WB, IFC tài trợ giúp khu vực tư nhân vượt qua khó khăn tạm thời do COVID -19

27/03/2020 09:38
27-03-2020 09:38:55+07:00

WB, IFC tài trợ giúp khu vực tư nhân vượt qua khó khăn tạm thời do COVID -19

Phần lớn tài chính của IFC sẽ được chuyển đến các tổ chức tín dụng tại các quốc gia thành viên nhằm tiếp tục cung cấp tài trợ thương mại, hỗ trợ vốn lưu động và tài trợ vốn trung hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh do đứt gãy nguồn cung.

Khu vực tư nhân ở các nước đang phát triển sẽ được trang bị tốt hơn

Ngày 17/03/2020, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã phê duyệt gói tài trợ trị giá 14 tỷ USD, tăng thêm 2 tỷ USD so với dự kiến ban đầu, để hỗ trợ các công ty và quốc gia trong nỗ lực ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với sự lây lan nhanh chóng của COVID-19. Trong số 14 tỷ USD này, 6 tỷ USD sẽ từ nguồn của WB sẽ hỗ trợ tăng cường hệ thống quốc gia về y tế công cộng, bao gồm ngăn chặn bệnh, chẩn đoán và điều trị và 8 tỷ USD sẽ từ nguồn của IFC sẽ cung cấp tài chính hỗ trợ cho khu vực tư nhân bị ảnh hưởng nặng nề với suy thoái kinh tế do sự lây lan của COVID-19. Trong gói tài trợ này, Việt Nam có thể được nhận tối đa khoảng 50 triệu USD từ nguồn WB và khoảng 400 triệu từ nguồn IFC.

Phần lớn tài chính của IFC sẽ được chuyển đến các tổ chức tín dụng tại các quốc gia thành viên nhằm tiếp tục cung cấp tài trợ thương mại, hỗ trợ vốn lưu động và tài trợ vốn trung hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh do đứt gãy nguồn cung.

Hỗ trợ của IFC cũng sẽ giúp các khách hàng hiện tại trong các lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch - chẳng hạn như du lịch và sản xuất. Gói hỗ trợ này cũng sẽ mang lại lợi ích cho các ngành liên quan đến việc ứng phó với đại dịch, bao gồm chăm sóc sức khỏe và các ngành liên quan hiện đang phải đối mặt với nhu cầu gia tăng về dịch vụ, thiết bị y tế và dược phẩm. Nguồn tài trợ của IFC trực tiếp hỗ trợ khu vực tư nhân là nơi cung cấp phần lớn việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không bị phá sản dẫn tới giảm tỷ lệ thất nghiệp góp phần ổn định an ninh xã hội.

Ông Philippe Le Houérou, Tổng Giám đốc Điều hành của IFC, cho biết “Đây không chỉ là đại dịch gây thiệt hại cho cuộc sống, mà tác động của nó đối với các nền kinh tế và mức sống có thể sẽ vượt qua cả ảnh hưởng tới sức khỏe”. Với việc đảm bảo, duy trì hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian này, khu vực tư nhân ở các nước đang phát triển sẽ được trang bị tốt hơn để giúp các nền kinh tế phục hồi nhanh hơn. Điều này cũng sẽ giúp các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh nhanh chóng phục hồi sinh kế và tiếp tục đầu tư vào tương lai.

Về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), ngay từ khi dịch COVID-19 mới xảy ra tại Việt Nam, tại buổi họp mặt đầu xuân Canh Tý ngày 18/02/2020, nhận định dịch có thể diễn biến phức tạp trong thời gian tới, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã trao đổi với Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào, đề nghị khẩn trương tìm kiếm nguồn hỗ trợ cho Chính phủ cũng như triển khai ngay một số hoạt động nhằm hỗ trợ ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung chống lại các ảnh hưởng tiêu cực dịch COVID-19 gây ra.

