Một trong những dự án tham vọng nhất của Trung Quốc đi vào ngõ cụt

03/03/2020 16:17
03-03-2020 16:17:39+07:00

Một trong những dự án tham vọng nhất của Trung Quốc đi vào ngõ cụt

Dự án có quy mô hơn 62 tỷ USD của Trung Quốc ở Pakistan - thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường đầy tham vọng - đang tê liệt vì thiếu hụt kinh phí.

* Elon Musk dự báo kinh tế Trung Quốc lớn gấp 2-3 Mỹ

* Dịch COVID-19: Gần 300 triệu người ở Trung Quốc đã trở lại làm việc

* Trung Quốc sẽ đánh mất vị thế 'công xưởng thế giới' vì virus corona

Gwadar là vùng đất xa xôi trên bờ biển phía tây nam Pakistan, đồng thời là cảng cuối của dự án hành lang nối liền tỉnh cực tây Trung Quốc với biển Ả Rập trị giá 62 tỷ USD. Theo Bloomberg, hành lang này là viên ngọc quý trong sáng kiến Vành đai và Con đường đầy tham vọng của chính quyền Trung Quốc.

Kế hoạch ban đầu của dự án bao gồm hệ thống kết hợp giữa cảng biển, đường bộ, đường sắt, đường ống, hàng chục nhà máy và sân bay lớn nhất Pakistan. Tuy nhiên gần 7 năm sau khi Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) ra đời, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy dự án sẽ hoàn thành.

Sân bay - lẽ ra được hoàn thành với nguồn vốnTrung Quốc hơn 3 năm trước - hiện nay vẫn là mảnh đất trống bụi bặm, được rào kín. Các nhà máy đang được xây dựng dở dang trên bãi biển dọc theo vịnh phía nam, còn giao thông tại cảng Gwadar vẫn vô cùng thưa thớt.

Sân bay Gwadar được xây dựng bởi Tập đoàn China Overseas Ports Holding Co của Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.

Các dự án ì ạch

Tàu khu trục của Hải quân Pakistan là con tàu duy nhất cập cảng Gwadar trong những tháng gần đây. Hoàn toàn không có hàng hóa gì được vận chuyển hàng tuần từ Karachi đến Gwadar như kế hoạch đã vạch ra.

Suốt 7 năm qua, chưa đầy 1/3 số dự án CPEC hoàn tất với tổng đầu tư 19 tỷ USD. Phía Pakistan nhiều lần trì hoãn các dự án vì thiếu vốn và nhận gói cứu trợ 6 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi năm ngoái. Đây là gói giải cứu thứ 13 dành cho Pakistan kể từ thập niên 1990.

Hai thủ tướng Pakistan liên tiếp lĩnh án tù vì tội tham nhũng. Và việc Quân đội Giải phóng Baloch (BLA) đòi tách tỉnh Balochistan khỏi Pakistan gây rất nhiều khó khăn cho các dự án. Tháng 5/2019, phiến quân tấn công một khách sạn trong thành phố khiến 5 người thiệt mạng.

Nhưng Bloomberg nhận định tình trạng bế tắc ở Gwadar cho thấy những vấn đề trầm trọng của sáng kiến "Vành đai và Con đường". Trung Quốc đang thu hẹp lại tham vọng không chỉ riêng ở Pakistan mà trên toàn thế giới.

Tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm qua, lạm phát leo thang và nước này đang lao đao với hậu quả của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và dịch virus corona chủng mới.

Tài xế Trung Quốc ngồi chờ chở hàng ở cảng Gwadar hồi tháng 11/2016. Ảnh: Bloomberg.

“Khó khăn lớn nhất đối với Trung Quốc hiện nay là nền kinh tế”, Bloomberg dẫn lời chuyên gia Jonathan Hillman, thành viên Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (Mỹ) cho biết.

Đến nay, Trung Quốc đã hủy bỏ hoặc thu hẹp nhiều dự án thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường ở hàng loạt quốc gia. Malaysia yêu cầu đàm phán lại các điều khoản trong dự án đường sắt đang được Trung Quốc xây dựng và hủy bỏ dự án đường ống trị giá 3 tỷ USD.

Vành đai bế tắc

Tại Kenya, tòa án ban hành lệnh tạm dừng xây dựng nhà máy điện 2 tỷ USD do Trung Quốc tài trợ. Ở Sri Lanka, chính quyền cho biết này muốn giành lại quyền kiểm soát cảng Hambantota đã cho công ty Trung Quốc thuê trong 99 năm.

Vụ cảng Hambantota khiến nhiều quốc gia tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường lo ngại nguy cơ mắc kẹt trong nợ Trung Quốc và đánh mất quyền kiểm soát các hạ tầng trọng yếu.

Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) có trụ sở tại Washington (Mỹ) ước tính việc vay vốn ồ ạt từ Trung Quốc đẩy ít nhất 8 quốc gia, bao gồm cả Pakistan, rơi vào nguy cơ cao khủng hoảng nợ.

Theo báo cáo của Công ty luật Baker McKenzie, phản ứng của các quốc gia có thể khiến quy mô của sáng kiến Vành đai và Con đường sụt giảm hàng trăm tỷ so với ước tính 1.000 tỷ USD ban đầu.

Cảng hàng hóa tại Gwadar. Ảnh: Bloomberg.

Số vốn trên giấy tờ của các dự án tăng vào năm ngoái, nhưng dữ liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy chi thực tế chỉ đạt 75 tỷ USD trong năm 2019 sau khi giảm 14% trong năm 2018.

Tổng chi cho các dự án tính từ đầu năm 2014 - khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố sáng kiến - đến tháng 11/2019 chỉ đạt 337 tỷ USD, kém xa các mục tiêu đầy tham vọng mà Trung Quốc đề ra.

Chuyên gia Hillman - người đứng đầu dự án Tái kết nối châu Á để theo dõi tiến trình của Vành đai và Con đường - nhận định tình hình ở Pakistan là "điềm xấu" với sáng kiến của Trung Quốc.

"Nhiều khả năng các dự án khác của sáng kiến Vành đai và Con đường cũng rơi vào cảnh bế tắc như vậy. Chúng không chết hẳn, nhưng rất khó để Trung Quốc thực hiện được những mục tiêu đã đề ra", ông Hillman nhấn mạnh.

Hồng Ngọc

Zing.vn





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98