Say đòn 'Covid-19', các đối tác của Apple không còn dám dồn lực sản xuất tại Trung Quốc

29/03/2020 09:45
29-03-2020 09:45:14+07:00

Say đòn 'Covid-19', các đối tác của Apple không còn dám dồn lực sản xuất tại Trung Quốc

Đại dịch Covid-19 đã phơi bày những lỗ hổng của chiến lược chỉ tập trung sản xuất tại Trung Quốc và buộc các công ty phải thay đổi.

Ảnh: World-news-monitor

Tuần này, Wistron – một trong những đối tác sản xuất hàng cho Apple – cho biết công ty sẽ chuyển 50% công suất sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong vòng 1 năm. Khi đại dịch Covid-19 phơi bày sự dại dột của chiến lược “bỏ tất cả trứng vào một rổ”, các nhà sản xuất buộc phải thay đổi chiến lược và tuyên bố của Wistron là một ví dụ điển hình cho điều đó.

Không phải đến thời điểm này, các nhà sản xuất mới tính tới chuyện chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Quá trình này đã được thực hiện kể từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lên đến đỉnh điểm trong năm 2019. Giờ thì Covid-19 càng đẩy nhanh quá trình đó. Quyết định của các công ty như Wistron và những đối tác khác của Apple như Hon Hai Precision Industry Co., Inventec Corp. và Pegatron Corp. có thể định hình lại chuỗi cung ứng công nghệ.

Wistron (công ty niêm yết tại Đài Bắc) đang nhắm tới Ấn Độ – nơi họ đang sản xuất một phần iPhone – cùng với Việt Nam và Mexico, dành ra 1 tỷ USD cho chiến lược mở rộng sản xuất trong năm nay và năm tới.

“Từ nhiều thông điệp của khách hàng, chúng tôi biết họ tin đây là điều chúng tôi buộc phải làm”, Chủ tịch Wistron, Simon Lin cho biết. “Họ cảm thấy hài lòng và đánh giá khi chúng tôi có thể đẩy nhanh quá trình chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc và họ sẽ tiếp tục làm ăn với chúng tôi”.

Nhà lắp ráp iPhone Pegatron cũng đang đa dạng hóa cơ sở sản xuất, bao gồm việc gia tăng sản xuất ở quê nhà tại Đài Loan. Trong ngày thứ Năm (26/03), Giám đốc điều hành Liao Syh-jang cho biết, công ty hy vọng khởi động hoạt động sản xuất tại Việt Nam vào năm 2021 sau khi thiết lập một nhà máy ở Indonesia trong năm 2019. Bên cạnh đó, họ tiếp tục xem xét Ấn Độ để mở các cơ sở mới. Trong ngày thứ Sáu (27/03), họ đồng ý mua đất và một nhà máy ở phía Bắc Đài Loan.

Hôm thứ Ba (24/03), Inventec, đối tác lắp ráp AirPod chính của Apple, cho hay họ đang chuẩn bị xây dựng cơ sở ở Việt Nam.

Hơn bất kỳ nhà lắp ráp nào khác, Hon Hai (hay Foxconn) đã tận mắt nhận thấy cách Covid-19 khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chững lại. Foxconn tiên đoán từ trước về khả năng thay đổi trong mô hình sản xuất toàn cầu – vốn đã chi phối ngành thiết bị điện tử trong hơn 30 năm qua. Công ty cũng có cơ sở sản xuất ở Ấn Độ và Việt Nam, cơ sở tại Ấn Độ đã bắt đầu sản xuất iPhone từ năm 2019. “Thương mại, Covid-19 sẽ tạo ra một thế giới rất khác trong thập niên tới”, ông Alex Yang, Giám đốc quan hệ nhà đầu tư (IR) của Foxconn, cho biết.

Khó có khả năng Trung Quốc sẽ sớm đánh mất vị thế công xưởng sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu trên thế giới. Điều này là do các quốc gia khác khó mà có được mạng lưới nhà cung ứng, nguồn nhân lực có kỹ năng, hệ thống phân phối hiệu quả và thị trường lớn như Trung Quốc. Việc chuyển dịch sản xuất quy mô lớn cũng cần có thời gian để triển khai. Hồi cuối tháng 2/2020, CEO Apple, Tim Cook cho biết công ty sẽ không nhanh chóng chuyển ra khỏi Trung Quốc chỉ vì đại dịch Covid-19 gây gián đoạn chuỗi cung ứng.

"Chúng tôi đang nói đến việc điều chỉnh một số, chứ không phải thay đổi toàn diện hay căn bản chuỗi cung ứng", ông chia sẻ.

Dù vậy, xu hướng chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc đang được đẩy nhanh, nhất là các nhà sản xuất quy mô nhỏ. Không chỉ vậy, các nhà sản xuất thiết bị cho các công ty khác ngoài Apple cũng đang tính chuyện chuyển sản xuất ra nước khác.

Meiloon Industrial vốn sản xuất loa và có các khách hàng như Harman International Industries Inc. và Xiaomi. Meiloon cho biết họ đang tìm nơi sản xuất thay thế và đẩy nhanh tiến độ chuyển sản xuất sang các nơi như Đài Loan và Indonesia, đại diện phát ngôn Eva Kuo cho biết trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Những kinh nghiệm đối phó với đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc sẽ còn được truyền lại sau khi dịch Covid-19 lắng xuống, từ đó làm dấy lên mô hình kinh doanh toàn cầu hóa của các doanh nghiệp hiện đại.

“Đây là hồi chuông cảnh báo”, ông Joerg Wuttke, Chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh châu Âu (EU), nói với Bloomberg Television trong tháng trước. “Trung Quốc từng là nơi có cơ sở hạ tầng hoàn hảo để chúng tôi nhập nguồn hàng và để bán. Dĩ nhiên, giờ thì chúng tôi phải xem xét lại các kịch bản, làm thế nào để đối phó với Trung Quốc trong tương lai”.

Vũ Hạo

Nhịp Cầu Đầu Tư







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98