Các hãng sản xuất ôtô ở châu Âu bắt đầu nối lại hoạt động

27/04/2020 15:30
27-04-2020 15:30:00+07:00

Các hãng sản xuất ôtô ở châu Âu bắt đầu nối lại hoạt động

VW đánh dấu sự kiện khôi phục hoạt động sản xuất bằng cách trình chiếu một đoạn video hoạt hình trong đó có cảnh logo của VW đánh bại virus SARS-CoV-2.

Mẫu xe C-Class của Mercedes-Benz. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các hãng sản xuất ôtô ở châu Âu đang bắt đầu nối lại hoạt động trong bối cảnh chính phủ các nước dần nới lỏng các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Hãng ôtô Volkswagen (VW) của Đức thông báo sẽ khôi phục hoạt động sản xuất tại nhà máy lớn nhất của hãng ở thành phố Wolfsburg kể từ ngày 27/4. VW đánh dấu sự kiện đáng nhớ này bằng cách trình chiếu một đoạn video hoạt hình trong đó có cảnh logo của VW đánh bại virus SARS-CoV-2.

Cũng trong ngày 27/4, hãng sản xuất ôtô hàng đầu của Đức là BMW bắt đầu nối lại hoạt động tại các nhà máy sản xuất động cơ. BMW có kế hoạch mở cửa trở lại nhà máy ở thành phố Goodwood (Anh) và Spartanburg (Mỹ) từ ngày 18/5.

Trước đó, nhà máy của BMW tại thành phố Thẩm Dương (Trung Quốc) đã khôi phục sản xuất từ ngày 17/2 vừa qua. Nhằm tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh, BMW yêu cầu các nhân viên phải đeo khẩu trang và đảm bảo giữ khoảng cách an toàn.

Các nhà máy của hãng Mercedes-Benz ở Sindelfingen và Bremen cũng đang chuẩn bị cho việc tái sản xuất.

Trong khi đó, tại Italy, hãng Fiat Chrysler thông báo mở cửa trở lại nhà máy Sevel ở miền Trung với mục tiêu khôi phục sản xuất ở mức 70-80%. Còn tại Pháp, hồi tuần trước, hãng xe Toyota của Nhật Bản cũng tái khởi động nhà máy lắp ráp tại Valenciennes.

Hãng Renault đã bắt đầu sản xuất động cơ tại nhà máy của hãng ở Cleon, phía Tây thủ đô Paris. Tiếp theo sẽ là nhà máy Flins, tuy nhiên nhà máy này sẽ chỉ có khoảng 25% công nhân trở lại làm việc.

Tuần trước, hãng Volvo của Thụy Điển cũng mở cửa trở lại nhà máy Torslanda sau khi hoàn tất việc đánh giá, kiểm tra các quy trình sản xuất.

Giám đốc điều hành của Volvo, ông Hakan Samuelsson, cho rằng điều quan trọng là cần phải tái khởi động sản xuất một cách an toàn trong bối cảnh nền kinh tế châu Âu đang bị ảnh hưởng mạnh do dịch COVID-19.

Tình trạng gián đoạn hoạt động do dịch COVID-19 đã đẩy nhiều nhà sản xuất ôtô ở châu Âu vào tình thế lao đao, đặc biệt trong bối cảnh nhiều hãng đang phải vật lộn với những tác động do nhu cầu toàn cầu suy giảm và chi phí gia tăng để đáp ứng mục tiêu phát thải của khu vực./.

Ngọc Long

Vietnam+







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...

WSJ: Trung Quốc chỉ nới lỏng xuất khẩu đất hiếm trong 6 tháng

Trung Quốc đang đặt giới hạn 6 tháng đối với các giấy phép xuất khẩu đất hiếm dành cho các nhà sản xuất ô tô và nhà máy của Mỹ, theo nguồn tin thân cận. Động thái...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98