Nhịp đập Thị trường 12/03: Cổ phiếu vẫn giảm mạnh, nhưng có dấu hiệu gom hàng

12/03/2020 15:35
12-03-2020 15:35:02+07:00

Nhịp đập Thị trường 12/03: Cổ phiếu vẫn giảm mạnh, nhưng có dấu hiệu gom hàng

VN-Index cuối ngày hôm nay giảm 5.2% về dưới 770 điểm. Trong phiên chiều, VN-Index hầu như là đi ngang ở đáy, hồi nhẹ vào phút cuối do nhiều Large Cap thoát sàn (tăng 1-2 lines). Dường như có hoạt động gom hàng bắt đáy trong chiều nay, không ít mã có lệnh lớn đặt ở phía bên mua.

Tổng cộng, sàn HOSE có 344 mã giảm giá, nhưng số lượng mã tăng giá lại nhiều hơn 1 chút so với lúc sáng, kể cả số mã tăng trần. QCG tăng trần phiên thứ 11 liên tiếp, YEG tăng trần trở lại sau khi giảm sàn 3 phiên trước. Giá trị khớp lệnh sàn HOSE đạt hơn 4,300 tỷ đồng, cho thấy không ít người vẫn lạc quan trong thị trường con gấu.

Đến thời điểm ATC, lệnh bán ATC và bán giá sàn trên không ít Large Cap bỗng dưng tăng vọt, ví dụ như MWG, PNJ, VPB, STB, CTG, VRE…, có lẽ chờ “đối ứng”. Ở 2 mã hết room MWGPNJ, tính tổng 2 loại lệnh này đối với MWG gần 1.5 triệu cp, và đối với PNJ là 1 triệu cp. Tuy nhiên đến khi khớp lệnh ATC, xui xẻo thay, 2 mã này lại không thấy xuất hiện mua đối ứng. MWGPNJ vẫn giảm sàn đúng 7% về những mức giá không ai nghĩ nổi trước đó.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

  • Khai giảng: 18/03/2020 (Tp.HCM)
  • Giảng viên: CMT-Charterholder

🖰  Xem ưu đãi tại đây

2 sàn HNX và UPCoM có diễn biến có vẻ dễ thở hơn so với HOSE, khi 2 chỉ số chính 2 sàn chỉ giảm chừng 3%. Lưu ý rằng biên độ giá 2 sàn này đều lớn hơn biên độ giá trên HOSE, nếu cổ phiếu giảm sàn thì mức giảm rất lớn. Trên HNX, trừ VCSPVS giảm đúng 10%, hầu hết Large Cap chỉ giảm trên dưới 5%. SHB thậm chí còn đổi màu sang xanh, tăng nhẹ gần 1%.

MSN được cứu giá vào phút cuối, khi tăng 2,500 đ/cp vào thời điểm ATC. Lưu ý rằng khối ngoại bán ròng hơn 1 triệu cp ở đây. Cùng họ nhà Masan, MSR tăng 2.1%. Tuy nhiên MCHMML lại giảm 12% và không có dấu hiệu được giải cứu vào cuối phiên.

Có lẽ con vius họ Corona không đe dọa được cục gạch GAB. Cổ phiếu này hôm nay giảm nhẹ 0.4% nhưng chưa đe dọa đến đà tăng giá không ngừng nghỉ tính từ cuối tháng 12 năm ngoái đến nay. Trong họ FLC, HAIART tăng khá, +6.5% và 4.2%. Tuy nhiên ROS giảm sàn.

PVS giảm sàn 10%, không rõ mức giảm sàn như thế lần trước cách nay đã bao nhiêu phiên. Trong họ dầu khí PVN, mức giảm của PVS chỉ thua PVX, nhưng mà PVX giảm mạnh 1 phần là do thị giá quá thấp. Hơn nữa, PVS giảm mạnh có lẽ là do khối ngoại xả đến 677 ngàn cổ phiếu, tuy không lớn tính trên tổng lượng giao dịch, nhưng tác động mạnh về tâm lý. Giá dầu thế giới hiện đã về mức rất thấp, ảnh hưởng lên mọi cổ phiếu dầu khí.

