Trung Quốc chật vật trở lại, doanh nghiệp gian lận để nhận trợ cấp

15/03/2020 09:36
15-03-2020 09:36:20+07:00

Trung Quốc chật vật trở lại, doanh nghiệp gian lận để nhận trợ cấp

Các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn loay hoay hoạt động trở lại và lao đao vì thiếu nhân công, không có khách hàng. Nhiều công ty thậm chí gian lận để nhận trợ cấp tái khởi động.

Nền kinh tế Trung Quốc đang khởi động lại. Hơn 6 tuần kể từ khi nền kinh tế thứ hai thế giới gần như tê liệt để ngăn ngừa dịch virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) lây lan, các nhà máy bắt đầu hoạt động trở lại, văn phòng không còn trống rỗng.

Theo New York Times, đó là niềm an ủi nhỏ bé đối với Zhang Xu, chủ một cửa hàng sửa chữa ôtô ở thành phố Thượng Hải. Một trong hai nhân viên của anh vẫn mắc kẹt tại quê nhà.

Nhưng đó không phải vấn đề lớn vì cửa hàng của anh Zhang không có khách. “Nếu chúng tôi không có doanh thu, các nhà phân phối sẽ không thể đặt hàng và nhà máy không hoạt động”, anh Zhang than vãn.

Việc hoạt động của ngành công nghiệp sản xuất Trung Quốc bị ngừng trệ vì dịch virus có nguồn gốc từ Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) khiến quốc gia tỷ dân và cả thế giới khổ sở, nhưng việc tái khởi động cỗ máy sản xuất Trung Quốc cũng rất khó khăn hơn.

Các nhà máy tại Trung Quốc đang bắt đầu hoạt động trở lại. Ảnh: AP

Nhiều rào cản

New York Times cho biết hiện các nhà máy Trung Quốc đang rất thiếu nguồn lực. Ngay cả những thành phố phục hồi nhanh nhất cũng chỉ hoạt động với 50% năng suất so với trước đây. Hàng chục triệu lao động không thể đi làm.

Ngay cả khi công nhân quay trở lại, các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đau đầu vì nhu cầu tiêu dùng ở nước ngoài sụt giảm do tình hình dịch bệnh ngày càng tồi tệ ở những quốc gia khác.

Giới quan sát cũng cảnh báo Bắc Kinh về tình trạng tái khởi động giả. Đó là hiện tượng các công ty trở lại sản xuất để nhận trợ cấp của chính phủ nhưng sản xuất ít hoặc không sản xuất vì thiếu nhân công hoặc nguồn cung.

Những khó khăn của Trung Quốc có thể là bài học cho các quốc gia đang tìm cách đối phó với dịch bệnh. Các nước này cần cách ngăn chặn dịch virus nhưng không khiến nền kinh tế suy thoái.

Hôm 11/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo chặn dòng di chuyển từ châu Âu đến Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng cũng muốn người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn. Chính phủ Italy phong tỏa toàn đất nước. Các nơi khác như Hàn Quốc cũng tăng cường kiểm tra và giám sát với nỗ lực không ảnh hưởng đến ngành công nghiệp.

Những cửa hàng vắng khách ở Trung Quốc. Ảnh: New York Times

Trong khi đó, Trung Quốc loay hoay với nỗ lực tái khởi động. Khi chuỗi cung ứng tại phương Tây bắt đầu cạn kiệt, giá cước vận tải hàng không từ Trung Quốc tăng đột ngột hồi tuần trước, theo công ty TAC Index. Các nhà máy ở Trung Quốc đang hoạt động ở mức 50-60% năng suất. Một số biện pháp đo lường khác chỉ ra công suất hoạt động thực tế còn thấp hơn.

Chính quyền Bắc Kinh đã đưa ra một loạt biện pháp giúp các văn phòng và nhà máy hoạt động trở lại. Ngân hàng tiến hành gia hạn nợ, đặc biệt đối với những doanh nghiệp nhỏ. Các công ty bảo hiểm cũng được yêu cầu gia hạn chính sách ngay cả khi phí bảo hiểm không được thanh toán đúng hạn.

Hệ thống đường sắt quốc doanh đã giảm một nửa phí vận chuyển hàng hóa. Bộ Giáo dục cung cấp thêm 180.000 suất học sau đại học vào mùa thu tới cho sinh viên tốt nghiệp mùa xuân này. Riêng Thượng Hải tuyên bố sẽ giúp đỡ cư dân và doanh nghiệp bằng gói hỗ trợ tín dụng và cho vay trị giá 15 tỷ USD.

Dấu hiệu gian lận

Tuy vậy, các biện pháp tái khởi động vẫn đối mặt với rào cản lớn. Giới chức các tỉnh thành vẫn chịu áp lực giảm ca nhiễm mới và lo ngại về việc cho người lao động trở lại làm việc.

Nhiều hộ gia đình không có điều kiện cũng phải miễn cưỡng chi tiêu. Nợ hộ gia đình và nợ doanh nghiệp ngày càng phình to. Công nhân không rõ liệu có được ông chủ trả lương hay không. Các doanh nghiệp cũng không biết đối tác có thanh toán hàng hóa và dịch vụ hay không.

