Leflair - tham vọng đứt gánh của cựu lãnh đạo Lazada

06/03/2020 09:59
06-03-2020 09:59:38+07:00

Leflair - tham vọng đứt gánh của cựu lãnh đạo Lazada

Sau khi huy động được 12 triệu USD trong hơn 4 năm hoạt động, Leflair đã rời cuộc chơi thương mại điện tử với khoản nợ hàng chục tỷ đồng.

* Nhiều khách hàng 'tố' Leflair đã nhận tiền nhưng không trả hàng

* Leflair đóng cửa, nhà cung cấp lo bị ‘xù’ nợ hàng trăm tỉ đồng

Cuối năm 2015, hai doanh nhân người Pháp Loic Gautier và Pierre Antoine Brun đồng sáng lập Leflair, trang thương mại điện tử đầu tiên ở Việt Nam chuyên phân phối sản phẩm hàng hiệu. Cả hai ông Gautier và Brun đều từng nắm giữ những vị trí quản lý tại Lazada.

Khẳng định khát khao muốn trở thành điểm đến số 1 cho nhu cầu mua sắm hàng hiệu trực tuyến tại Việt Nam nhưng sau hơn 4 năm, tháng 2/2020, Leflair đã chia tay thị trường với lý do "áp lực về nguồn vốn hữu hạn và yêu cầu cắt giảm chi phí vận hành". Kèm theo đó là lùm xùm liên quan đến việc chưa thanh toán công nợ hàng chục tỷ đồng cho các nhà cung cấp.

Huy động 12 triệu USD sau 4 năm

Lần gọi vốn thành công gần nhất của Leflair là vào tháng 1/2019. Số tiền Leflair nhận đầu tư lúc đó là 7 triệu USD của 2 quỹ đầu tư GS Shop và Belt Road Capital Management.

Một năm trước đó, Leflair nhận đầu tư 3 triệu USD từ Quỹ Capital Management Group (CMG). Tổng số vốn huy động thành công từ khi thành lập của công ty này ước tính khoảng 12 triệu USD.

Như nhiều công ty thương mại điện tử khác, ban lãnh đạo Leflair không tiết lộ cụ thể về con số doanh thu, lợi nhuận mà chỉ giới thiệu tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của mô hình bán hàng hiệu giảm giá theo đợt (flash sale) này hơn 100% mỗi năm.

Ngoài ra, Leflair cũng cho biết hợp tác kinh doanh với hơn 1.500 thương hiệu và có giá trị đơn hàng bình quân thuộc nhóm cao trên thị trường.

Theo báo cáo "Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam" của đơn vị nghiên cứu thị trường iPrice Insights, lượng truy cập website bình quân mỗi tháng của Leflair từ quý I/2018 đến giữa năm 2019 chưa khi nào vượt mốc 1 triệu lượt.

Nguồn: iPrice Insights. Đồ họa: Việt Đức.

Nhưng trong 2 quý cuối cùng trước khi dừng hoạt động, lượng truy cập của Leflair tăng vọt lên 1,6-1,7 triệu lượt/tháng. Đà tăng trưởng lượng khách hàng ghé thăm website của Leflair diễn ra sau khi công ty nhận khoản đầu tư 7 triệu USD.

Không phải "cái chết" đầu tiên

Theo ông Đặng Đăng Trường, Trưởng đại diện iPrice Insights tại Việt Nam, mô hình hoạt động giảm giá flash sale của Leflair dựa vào số lượng người mua lớn để đảm bảo lợi nhuận.

"Tuy nhiên, khi mà các sàn thương mại điện tử đều thực hiện giảm giá lớn quanh năm và cộng thêm áp lực cạnh tranh từ các nhà bán hàng nhỏ lẻ và linh động, có vẻ mô hình này đã gặp khó khăn trong việc đạt mức lợi nhuận mong muốn. Rõ ràng thị trường thương mại điện tử Việt Nam phát triển và thay đổi quá nhanh, tạo ra nhiều thử thách mới cho các doanh nghiệp", ông Trường nhận định.

Đại diện iPrice Insighs cho rằng việc Leflair kiên trì lựa chọn mô hình trực tiếp phân phối sản phẩm thay vì cho phép các bên thứ ba tham gia bán hàng trên nên tảng của mình "là một bước đi dũng cảm của một startup" và nó cho thấy công ty quyết tâm theo đuổi định vị cao cấp của mình.

