Cảnh báo 12 mặt hàng có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại

16/04/2020 14:23
16-04-2020 14:23:00+07:00

Cảnh báo 12 mặt hàng có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại

Qua theo dõi 26 mặt hàng trong danh sách, hiện tại theo đánh giá của Cục Phòng vệ thương mại có 12 mặt hàng có thể có nguy cơ bị điều tra.

Nhiều mặt hàng có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, trong đó có gỗ dán

 

Danh sách được xây dựng trên cơ sở theo dõi biến động xuất khẩu của những mặt hàng đã bị thị trường xuất khẩu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hoặc các biện pháp hạn chế thương mại khác với nước thứ ba nhưng chưa áp dụng đối với Việt Nam.

1. Gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng (hardwood plywood) xuất khẩu sang Mỹ

Mặt hàng gỗ dán đang bị đang bị thị trường Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm của Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm mạnh từ 1.1 tỷ USD năm 2016 xuống còn 215.6 triệu USD năm 2019. Trong cùng giai đoạn, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng nhanh từ 33.4 triệu USD năm 2016 lên 322.2 triệu USD năm 2019. Riêng trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 63.7% so với năm 2018. Tháng 10/2019, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ thông báo chính thức điều tra trốn thuế phòng vệ thương mại đối với một số công ty Mỹ nhập khẩu gỗ dán từ Việt Nam. Tháng 1/2020, Bộ Thương mại Mỹ đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với toàn bộ sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam. Hiện tại, Bộ Thương mại Mỹ đang thụ lý hồ sơ và cân nhắc việc khởi xướng điều tra.

2. Đệm mút (mattress) xuất khẩu sang Mỹ

Mặt hàng đệm mút đang bị thị trường Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm của Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm mạnh từ 436 triệu USD năm 2017 xuống 167 triệu USD năm 2019. Trong cùng giai đoạn, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng từ 64,000 USD năm 2017 lên tới 166 triệu USD năm 2019. Đặc biệt, kim ngạch tăng nhanh kể từ giữa năm 2019. Tháng 3/2020, một số công ty sản xuất đệm mút của Mỹ đã nộp hồ sơ đề nghị Bộ Thương mại Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm đệm mút nhập khẩu từ 7 nước, trong đó có Việt Nam. Hiện tại, Bộ Thương mại Mỹ đang thụ lý hồ sơ và cân nhắc việc khởi xướng điều tra.

3. Tủ gỗ (Wooden cabinets and vanities) xuất khẩu sang Mỹ

Mặt hàng tủ gỗ vừa bị thị trường Mỹ áp dụng thuế chống bán phá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm của Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm từ 4 tỷ USD năm 2018 xuống còn 2,5 tỷ USD năm 2019. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh từ 913 triệu USD năm 2018 lên 1,37 tỷ USD năm 2019 (tăng 50%). Xu hướng tăng đặc biệt thấy rõ kể từ tháng 3/2019 khi Mỹ bắt đầu điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm của Trung Quốc.

4. Đá nhân tạo (Quartz surface products) xuất khẩu sang Mỹ

Mặt hàng này đã bị thị trường Mỹ áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm của Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với Trung Quốc, sau khi bị áp dụng thuế CBPG và thuế CTC, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đã giảm mạnh, từ mức trung bình khoảng 58.5 triệu USD/tháng xuống chỉ còn vài trăm ngàn USD mỗi tháng trong quý III và quý IV năm 2019. Trong năm 2019, nhập khẩu đá nhân tạo của Mỹ từ Việt Nam tăng gấp 2.5 lần so với năm 2018, từ 46,3 triệu USD lên 118.2 triệu USD. Từ thời điểm tháng 6 năm 2019 sau khi biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức được áp dụng với sản phẩm của Trung Quốc, nhập khẩu đá nhân tạo từ Việt Nam đã tăng mạnh. Mỹ đã điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù kim ngạch xuất khẩu của hai đối tác này thấp hơn kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nên rất có khả năng trong tương lai gần Mỹ sẽ tiếp tục điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đá nhân tạo của Việt Nam.

5. Lốp xe tải và xe khách (Tyres for buses or lorries) xuất khẩu sang EU

Mặt hàng này đang bị thị trường EU áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm của Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường EU đã giảm từ 618.5 triệu Euro năm 2017 xuống còn 180 triệu Euro năm 2019. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 11.700 Euro năm 2017 lên 69 triệu Euro năm 2019. Kim ngạch nhập khẩu lốp xe tải/xe khách  khách bắt đầu gia tăng từ tháng 5/2018 trùng với thời điểm EU áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

6. Xe đạp điện (Electric bicycles) xuất khẩu sang Mỹ, EU

Xe đạp điện của Trung Quốc đang bị thị trường EU áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp và bị thị trường Mỹ áp thuế 25% theo Mục 301 Luật Thương mại 1974. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng từ 74 triệu Euro năm 2018 lên 87.5 triệu Euro năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng từ 4.5 triệu USD năm 2018 lên 18.6 triệu USD năm 2019.

