Vì sao khôi nguyên giải Nobel tin 'chúng ta sẽ ổn thôi', dịch COVID-19 sẽ ‘qua đi nhanh chóng’?

24/03/2020 20:47
24-03-2020 20:47:00+07:00

Vì sao khôi nguyên giải Nobel tin 'chúng ta sẽ ổn thôi', dịch COVID-19 sẽ ‘qua đi nhanh chóng’?

Chuyên gia vật lý sinh học Michael Levitt, người từng dự báo chính xác tình hình dịch COVID-19 ở Trung Quốc, đưa ra dự báo và khuyên mọi người không nên hoảng hốt.

Vì sao khôi nguyên giải Nobel tin 'chúng ta sẽ ổn thôi', dịch COVID-19 sẽ ‘qua đi nhanh chóng’?
Nhà khoa học Michael Levitt dự báo đại dịch COVID-19 sẽ qua đi nhanh chóng
Ảnh chụp màn hình The Times

Tờ Los Angeles Times ngày 24.3 dẫn lời chuyên gia Michael Levitt tại Đại học Stanford (Mỹ) dự báo COVID-19 sẽ qua đi nhanh chóng và “chúng ta sẽ ổn”.

Chuyên gia vật lý sinh học 73 tuổi này từng được trao giải Nobel hóa học vào năm 2013 nhờ với công trình “phát triển các mô hình đa phạm vi cho các hệ thống hóa học phức tạp” cùng đồng tác giả Arieh Warshel.

Ông Levitt bắt đầu phân tích các ca COVID-19 trên thế giới từ tháng 1 và tính toán chính xác rằng Trung Quốc sẽ vượt qua thời gian tồi tệ nhất của dịch bệnh trước khi nhiều chuyên gia y tế đưa ra dự đoán.

Giờ đây, ông đưa ra dự báo tương tự cho Mỹ và các nước khác đang đối phó với đại dịch.

Trong khi nhiều chuyên gia cảnh báo rằng dịch COVID-19 sẽ kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm, gây ảnh hưởng lớn và thậm chí hàng triệu người chết, ông Levitt cho biết các số liệu không thể hiện viễn cảnh tàn khốc đó, đặc biệt tại những nơi áp dụng các biện pháp giúp người dân tránh tiếp xúc ở khoảng cách hợp lý.

“Điều chúng ta cần là kiểm soát sự hoảng hốt. Chúng ta sẽ ổn”, ông nhấn mạnh.

Trong nghiên cứu của ông về Trung Quốc, ông lưu ý rằng vào ngày 31.1, số ca tử vong ở Trung Quốc là 46 ca, so với 42 ca vào ngày trước đó.

Dù số ca tử vong có tăng, tốc độ tăng đã bắt đầu chậm lại. Theo suy luận của ông, số lượng ca tử vong mới không quan trọng bằng việc tốc độ tăng đã giảm đi, và đó là dấu hiệu sớm cho thấy quỹ đạo của dịch bệnh có thể đã thay đổi.

Dễ hiểu hơn, ông mô tả dịch bệnh giống như một chiếc xe hơn phóng trên cao tốc, dù vận tốc nó tiếp tục tăng thêm nhưng nó không tăng tốc nhanh như lúc đầu.

“Điều này cho thấy tốc độ tăng số ca tử vong sẽ chậm lại hơn trong tuần tới”, ông viết trong báo cáo gửi cho bạn bè vào ngày 1.2 và được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội tại Trung Quốc, đồng thời cho biết số ca tử vong sẽ giảm mỗi ngày.

Ba tuần sau đó, ông Levitt phát biểu trên tờ China Daily rằng virus đã đạt đỉnh và dự báo dịch sẽ kết thúc ở Trung Quốc với 80.000 ca nhiễm và 3.250 ca tử vong.

Dự báo này tỏ ra rất chính xác vì đến ngày 16.3, Trung Quốc ghi nhận tổng cộng 80.298 ca nhiễm và 3.245 ca tử vong. Số ca nhiễm mới sau đó giảm xuống khoảng 25 ca mỗi ngày và phần lớn các ca nhiễm gần đây là do lây lan từ bên ngoài.

Ông nhận thấy xu hướng tương tự của COVID-19 tại các nước khác, kể cả những nước chưa áp dụng biện pháp cách ly, phong tỏa như Trung Quốc.

Phân tích số liệu từ 78 nước ghi nhận hơn 50 ca COVID-19 mỗi ngày, ông nhận thấy “dấu hiệu hồi phục” tại nhiều nước. “Số liệu vẫn khá lộn xộn, nhưng rõ ràng có dấu hiệu tăng chậm lại”, chuyên gia này phân tích.

Khánh An

Thanh niên







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quan chức Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc “xả” hàng giá rẻ ra nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể bán sản phẩm dư thừa với giá rẻ, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong...

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...

Trung Quốc sẽ ban hành quy định mới để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Lý Cường khẳngn định Trung Quốc luôn chào đón mọi công ty từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến đầu tư và tăng cường khẳng định chỗ đứng tại nước này.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98