Tuy nhiên, mô hình này cũng đồng thời mang đến rủi ro trong việc làm gia tăng chi phí cố định và giảm khả năng phát triển quy mô của doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng đến doanh thu.

Leflair nói lời tạm biệt với thị trường Việt Nam sau hơn 4 năm hoạt động.

Leflair không phải là trang thương mại điện tử chuyên về thời trang đầu tiên phải chấp nhận từ bỏ cuộc chơi ở Việt Nam. Một năm trước, Robins.vn, tiền thân là Zalora, cũng đã dừng hoạt động sau 7 năm dù được tập đoàn bán lẻ hùng mạnh với tiềm lực tài chính lớn của Thái Lan là Central Group đứng sau.

Theo iPrice Insights, thời trang là một ngành đặc thù của thương mại điện tử khi khách mua hàng không quá chú trọng về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm như với các mặt hàng điện tử hay mỹ phẩm. Do đó, việc các đơn vị thương mại điện tử bị rơi vào cái bẫy cạnh tranh về giá rất dễ xảy ra.

"Leflair hay Robins - Zalora trước đó đều không tránh được điều này. Họ chỉ thuần bán sản phẩm của những nhãn hàng khác, vốn vẫn được bán qua kênh hàng xách tay với giá rẻ hơn. Điều đó gây cho họ áp lực cạnh tranh cao", ông Trường đánh giá.

Thống kê của iPrice cho biết trong top 50 website thương mại điện tử có lượng truy cập lớn nhất Việt Nam, hiện còn 5 đơn vị là chuyên doanh mặt hàng thời trang.

Đây là những doanh nghiệp có các lợi thế cạnh tranh riêng như có dòng sản phẩm riêng được người tiêu dùng biết đến, có hệ thống cửa hàng offline, hoặc chuyên cung cấp những mặt hàng siêu sang với biên lợi nhuận lớn.

"Như vậy, các trang thương mại điện tử về thời trang ở Việt Nam vẫn sống khỏe nếu họ biết tạo lợi thế cạnh tranh cho mình và tránh bị rơi vào cái bẫy cạnh tranh về giá", ông Trường kết luận.

Việt Đức

Zing.vn





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hộ gia đình sử dụng bao nhiêu điện nên cân nhắc lắp điện mặt trời mái nhà?

Tiền điện bình quân sử dụng hàng tháng là một trong những yếu tố để các hộ dân cân nhắc lắp điện mặt trời mái nhà.

Diện mạo Việt Nam sau sáp nhập tỉnh, thành như thế nào?

Với 461/465 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội vào sáng 12/06/2025 đã chính thức thông qua Nghị quyết mang tính lịch sử về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Vậy...

Công ty đề xuất 100 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao: Làm ăn cả năm lãi... 1 triệu đồng

Giai đoạn năm 2019 - 2021, Công ty Mekolor có 2 năm làm ăn thua lỗ, 1 năm làm ăn có lãi với mức 1 triệu đồng, công ty này hiện có vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Căn...

Việt Nam sẵn sàng thêm ưu đãi cho hàng hóa của Hoa Kỳ và đề nghị Hoa Kỳ có bước đi tương xứng

Việt Nam nhất quán đàm phán với Hoa Kỳ nhằm hướng tới một Hiệp định song phương trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền tự chủ, thể chế chính trị, hài hòa, cân bằng...

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với Nike, Walmart và Exxon Mobil

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Mỹ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã làm việc với các tập đoàn lớn của Mỹ như: Nike, Walmart, Exxon Mobil.

Xi măng và thép không phát thải: Thực tế hay chỉ là tham vọng xa vời?

Trong hành trình khử carbon của nền kinh tế toàn cầu, ngành xi măng và thép đặt ra những thách thức đáng kể.

Tập đoàn Alstom của Pháp muốn tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Sáng 11/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại Paris, trong chương trình hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã...

Doanh nghiệp TPHCM nói thẳng góc khuất hoạt động thanh, kiểm tra

Các doanh nghiệp thường ngán ngại các cuộc thanh, kiểm tra, do các yêu cầu thanh, kiểm tra thường thiên về bắt lỗi thay vì hướng dẫn, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh...

Việt Nam sẵn sàng mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng mở cửa thị trường, dành thêm ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ và đề nghị Mỹ có bước đi tương...

Bắt tạm giam Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội liên quan vụ án Công ty Hoàng Long

Ngày 03 và 10/06/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CQCSĐT) Bộ Công an đã ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Nhận hối lộ"; đồng thời, ra...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98