu vực nào hay khách hàng của họ có nguy cơ lây bệnh hay không.

“Công ty chưa bao giờ cung cấp cho chúng tôi bất cứ thứ gì để bảo vệ ngoại trừ lời nói”, Alexis Dabire, một nhân viên giao hàng ở Manhattan, lo lắng.

Đầu tháng 3, tòa nhà nơi Lilliana làm việc ở Seattle trở nên vắng vẻ khi mọi người chọn làm việc ở nhà, cô vẫn phải đến đó mỗi ngày. Cô khuân vác hàng hóa, hút bụi sàn nhà, đổ rác và lau sạch bề mặt tại một trung tâm thương mại. Lilliana mong muốn cô và các đồng nghiệp của mình có khẩu trang N95, dung dịch rửa tay sát khuẩn và các dụng cụ chăm sóc sức khỏe. “Hãy cứ làm việc như bình thường, chỉ cần đeo găng tay và rửa tay”, đó là tất cả những gì quản lý của Lilliana nói với cô.

Amazon đang thuê thêm 100.000 nhân viên kho và nhân viên giao thực phẩm trong mùa dịch Ảnh chụp màn hình The New York Times

City Lab cho biết hiện có 4,4 triệu nhân viên vệ sinh và người giúp việc ở Mỹ đang cật lực làm việc để vệ sinh ở những nơi tiềm ẩn mầm bệnh.

Chăm sóc y tế, dự trữ thức ăn là xa xỉ

1.000 USD (khoảng 23 triệu đồng) tiền thuê nhà vốn đã là con số lớn, nhưng Summer Mossbarger còn có nỗi lo khác lớn hơn, là bữa ăn hằng ngày của 6 con nhỏ. Sống ở thị trấn Brenham ngoại ô Texas, cô không thể kiếm được việc làm vì là thương binh. Công việc làm mộc của chồng cô, Jordan Spahn, cũng bị chững lại vì người dân trì hoãn việc xây nhà.

Mỗi ngày, Mossbarger xếp hàng bên ngoài trường tiểu học Alton để chờ nhận bữa trưa miễn phí. “Tôi chỉ ăn một lần mỗi ngày và sẽ không để con tôi đói”, Mossbarger vừa trả lời The New York Times, vừa chậm rãi ăn bữa đầu tiên trong ngày lúc 5 giờ chiều.

Bữa ăn được phát miễn phí của những đứa trẻ trong một gia đình có thu nhập thấp Ảnh chụp màn hình The New York Times

Osmel Martinez Azcue đến bệnh viện để xét nghiệm virus vì có triệu chứng như cảm cúm sau khi trở về từ chuyến công tác Trung Quốc. Chưa kịp vui mừng khi không nhiễm bệnh, anh nhận được hóa đơn y tế trị giá đến 3.270 USD từ công ty bảo hiểm.

Công ty bảo hiểm sau đó đính chính với Azcue đó chỉ là nhầm lẫn, con số chính xác anh phải trả là 1.400 USD. Mặc dù đã giảm đi hơn một nửa, Azcue chia sẻ với Business Insider rằng bản thân sẽ phải rất nỗ lực làm việc để có thể chi trả khoản tiền trên.

“Không mua đồ tạp hóa trong hai tuần tới là điều đầu tiên bệnh nhân không có bảo hiểm nghĩ đến khi phải trả khoảng 200 USD cho chi phí xét nghiệm ở California”, Edgar Chavez, giám đốc điều hành của Trung tâm y tế cộng đồng Los Angeles cho biết.

Một phòng khám y tế cộng đồng ở Fridley, Minnesota hỗ trợ điều trị cho những người nhập cư có thu nhập thấp The Verge

Bảo hiểm y tế không phải là rào cản duy nhất mà người nhập cư có thu nhập thấp phải đối mặt. Bất đồng ngôn ngữ khiến họ khó tiếp cận thông tin về các hướng dẫn phòng ngừa dịch. Sau đó là nỗi sợ tiết lộ tình trạng công dân của họ cho bác sĩ.

Tờ The New York Time dẫn lời giáo sư Luke Shaefer, chuyên ngành công tác xã hội và chính sách công tại Đại học Michigan (Mỹ), nhận xét lao động thu nhập thấp và lao động nhập cư có xu hướng trở thành người đầu tiên tổn thương khi có sự cố và sau đó cũng mất nhiều thời gian nhất để hồi phục.

Xuân Thu Thủy

Thanh niên







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...

WSJ: Trung Quốc chỉ nới lỏng xuất khẩu đất hiếm trong 6 tháng

Trung Quốc đang đặt giới hạn 6 tháng đối với các giấy phép xuất khẩu đất hiếm dành cho các nhà sản xuất ô tô và nhà máy của Mỹ, theo nguồn tin thân cận. Động thái...

Nội dung thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung dần được hé lộ

Tổng thống Trump cho biết Trung Quốc sẽ cung cấp nam châm và đất hiếm và Mỹ sẽ thực hiện các cam kết của mình, trong đó có việc cho phép sinh viên Trung Quốc theo...

Ông Trump lại dọa sẽ đơn phương áp thuế quan trong hai tuần tới

Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ gửi thư thông báo mức thuế quan đơn phương cho các đối tác thương mại trong 1-2 tuần tới, tức trước khi kết thúc thời gian hoãn...

Nóng: Mỹ có thể gia hạn thời gian hoãn thuế quan với các quốc gia có thiện chí

Chính quyền Trump đang cân nhắc gia hạn lệnh tạm hoãn thuế quan 90 ngày cho các đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, với điều kiện những quốc gia này thể hiện "thiện...

Ông Trump nói Mỹ thu 55% thuế quan, Trung Quốc chỉ thu 10% 

Trong ngày 11/06, Tổng thống Donald Trump thông báo Trung Quốc sẽ cung cấp trước đất hiếm cho Mỹ trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại mới, gọi đây là thỏa thuận...

Tin vui của Fed: CPI lõi tăng yếu hơn dự báo, thuế quan chưa gây tác động lớn

Giá tiêu dùng Mỹ tăng ít hơn dự kiến trong tháng 5, cho thấy thuế quan của Tổng thống Donald Trump chưa tác động đáng kể đến lạm phát.

Mặt trái của chính sách “Made in China”: Dư thừa công suất và căng thẳng thương mại

Câu chuyện thành công của Made in China 2025 không chỉ có mặt tích cực. Phía sau những con số ấn tượng là cả một loạt vấn đề từ lãng phí nguồn lực đến xung đột...

Elon Musk thừa nhận "hối hận” sau cuộc đấu khẩu gay gắt với Tổng thống Trump

Sau cuộc đấu khẩu công khai làm dậy sóng dư luận trong tuần qua, tỷ phú Elon Musk đã bất ngờ lên tiếng thừa nhận "hối hận" về những bài đăng chỉ trích gay gắt Tổng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98