Phiên sáng: Giảm mạnh cùng châu Á

VN-Index đóng cửa phiên sáng nay ở mức 765.45 điểm, giảm 5.66%. So với các chỉ số lớn châu Á, VN-Index thuộc nhóm giảm nhiều, nhưng chưa phải là nhiều nhất. Nói cách khác, VN-Index giảm điểm không có gì bất thường, không “đi ngược đám đông”. Vấn đề bây giờ là với tốc độ giảm của VN-Index, và của cổ phiếu, khi nào thì kích thích dòng tiền lớn bắt đáy. Sáng nay giá trị khớp trên HOSE khoảng gần 2,900 tỷ đồng, có vẻ chưa đủ lớn nếu so với bình quân các phiên gần đây.

Tính đến cuối phiên, sàn HOSE có đến 102 mã giảm sàn, tăng hơn 2 lần so với đầu phiên. Tổng số mã giảm giá 340, nhiều hơn so với đầu phiên, nhưng ngược lại số mã tăng giá dù ít, 28 mã nhưng cũng chỉ giảm 2 mã so với đầu phiên, thậm chí vẫn có đến 5 mã tăng trần. Tình hình tương tự cho 2 sàn HNX và UPCoM.

Nhóm VN30 đã có 1 mã xanh, là SAB tăng 2%. 29 mã còn lại giảm giá trong đó có 13 mã giảm sàn, nhiều hơn đầu phiên sáng. Đó có lẽ cũng là nguyên nhân khiến VN30-Index trượt nhẹ thêm 1 chút kể từ giữa phiên sáng đến lúc này. MWG tiếp tục giảm sàn phiên thứ hai với lượng khớp thấp đáng kể (so với bình quân các phiên trước), và không ít mã ngân hàng cũng giảm sàn như BID, VPB, HDB hay TCB. Rõ ràng dù chỉ nhìn ở nhóm này, cũng có thể liên tưởng cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng đã mất giá cỡ nào.

Trong nửa cuối phiên sáng nay, HNX-Index giảm mạnh hơn so với nửa đầu phiên. Chỉ số tuột dốc về 100.6 điểm trước khi hồi lại gần 1 điểm. những mã vốn hóa lớn khiến chỉ số rớt sâu hơn trong nửa cuối phiên sáng nay là ACB, DBC, NTP, PVSVCS giảm sàn đúng 10%, nhưng thực tế đã giảm sát sàn trước 10g nên trong nửa cuối phiên sáng cũng chỉ giảm thêm vài lines.

Sáng nay có vẻ khối ngoại bán ròng rất mạnh trên HOSE. Những mã bị họ bán ròng nhiều nhất (tính theo số cổ phiếu) là HPG, DPM, DXG, PVD… ngược lại, PVT, HSG hay STB lại được họ mua ròng khá nhiều. Khối ngoại bán ròng nhiều, thậm chí suốt trong tháng 3 là chỉ báo không tốt cho sàn chứng sắp mới nổi Việt Nam, nhưng nếu bỏ chữ “ròng”, sáng nay họ cũng mua không ít mã, như VNM, CTG, GAS, HPG… hay cả ROS. Không loại trừ khả năng họ cũng đang tranh thủ lượm hàng rơi. Đó là điều an ủi cho chúng ta.

10h30: Giảm sâu, nhưng khó giảm sâu hơn

VN-Index đang giảm hơn 5.3%, đây vừa là tin xấu, nhưng vừa mang thông điệp… tốt. Nói ở góc độ tốt trước, thì VN-Index cũng giảm tương đương với Nikkei225 mà thôi. Sàn chứng châu Á sáng nay cũng giảm mạnh vì thông báo đại dịch của WHO. Kể từ sau ATO đến giờ, VN-Index đi ngang, có vài lần hồi nhẹ đơn giản do các mã lớn nhích một vài lines từ mức sàn. Giảm, nhưng không giảm hơn. Tuy nhiên tin xấu là nguy cơ margin call (có lẽ đã đến với không ít mã cổ phiếu) và khối ngoại, họ bán không ngừng.