Một tuần trước, chính quyền một tỉnh miền nam Trung Quốc phải giải cứu HNA, một tập đoàn tư nhân đang chật vật với các khoản nợ.

Theo dữ liệu chính thức, hơn 50 triệu lao động nhập cư vẫn chưa được trở lại làm việc. Một số người vẫn đang bị cách ly. Một số người khác mắc kẹt ở nông thôn vì dịch vụ xe bus chưa được nối lại. Nhiều người thất nghiệp vì người tiêu dùng và doanh nghiệp hầu như không chi tiêu.

Các dấu hiệu gian lận đã bắt đầu xuất hiện, giới chức Bắc Kinh gặp khó khăn trong việc tìm hiểu những gì diễn ra trên khắp đất nước. Theo ông Cao Heping, chuyên gia kinh tế thuộc Đại học Bắc Kinh, các doanh nghiệp bật điều hòa không khí và máy móc dù không sản xuất gì. Mục tiêu là đốt đủ điện để đủ điều kiện nhận trợ cấp tái khởi động.

Các doanh nghiệp ở Trung Quốc vẫn thiếu lao động và khách hàng. Ảnh: New York Times

Các doanh nghiệp cũng phải chịu áp lực từ chủ đất. Giá thuê thường cao hơn thu nhập hàng ngày. Thậm chí, nhiều cửa hàng thà mở cửa mà không có khách còn hơn đóng cửa rồi trả tiền thuê. Hầu hết đại lý xe hơi mở cửa trở lại từ cuối tháng 2 dù không có khách.

Doanh số bán ôtô tại Trung Quốc giảm 80% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái. “Trước kia, một đại lý có thể đón hơn 1.000 lượt khách mỗi tháng, nhưng giờ chỉ còn khoảng mười nhóm”, New York Times dẫn lời ông Cui Dongshu - Tổng thư ký Hiệp hội Xe khách Trung Quốc - tiết lộ.

Các đại lý đang mắc kẹt với những chiếc xe không thể bán được.

Một số thành phố trì hoãn việc tái khởi động cho đến tuần này. Tại tỉnh Hồ Bắc (nơi có Vũ Hán - tâm chấn của dịch Covid-19), một số doanh nghiệp bắt đầu mở cửa trở lại.

Nhu cầu sụt giảm nghiêm trọng

Chủ các nhà máy cũng đối mặt với một vấn đề nữa: nhu cầu chậm lại trên toàn cầu. Sự bùng phát của dịch virus corona đe dọa tăng trưởng toàn cầu. “Nếu cú sốc về nhu cầu không được giải quyết nhanh chóng, nó sẽ trở thành vấn đề lớn”, chuyên gia Cao tại Đại học Bắc Kinh nhận định.

Cho đến khi Trung Quốc hồi phục hoàn toàn, nhiều người đang cố tiết kiệm tiền.

Shirley Zhuo, người quản lý tại một khu công nghiệp ở phía nam Thượng Hải, nói rằng địa điểm này từng yêu cầu các xưởng trả tiền thuê trước ba tháng. Bây giờ, họ yêu cầu chỉ một tháng. "Vì dịch bệnh, tất cả các đơn hàng đã bị hủy bỏ. Nếu việc sản xuất không thể hoàn thành, liên doanh sẽ ngừng hoạt động”, cô nói.

Trên một con phố gần đó, Dai Jianglai lo sợ quán bánh của mình sẽ lỗ vốn. Chủ nhà bắt cô phải trả trước 2 năm tiền nhà khi cô Dai thuê hồi cuối năm ngoái.

Theo số liệu do chính phủ Trung Quốc công bố, các doanh nghiệp lớn vẫn có ít hơn 2/3 công nhân đi làm lại. Những doanh nghiệp nhỏ không có đến 50% lực lượng lao động.

Trung tâm thương mại hoang vắng ở Bắc Kinh. Ảnh: New York Times

Gaode, một dịch vụ giám sát giao thông và lập bản đồ trực tuyến, ước tính rằng gần một nửa lực lượng lao động tại các thành phố lớn ven biển đã đi làm lại. Ngoài ra, nhiều nhân viên văn phòng đang làm việc tại nhà.

Nhưng ở một số khu vực, rất ít người đi làm hay mua sắm. Xu Renzhong, chủ một gara sửa chữa, không có khách hàng hay thợ máy. “Họ đã ở quê và các tuyến xe bus ngừng hoạt động”, ông than thở.

Chủ sở hữu các doanh nghiệp lớn sợ rằng chính quyền địa phương có thể bắt họ trả tiền cách ly cho hàng chục, hàng trăm công nhân nếu một người bị nhiễm bệnh.

Công việc kinh doanh trì trệ, anh Zhang ngồi không giữa những tấm kính chắn gió cả ngày và ước mình trở về quê từ một tháng trước. “Nếu biết mọi thứ sẽ như thế này, tôi sẽ ở nhà”, anh nói.

Phương Thảo

Zing.vn







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98