Mỹ đạt thỏa thuận về ngân sách, cảnh báo việc mở lại hoạt động kinh tế

25/03/2020 14:02
25-03-2020 14:02:00+07:00

Mỹ đạt thỏa thuận về ngân sách, cảnh báo việc mở lại hoạt động kinh tế

Quan chức Nhà Trắng Eric Ueland cho biết các bên đã đạt được thỏa thuận sau nhiều ngày đàm phán về gói kích thích kinh tế, dự kiến trị giá 2.000 tỷ USD.

* Bill Gates khuyên doanh nghiệp Mỹ đóng cửa trong 6-10 tuần

* Mỹ cân nhắc hoãn thu thuế nhập khẩu 90 ngày

* Chính phủ Mỹ sẽ chọn công ty 'được sống' sau dịch bệnh

Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo Reuters, quan chức Nhà Trắng Eric Ueland ngày 25/3 cho biết các Thượng nghị sỹ Mỹ và giới chức chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đạt được thỏa thuận về dự luật kích thích kinh tế quy mô lớn nhằm giảm bớt tác động về kinh tế do sự bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Phát biểu với các phóng viên, ông Ueland khẳng định: "Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận" sau nhiều ngày đàm phán về gói kích thích kinh tế, dự kiến trị giá 2.000 tỷ USD.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 24/3 tuyên bố ông muốn Mỹ sẽ "mở trở lại" các hoạt động kinh tế vào dịp lễ Phục sinh sắp tới (ngày 12/4), trong khi có những ý kiến cảnh báo về nguy cơ không kiểm soát được dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang bùng phát mạnh.

Phát biểu với kênh truyền hình Fox News từ Vườn Hồng tại Nhà Trắng, ông Trump nói: "Tôi muốn đất nước mở cửa và muốn thực hiện điều này vào ngày lễ Phục sinh."

Phát biểu của ông chủ Nhà Trắng được đưa ra trong bối cảnh 17 bang của Mỹ đã ban hành lệnh "ở nhà," theo đó yêu cầu người dân không ra khỏi nhà nếu không có việc cần thiết như đi mua thực phẩm, khám chữa bệnh hoặc tập thể dục. Quy định này đều có hiệu lực vào ngày 25/3 (giờ Mỹ).

Tổng thống Trump cho biết chính phủ Mỹ sẽ đánh giá lại quy định "dãn cách xã hội" trong 15 ngày nhằm làm chậm tốc độ lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 khi quy định này hết thời hạn, dự kiến vào đầu tuần tới.

Theo ông Trump, khi hết hai tuần thực hiện quy định này, dự kiến vào khoảng thứ Hai hoặc thứ Ba tuần tới, Washington sẽ đánh giá tình hình vào thời điểm đó và sẽ đưa ra thêm thời gian nếu thấy cần. Ông nhấn mạnh "Chúng ta phải mở cửa đất nước."

Trước đó, Phó Tổng thống Mike Pence, người đứng đầu lực lượng đặc trách chống dịch COVID-19 của Nhà Trắng khẳng định chính quyền Mỹ chưa bao giờ cân nhắc việc phong tỏa toàn quốc. Ông nêu rõ lực lượng đặc trách chống COVID-19 chưa bao giờ thảo luận về việc này.

Một tuần trước đây, Tổng thống Trump đã ban hành hướng dẫn ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 trong 15 ngày, trong đó có hạn chế hoạt động đi lại không cần thiết.

Cùng với hướng dẫn này, hoạt động kinh tế đã thưa dần ở nhiều bang. Nhiều việc làm bị "cuốn đi" và thị trường chứng khoán lao dốc.

Tổng thống Trump đã bày tỏ lo ngại về tác động của các biện pháp hạn chế nói trên đối với thể trạng của nền kinh tế trong dài hạn. Trên trang Twitter cá nhân, ông Trump cho biết khi thời gian "dãn cách xã hội" 15 ngày kết thúc, chính phủ sẽ quyết định hướng đi tiếp theo.

Một số chuyên gia đầu tư đã cảnh báo ý định của Tổng thống Trump mở cửa lại nền kinh tế trong khi dịch COVID-19 vẫn có dấu hiệu lây lan có thể phản tác dụng.

Theo ông Axel Merk, Giám đốc đầu tư của công ty tư vấn tài chính Merk Investments, thông tin Tổng thống Trump muốn sớm mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ sẽ không được giới đầu tư chào đón, khi nhiều nhà đầu tư vẫn lo lắng về những diễn biến không chắc chắn và ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với kinh tế. Ông Merk cho rằng các thị trường sẽ phản ứng xấu vì các nhà đầu tư đã thấy rằng cách tiếp cận như vậy không hiệu quả.

Theo chuyên gia này, từ góc độ y tế, các chính phủ phải phá vỡ sự gia tăng các ca bệnh theo cấp số nhân thông qua các chính sách quy định người dân ở nhà.

Bà Jennifer Pline, người đứng đầu mảng quản lý tài sản của công ty đầu tư Cambridge Trust, cho rằng còn quá sớm để đánh giá có nên mở lại nền kinh tế hay không. Theo bà, các biện pháp đóng cửa nghiêm ngặt mới chỉ bắt đầu được thực hiện tại Mỹ, vì vậy cần có thời gian để lấy đà và giảm tình trạng lây nhiễm virus.

Ông Gregory Daco, Giám đốc kinh tế tại công ty tư vấn Oxford Economics, nhận định kể cả khi lệnh hạn chế được dỡ bỏ, các doanh nghiệp và hộ gia đình sẽ vẫn rất thận trọng, thị trường tài chính sẽ vẫn căng thẳng, và nếu các nước khác trên thế giới vẫn phong tỏa, nước Mỹ sẽ bị lạc lõng./.

Phương Hoa

Vietnam+







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98