MWG vững vàng ở mức giá sàn, khi người mua ít, lượng khớp sáng nay mới chỉ chưa đến 500,000 cp, còn rất ít so với phiên hôm qua hay bình quân 10 phiên gần đây, và có lẽ đó là chỉ báo không tích cực nếu nhìn ở góc độ kỹ thuật. trong nhóm VN30, đang có 7 mã giảm giá sàn, trong tổng số 30 mã đỏ. Đôi lúc cũng có vài mã thoát sàn, lên được 1-2 lines, điều đó khiến chỉ số nhích lên 1 chút, nhưng tính ra chưa phải là dấu hiệu hồi.

Chỉ số 2 sàn HNX và UPCoM giảm nhẹ hơn VN-Index, có lẽ do 2 yếu tố (1) ít Large Cap lớn như HOSE, và (2) vẫn có không ít mã tăng hơn 7% ở đây. Thực tế trên HNX, nếu xét theo marketcap, chỉ có ACB được coi là chung nhóm vốn hóa tỷ đô của sàn HOSE. Như vậy HNX-Index có lẽ chịu tác động khá lớn từ nhóm Mid Cap, hơn là phụ thuộc sâu vào Large Cap như VN-Index hay VN30-Index. Mà trong số đó, vẫn có nhiều mã tăng giá mạnh như KLF, HCT, ACM, GDW

KLB tiếp tục giữ mức tăng 6.9% không đổi từ đầu phiên đến nay, với 1 deal khớp duy nhất. tất cả các mã ngân hàng khác vẫn giảm giá mạnh, kể cả VCB, BID, MBB, ACBCTG thậm chí giảm sâu hơn so với đầu phiên.

VJC rớt thêm 5.1% sáng nay với 50,000 cp bán ròng từ khối ngoại. Diễn biến dịch Covid-19 tiếp tục đè nặng lên cổ phiếu các hãng bay. Tuy vậy sáng nay HVNACV chỉ giảm hơn 3%.

Hôm qua có không ít người cho rằng việc MWG giảm sàn là vô lý, vì chỉ 1 cửa hàng tạm đóng mà tập đoàn mất hàng ngàn tỷ vốn hóa. Tuy vậy sáng nay điều vô lý đó tiếp tục diễn ra khi MWG giảm sàn thêm đúng 7% và hiện không có dư mua sàn. Nhà đầu tư e ngại MWG sẽ đóng cửa cửa hàng thứ 2,3,4…?

Mở cửa: Thế giới con gấu

Đêm qua diễn biến sàn Mỹ tiếp tục suy giảm mạnh, cộng với tuyên bố đại dịch của WHO, điều này chắc chắn ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trên 3 sàn chứng khoán Việt Nam sáng nay. VN-Index giảm hơn 4.6% ngay ATO, trong đó VN30-Index giảm hơn 4.8%. MWG tiếp tục rớt sàn lần 2, và cả 29 mã Large Cap còn lại cũng đỏ quạch.

Thị trường Mỹ đã bắt đầu được gọi là thị trường con gấu khi các chỉ số chứng khoán chính ở đó đều suy giảm mạnh. Đồng thời thuật ngữ con gấu (bearish market) có lẽ cũng sẽ nói nhiều trên các TTCK khác. Điều này thực sự không hề được mong đợi.

MWG, PNJ hay nhiều mã vốn được cho là đầu tư giá trị khác đang giảm sàn nhưng khối ngoại không thể đỡ hay mua vào vì hết room. Có thể nói lúc này, nhìn ở góc độ đầu tư, những mã hết room ngoại là cơ hội bày ra rất tốt nhưng khối ngoại lại không thể giải ngân.