Ngay sau khi có đề nghị của NHNN, ngày 20/2/2020, IFC đã thông qua việc tăng hạn mức tài trợ thương mại mới cho bốn ngân hàng thương mại đang là khách hàng của IFC, bao gồm Ngân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Tổng hạn mức gia tăng 294 triệu USD này không nằm trong gói tài trợ trị giá 14 tỷ USD nói trên, sẽ cho phép các ngân hàng nâng cao năng lực đảm bảo rủi ro thanh toán trong tài trợ thương mại cho các công ty trong nước, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nỗ lực này nhằm bảo đảm duy trì thương mại trong giai đoạn đầy thách thức hiện nay. Hạn mức tài trợ thương mại tăng lên sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tài trợ thương mại, nhờ đó giảm nhẹ tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế Việt Nam nhất là khu vực tư nhân.

Động thái này của NHNN và IFC sẽ giúp cho các ngân hàng trong nước tăng tài trợ thương mại cho nhiều công ty xuất nhập khẩu, trong đó có những công ty đang phải đối đầu với sự khan hiếm hơn về tín dụng và phải dựa vào các khoản tài trợ của ngân hàng để bảo đảm dòng tiền và cho việc mua nguyên liệu đầu vào.

Chỉ trong vòng một tháng, các ngân hàng đã triển khai sử dụng hạn mức mới rất nhanh và hiệu quả, với hơn 50% số giao dịch được bảo lãnh dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phục vụ xuất, nhập hàng hóa ở những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi COVID 19 như nông nghiệp và sản xuất. Nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam sẽ còn tiếp tục gặp khó khăn về dòng tiền khi dịch bệnh vẫn diễn biến kéo dài và phức tạp trên phạm vi toàn cầu, một số ngân hàng hiện đã yêu cầu IFC tiếp tục mở rộng hạn mức mới cao hơn để giúp hỗ trợ khả năng thanh khoản cho các doanh nghiệp.

Hàn Đông

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cảnh báo việc tiếp tay cho tội phạm khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay trên các hội nhóm, diễn đàn xuất hiện tình trạng các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu...

Lên kịch bản ‘sống chung’ với áp lực tỷ giá

Tỷ giá đã tăng hơn 3% kể từ đầu năm, chạm ngưỡng mục tiêu điều hành chính sách ngoại hối. Các chuyên gia cho rằng áp lực tỷ giá sẽ còn dai dẳng theo diễn biến giảm...

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2024 đạt 11,286 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ cổ tức 2023 dự kiến là 16%, trong đó có 5% bằng tiền...

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM tăng 35.4% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM đạt 2.869 tỷ USD, tăng 3.5% so với quý trước và tăng 35.4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần...

SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking

Để đảm bảo quyền lợi công bằng cho tất cả khách hàng, kể từ tháng 5/2024, SHB sẽ thực hiện điều chỉnh cơ chế tính phí và mức thu phí dịch vụ theo dõi biến động số...

Sacombank vượt mốc 1 triệu khách hàng thẻ tín dụng, không ngừng gia tăng giá trị và trải nghiệm khách hàng thẻ 

Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách...

Định giá cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn, cổ phiếu nào nên "xuống tiền"?

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã trải qua đà hồi phục mạnh từ cuối năm 2023 và duy trì đến nay. Tuy nhiên, so với chỉ số P/E toàn ngành, một số cổ phiếu có cơ bản tốt vẫn...

Giá bán USD ngân hàng tiến gần mốc 26,000 đồng

Phiên sáng 17/04, tỷ giá USD/VND tại ngân hàng tiếp tục phá vỡ mọi kỷ lục trước đó với giá bán USD gần chạm mốc 26,000 đồng.

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý trong vay tiêu dùng và thu hồi nợ

Các chuyên gia ngân hàng cũng cho biết, chất lượng tín dụng cho vay tiêu dùng hiện còn diễn biến theo chiều hướng xấu. Hoạt động xử lý, thu hồi nợ xấu của các tổ...

Làm giả giấy tờ để mở thẻ tín dụng, chiếm đoạt tiền của nhiều ngân hàng

Sau khi làm giả chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu…, bị cáo dùng các loại giấy tờ giả này đi mở thẻ tín dụng tại nhiều ngân hàng, rút tiền để tiêu.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98