Mỹ hoãn việc đánh giá an toàn thực phẩm cá tra Việt Nam

03/03/2020 13:48
03-03-2020 13:48:52+07:00

Mỹ hoãn việc đánh giá an toàn thực phẩm cá tra Việt Nam

Cơ quan thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã quyết định hoãn chuyến công tác đến Việt Nam đánh giá hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm (lần thứ hai) đối với cá thuộc bộ Siluriformes (cá da trơn). Theo dự kiến trước đây, đợt đánh giá kéo dài từ ngày 2-3 đến ngày 13-3, chủ yếu đối với cá tra.

* Giá cá tra giảm mạnh do dịch bệnh Covid-19

* Một năm vui buồn của xuất khẩu cá tra

* Ngành cá tra: Đến lúc không thể 'mạnh ai nấy làm'

Mỹ hoãn đánh giá an toàn thực phẩm cá tra Việt Nam. Trong ảnh là nhân công chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp. Ảnh: Trung Chánh

Trao đổi với TBKTSG vào hôm nay, 3-3, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã xác nhận thông tin nêu trên.

Theo dự đoán của ông Nam, việc đoàn công tác của Mỹ hoãn sang Việt Nam đánh giá hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm như nêu trên nhiều khả năng do tác động từ dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19).

Trong khi đó, trong công thư gửi đến ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tiến sĩ Michelle Catlin thuộc Văn phòng điều phối quốc tế của USDA cũng xác nhận, FSIS hoãn đã kế hoạch sang Việt Nam đánh giá như dự kiến diễn ra từ ngày 2 đến 13-3.

Trong công thư này, tiến sĩ Michelle Catlin cho biết, phía Mỹ sẽ sắp xếp một cuộc đánh giá khác về hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cá da trơn của Việt Nam.

Tuy nhiên, về thời gian của cuộc đánh giá cũng như lý do phía Mỹ tạm hoãn sang Việt Nam đánh giá, thì không được đề cập trong công thư này.

Trước đó, ông Ngô Hồng Phong, Phó cục trưởng Nafiqad cho biết, ngày 20-1-2020, Nafiqad đã nhận được công thư của FSIS thông báo cử đoàn công tác sang Việt Nam đánh giá hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cá da trơn (trong đó chủ yếu là cá tra) của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, diễn ra từ ngày 2 đến 13-3-2020.

Báo cáo của Nafiqad cho thấy, đây là lần thứ hai phía Mỹ sang đánh giá hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cá da trơn của Việt Nam, trong đó, lần đầu được thực hiện vào tháng 5-2018.

Theo đó, lúc bấy giờ, đoàn thanh tra của FSIS đã thực hiện thanh tra thực tế hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá tra của hai cơ quan kiểm tra trung ương; một phòng kiểm nghiệm thuộc Nafiqad; tám cơ sở chế biến xuất khẩu và hai cơ sở nuôi cá tra.

Từ việc thanh tra thực tế như nêu trên, FSIS tuy đánh giá cao việc tổ chức, thực thi pháp luật của Việt Nam trong kiểm soát an toàn thực phẩm, nhưng cũng chỉ ra những lỗi sai cần khắc phục.

Cụ thể, FSIS ghi nhận hệ thống văn bản pháp lý cũng như hệ thống tổ chức thực thi pháp luật của Việt Nam trong kiểm soát an toàn thực phẩm chuỗi sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra sang Mỹ cơ bản phù hợp với các quy định của cơ quan này; không phát hiện sai lỗi nghiêm trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng trong hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá tra của Việt Nam.

"Tuy nhiên, việc ghi chép tại các cơ sở chế biến là không đầy đủ các kết quả giám sát vệ sinh; nước đá có lẫn một ít tạp chất trên bề mặt; thao tác công nhân không phù hợp; đường ống máy rửa không thuận lợi để kiểm soát vệ sinh; một số trang thiết bị, dụng cụ không được bảo trì tốt…", FSIS nêu rõ những điểm cần khắc phục.

Ngoài ra, đơn vị này cũng chỉ ra lỗi của kiểm tra viên là không phát hiện sai lỗi của các cơ sở không ghi chép đầy đủ kết quả giám sát vệ sinh trong quá trình sản xuất.

Sau khi FSIS kết thúc chuyến thanh tra, Nafiqad đã có công thư gửi FSIS về kết quả khắc phục. Dự thảo báo cáo thanh tra của FSIS sau đó cũng ghi nhận Nafiqad đã cung cấp các bằng chứng, tài liệu về việc các doanh nghiệp đã khắc phục sai lỗi.

Ông Phong cho biết, đến ngày 12-11 năm ngoái, FSIS đã có thông báo công nhận hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm chuỗi sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam tương đương với Mỹ. “Quy định công nhận tương đương này cũng đã được đăng trên công báo Liên bang Mỹ”, ông cho biết.

Theo Nafiqad, phía Mỹ tái thực hiện kiểm soát hệ thống an toàn thực phẩm nhằm mục đích duy trì hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ.

Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, phía Mỹ đã hoãn việc kiểm tra và có công thư thông báo với Nafiqad.

Việc đoàn công tác Mỹ sang Việt Nam đánh giá hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cá da trơn Việt Nam nằm trong chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ áp dụng với các nước, trong đó, có Việt Nam.

Chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ có hiệu lực từ ngày 1-3-2016. Tuy nhiên, FSIS cho các nước xuất khẩu cá da trơn vào Mỹ thời gian chuyển tiếp 18 tháng để chuẩn bị các hồ sơ liên quan. Do đó, thời điểm chính thức áp dụng chương trình này là từ ngày 1-9-2017.

Theo đó, kể từ ngày 1-9-2017, nếu quốc gia nào không nộp hồ sơ đánh giá tương đương, sẽ không được phép xuất khẩu các sản phẩm cá da trơn vào Mỹ. Riêng Việt Nam đã nộp hồ sơ phục vụ đánh giá tương đương vào ngày 23-8-2017.

Trung Chánh

TBKTSG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98