Trước thời điểm HOSE khớp lệnh ATO, HNX đã giảm hơn 2.4%. Tuy số cổ phiếu sàn này giao dịch không nhiều, nhưng sát 9h15 số mã tăng giá chỉ chưa đến 20. Trong nhóm Large Cap, chỉ có 2 mã tăng giá là DHTINN, quá nửa đang giảm giá, số đứng giá còn lại chủ yếu nhờ vào không có deal khớp. Đến thời điểm ATO, HNX giảm.

Chỉ số sàn UPCoM giảm nhẹ nhất so với 2 sàn kia, có lẽ không phải do sàn này vẫn có nhiều mã tăng trần hơn, mà do có nhiều Large Cap sàn này đứng giá, ví dụ như FOX, LTG, SDI, DNH, MML, MSRVEA đã giảm hơn 8.6% về mức 31,000 đ/cp, nhiều mã họ Viettel khác cũng giảm mạnh. May là margin còn chưa được áp dụng ở nơi đây.

Đến sau ATO, không còn nhóm ngành nào có diễn biến tích cực (nhiều mã tăng giá). Tất nhiên vẫn có mã tăng trần, tính ra có đến hơn 15 mã trên cả 3 sàn, nhưng vì nhiều lý do khác nhau gắn liền với từng mã đó.

Mức giảm giá bình quân của nhóm ngân hàng hiện hơn -4%. KLB là trường hợp ngoại lệ khi tăng giá gần 7% nhờ 1 deal duy nhất. Đại gia VCB rớt hơn 6% tương đương mức giá hồi tháng 7 năm trước. các đại gia khác như BID, CTG cũng giảm mạnh. Riêng SHB tiếp tục gây ngạc nhiên khi đứng giá sáng nay.

Hoàng Nam

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (51)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường chứng quyền 24/04/2024: Đỏ lửa cùng thị trường cơ sở

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/04/2024, toàn thị trường có 24 mã tăng, 111 mã giảm và 18 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 24/04/2024: Xuất hiện trạng thái giằng co

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 23/04/2024. VN30-Index giảm điểm kèm khối lượng giao dịch có sự trồi sụt thất thường trong các...

Vietstock Daily 24/04/2024: Triển vọng ngắn hạn khá bi quan

VN-Index giảm mạnh trở lại sau đà hưng phấn của phiên trước đó đồng thời tạm dừng trên đường SMA 200 ngày. Nếu chỉ số cắt xuống đường này trong các phiên tới thì...

Nhịp đập Thị trường 23/04: Tâm lý bi quan bao trùm

Diễn biến tiêu cực tiếp tục diễn ra, nắng nóng thiêu đốt thị trường chứng khoán. VN-Index tiếp tục lùi về mốc thấp nhất trong ngày là 1,169.92 điểm (-20.3 điểm)...

Thị trường chứng quyền 23/04/2024: Tâm lý nhà đầu tư đang được cải thiện

Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/04/2024, toàn thị trường có 87 mã tăng, 47 mã giảm và 28 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 23/04/2024: Tâm lý thận trọng xuất hiện

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 22/04/2024. VN30-Index tăng điểm đồng thời xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle kèm khối...

Vietstock Daily 23/04/2024: Vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro

VN-Index bật tăng mạnh trở lại sau khi test đường SMA 200 ngày ở phiên giao dịch trước đó. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch liên tục trồi sụt thất thường trong thời...

Nhịp đập Thị trường 22/04: Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán giữ phong độ đến cuối phiên

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 15.37 điểm (1.31%), lên mức 1,190.22 điểm; HNX-Index tăng 4.51 điểm (2.04%), lên mức 225.31 điểm. Độ rộng toàn thị trường...

Thị trường chứng quyền tuần 22-26/04/2024: Triển vọng tiếp tục kém sắc

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/04/2024, toàn thị trường có 28 mã tăng, 104 mã giảm và 30 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Vietstock Weekly 22-26/04/2024: Rủi ro giảm điểm tiếp tục tăng cao

VN-Index trải qua tuần giao dịch đầy tiêu cực khi giảm mạnh hơn 100 điểm đồng thời cắt xuống đường SMA 200 tuần cho thấy tình hình càng trở nên bi quan hơn. Chỉ báo...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98