7. Ống đồng (Seamless refined copper pipe and tube) xuất khẩu sang Mỹ

Mặt hàng ống đồng của Trung Quốc bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá từ tháng 10/2010. Sau khi Mỹ áp dụng biện pháp CBPG đối với ống đồng nhập khẩu từ Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu ống đồng của Mỹ từ Trung Quốc có xu hướng giảm. Đặc biệt kể từ năm 2015 trở đi, kim ngạch nhập khẩu mỗi năm chỉ còn từ 2 đến 5 triệu USD so với kim ngạch trên 150 triệu USD trước khi biện pháp chống bán phá giá được áp dụng. Cùng với thời điểm kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc giảm mạnh, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam tăng nhanh. Kim ngạch nhập khẩu ống đồng của Mỹ từ Việt Nam đã tăng từ 38 triệu USD năm 2015 lên 138 triệu USD năm 2018.

8. Khớp nối bằng thép (Forge steel fittings) xuất khẩu sang Mỹ

Mặt hàng này đã bị thị trường Mỹ áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm của Trung Quốc, Ý và Đài Loan (Trung Quốc). Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 7.7 triệu USD năm 2018 và 6.3 triệu USD năm 2019. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không lớn và không có tăng trưởng đột biến, tuy nhiên qua công tác giám sát, cơ quan chức năng xác định sản phẩm này có thể có nguy cơ bị điều tra trốn thuế phòng vệ thương mại.

9. Bánh xe thép (Steel wheels) xuất khẩu sang Mỹ

Mặt hàng này đang bị thị trường Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm của Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm từ 465 triệu USD năm 2018 xuống còn 310 triệu USD năm 2019. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 7.1 triệu USD năm 2018 lên 35.1 triệu USD năm 2019 (tăng gần gấp 4 lần). Kim ngạch bắt đầu tăng nhanh từ tháng 9/2018 sau khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.

10. Thép tiền chế (Fabricated structural steel) xuất khẩu sang Mỹ

Mặt hàng này đang bị thị trường Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm của Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm từ 1.2 tỷ USD năm 2018 xuống còn 711 triệu USD năm 2019. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 29 triệu USD năm 2018 lên 52.4 triệu USD năm 2019 (tăng 80%). Kim ngạch bắt đầu tăng nhanh từ tháng 6/2019 sau khi Mỹ tiến hành khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép tiền chế nhập khẩu từ Trung Quốc.

11. Vỏ bình ga (Steel propane cylinders) xuất khẩu sang Mỹ

Mặt hàng này đang bị thị trường Mỹ áp dụng thuế chống bán phá đối với sản phẩm của Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm từ 96 triệu USD năm 2018 xuống còn 71,7 triệu USD năm 2019. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 30,000 USD năm 2018 lên 3 triệu USD năm 2019. Kim ngạch bắt đầu tăng nhanh từ tháng 4/2019 sau khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.

12. Ghim đóng thùng (Carton-closing staples) xuất khẩu sang Mỹ

Mặt hàng này đang bị thị trường Mỹ áp dụng thuế chống bán phá đối với sản phẩm của Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm từ 95 triệu USD năm 2018 xuống còn 79 triệu USD năm 2019. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 98,000 USD năm 2018 lên 1.9 triệu USD năm 2019. Kim ngạch bắt đầu tăng nhanh từ tháng 4/2019 sau khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.

Nhật Quang

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch Phan Văn Mãi: TP.HCM là nơi có nhiều cơ hội, dư địa để khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định TP.HCM có nhiều dư địa, cơ hội, nhiều đơn đặt hàng để các nhà khởi nghiệp nghiên cứu.

Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Bắt tạm giam nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và Phó Bí thư Tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 27/3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và ông Phạm Hoàng...

Chợ Bến Thành, Tân Định... có lợi thế phát triển nhờ metro

Các Sở An toàn thực phẩm (ATTP), QHKT TP.HCM, Phòng kinh tế quận 6…đều nhìn nhận chợ truyền thống đang dần bị thu hẹp nhưng không hề mất đi.

Quý 1, TP.HCM dẫn đầu cả nước về số dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư. Còn, TP.HCM dẫn đầu về số dự án mới, điều chỉnh vốn và...

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng nhận án 8 năm tù

TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tổng vốn FDI vào Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024 đạt 6.17 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ

Thu hút FDI của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắc khi tăng 13.4% so với cùng kỳ năm 2023. 

Đề nghị truy tố 254 bị can trong ‘đại án đăng kiểm’

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố 254 bị can liên quan đến đại án tiêu cực ngành đăng...

Thị trường 'ấm dần', xuất khẩu ngành hàng dệt may đón cơ hội để tăng tốc

Để đẩy mạnh xuất khẩu, ngành dệt may tiếp tục đầu tư sản xuất các loại nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày...

Thu hút vốn FDI: Góc nhìn từ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việc tăng cường các quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đã mở ra một chương mới, gia tăng hình ảnh và vị thế của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.

Chính phủ đồng ý cho EVN được điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần

Quyết định mới nhất đề xuất rút ngắn thời gian tối thiểu giữa 2 lần điều chỉnh giá từ 6 tháng xuống 3 tháng. Song điều này không có nghĩa là cứ 3 tháng điều chỉnh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98