Tiền mặt bị hắt hủi vì Covid-19

09/03/2020 08:24
09-03-2020 08:24:50+07:00

Tiền mặt bị hắt hủi vì Covid-19

Hàng loạt quốc gia đã cách ly, khử khuẩn tiền giấy và thúc đẩy thanh toán điện tử để tránh lây lan dịch bệnh.

* Sợ còn virus corona, Mỹ cách ly tiền đô từng lưu hành ở châu Á

Hôm thứ Sáu, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết sẽ cách ly tiền giấy đang lưu thông trong 2 tuần để khử khuẩn và tiêu hủy bớt, nhằm giảm nguy cơ lây lan virus. Trước đó, giới chức Trung Quốc cũng mạnh tay khử khuẩn tiền giấy bằng tia cực tím và nhiệt độ cao. Trong nhiều trường hợp, họ cũng tiêu hủy tiền. Những tờ tiền này chủ yếu đến từ khu vực có rủi ro lây nhiễm cao, như bệnh viện.

Bảo tàng Louvre của Pháp tuần này cấm thanh toán bằng tiền mặt do Covid-19 bùng phát. Họ chỉ chấp nhận thẻ tín dụng, nhằm giúp nhân viên yên tâm trở lại làm việc, AP cho biết.

Trong khi đó, từ ngày 21/2, các chi nhánh của Fed trên toàn nước Mỹ đã cách ly số đôla từ châu Á trong 7 – 10 ngày. Họ sau đó sẽ xử lý và đưa chúng trở lại lưu thông qua các tổ chức tài chính. 

Tiền tệ các nền kinh tế trên thế giới. Ảnh: Reuters

Mối lo về khả năng lây bệnh của tiền mặt ngày càng tăng khi hơn 100.000 người trên thế giới đã nhiễm, chủ yếu ở Trung Quốc. Dịch bệnh có thể làm tăng tỷ lệ sử dụng thanh toán điện tử - công nghệ vốn từ lâu vẫn không được chuộng bằng tiền mặt tại Mỹ, theo hãng nghiên cứu IDC.

Thanh toán di động và không chạm như Apple Pay, Samsung Pay và Google Pay đang là các lựa chọn thay thế tiền mặt. Người mua chỉ cần điện thoại hoặc đồng hồ thông minh để thanh toán tại cửa hàng. "Cũng dễ hiểu vì sao họ muốn dùng điện thoại hay thẻ, vì không cần ký và không cần chạm vào thiết bị", Aaron Press – nhà nghiên cứu tại IDC cho biết.

Nhiều doanh nghiệp cũng đã thay đổi chính sách để giảm tiếp xúc với bề mặt. Starbucks ngừng sử dụng cốc cá nhân tại các cửa hàng ở Bắc Mỹ. Instacart cũng ra mắt dịch vụ giao hàng tận nhà, nhằm giảm tiếp xúc người với người.

"Chúng ta đang phát tán vi sinh vật thông qua tiền mặt", Paul Matewele – Giảng viên Đại học London Metropolitan cho biết trên CNN, "Các nghiên cứu chỉ ra ở đây hiện diện những thứ chúng ta chẳng bao giờ nghĩ tới".

Một nghiên cứu năm 2017 của Đại học New York chỉ ra có nhiều loại vi sinh vật sống trên tiền mặt, kể cả virus gây các bệnh tương tự cúm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rửa tay sau khi cầm tiền và đặc biệt trước khi ăn cơm.

Trên thực tế, thẻ tín dụng cũng không thực sự vệ sinh hơn. Vi sinh vật vẫn có thể truyền sang thẻ tín dụng khi chuyền tay và sử dụng máy quẹt thẻ.

Press cho biết các doanh nghiệp có thể giảm tiếp xúc bằng cách không yêu cầu ký khi thanh toán. Với các giao dịch giá trị thấp, như ly cà phê và sandwich, việc ký để tránh lừa đảo không có mấy ý nghĩa.

Trung Quốc vốn đang tiến tới xã hội không tiền mặt, từ trước khi dịch bệnh nổ ra. Theo eMarketer, gần 50% dân số nước này thanh toán di động trong quý II/2019. Một quan chức Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tuần trước cho biết nước này sẽ tăng cường thanh toán di động để tránh tiếp xúc không cần thiết giữa người với người.

Dù nhiều người mua sẽ cảm thấy thoải mái hơn với hình thức thanh toán này, Matewele cho biết người dùng nên giữ vệ sinh cả điện thoại nữa. "Tôi cho rằng các dạng thanh toán điện tử sẽ giúp giảm rủi ro. Tuy nhiên, chúng ta cần vệ sinh điện thoại sau khi chạm vào các bề mặt khác", ông nói.

Hà Thu

Vnexpress







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngân hàng Trung ương Anh giữ nguyên lãi suất, Thụy Sĩ hạ lãi suất xuống 0%

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) ngày 19/6 giữ nguyên mức lãi suất 4,25% trong khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cắt giảm lãi suất về mức 0%, viện dẫn lạm phát giảm...

Thị trường dự đoán phi tập trung - khi đồng tiền không biết nói dối

Nếu vượt qua được những thách thức về pháp lý và vận hành, thị trường dự đoán phi tập trung có tiềm năng trở thành một trụ cột mới của nền kinh tế thông tin, nơi mà...

BlackRock và quyền lực trong thị trường vốn

BlackRock - tập đoàn quản lý tài sản lớn nhất thế giới, một thế lực bao trùm trong lĩnh vực tài chính toàn cầu. Với khoảng 11.6 ngàn tỷ USD tài sản đang được quản...

Mỹ chiếm gần 40% tổng số triệu phú toàn cầu năm 2024

Tài sản tại Mỹ đã gia tăng nhanh chóng đáng kể trong năm ngoái khi có thêm hơn 379.000 người trở thành triệu phú USD, tức trung bình có hơn 1.000 triệu phú mỗi ngày.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 0,5%

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 0,5%. Đồng thời, BoJ tiếp tục giảm quy mô mua vào trái phiếu chính phủ.

Tuần quyết định về lãi suất của các ngân hàng trung ương toàn cầu

Tâm điểm chú ý của giới đầu tư sẽ là quyết định lãi suất tại cuộc họp chính sách của Fed ngày 18/6, nhằm tìm manh mối về thời điểm và lý do Fed có thể điều chỉnh...

Căng thẳng giữa Israel-Iran gia tăng đẩy đồng USD mạnh lên

Đồng USD lên giá so với các đồng tiền chủ chốt khác khi các thị trường chuyển hướng sang tích lũy tài sản "trú ẩn an toàn," giữa bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở...

Kỳ lân công nghệ Đông Nam Á ngày càng giống ngân hàng

Nhiều kỳ lân công nghệ Đông Nam Á đang vận hành mảng kinh doanh ngân hàng số với kỳ vọng đem lại phần lớn doanh thu trong tương lai, điều mà cách đây vài năm không...

JPMorgan và ván cược 50 tỷ USD vào châu Á

JPMorgan Chase đang tăng tốc nỗ lực của mình tại thị trường tín dụng tư nhân đang phát triển nhanh chóng của châu Á, tập trung vào nhu cầu ngày càng tăng đối với...

Nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu chính phủ ở châu Á

Các nhà đầu tư trên toàn cầu đang tăng tốc mua trái phiếu chính phủ tại các nước châu Á để tận dụng làn sóng giảm lãi suất và các đồng tiền trong khu vực mạnh lên...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98