Châu Âu cần một kế hoạch Marshall để ứng phó với dịch COVID-19

06/04/2020 09:36
06-04-2020 09:36:00+07:00

Châu Âu cần một kế hoạch Marshall để ứng phó với dịch COVID-19

Hai cựu Ngoại trưởng Đức cảnh báo dịch COVID-19 về lâu dài có thể dẫn tới sự sụp đổ của EU nếu châu Âu không có một chương hỗ trợ kinh tế giống như Kế hoạch Marshall.

* Giới chức châu Âu đã làm gì cứu kinh tế

* Báo cáo triển vọng kinh tế ảm đạm ở các quốc gia châu Âu

* Tình cảnh chưa từng thấy, hãng hàng không số 1 Châu Âu sụp đổ

Chủ tịch EC Ursula von der Leyen trong cuộc họp báo về nỗ lực cứu vãn nền kinh tế EU trước ảnh hưởng dịch COVID-19, tại Brussels, Bỉ ngày 2/4/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong một bài viết trên báo Thế giới Chủ nhật (WaS), Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã đề cập đến kế hoạch đầu tư khổng lồ trong ngân sách của Liên minh châu Âu (EU).

Bà Leyen nói: “Chúng ta cần một kế hoạch Marshall cho châu Âu.”

Trong khi đó, Giám đốc Viện Kinh tế Đức (IW) Michael Hüther ủng hộ việc châu Âu tung ra “trái phiếu Corona”, coi đây như một “tín hiệu về tình đoàn kết” với những nước EU gặp khó khăn trong khủng hoảng như Italy và Tây Ban Nha.

Theo ông, "trái phiếu Corona" được tạo ra cho tình huống đặc biệt hiện nay cần có tổng trị giá từ 100-1.000 tỷ euro.

Hiện Chính phủ liên bang Đức vẫn từ chối một ý tưởng như vậy.

Trong khi đó, áp lực đang ngày càng gia tăng đối với EC liên quan việc tung ra “trái phiếu Corona.”

Ủy viên thị trường nội khối người Pháp Thierry Breton và Ủy viên Kinh tế người Italy Paolo Gentiloni đã kêu gọi các nước thành viên thành lập một quỹ trái phiếu cho vay dài hạn, được gọi là "trái phiếu Corona," để tái thiết nền kinh tế châu Âu sau khủng hoảng.

Hiện một số nước như Italy, Pháp, Tây Ban Nha,… ủng hộ biện pháp này, trong khi các nước Đức, Áo và Hà Lan lại phản đối.

Bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị tại bệnh viện dã chiến ở Madrid, Tây Ban Nha ngày 3/4/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hai cựu Ngoại trưởng Đức là Joschka Fischer và Sigmar Gabriel cảnh báo dịch COVID-19 về lâu dài có thể dẫn tới sự sụp đổ của EU nếu châu Âu không có một chương hỗ trợ kinh tế giống như Kế hoạch Marshall khổng lồ trước đây.

Trong bài bình luận đăng trên báo Tấm gương hằng ngày (Tagesspiegel), hai cựu ngoại trưởng viết: “Dịch COVID-19 có khả năng đẩy nhanh hai tiến trình đối nghịch nhau. Một là có thể làm sâu sắc thêm các rạn nứt tồn tại ở châu Âu và dẫn tới sự sụp đổi của liên minh, hoặc EU và các quốc gia thành viên có thể đoàn kết để cùng nhau chống dịch cũng như hậu quả của dịch."

Theo hai cựu ngoại trưởng, số tiền hỗ trợ mà EU dành cho Tây Ban Nha và Italy - hai quốc gia EU bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19- là không đủ và cần phải có nhiều hơn nữa.

Theo hai ông, sự thành công về kinh tế của Đức sau cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2 sẽ không thể có được nếu không có tình đoàn kết của châu Âu.

Do đó, Berlin cần phải có trách nhiệm đặc biệt hỗ trợ các quốc gia khác trong cuộc khủng hoảng hiện nay.

Bài bình luận cho rằng đây là lý do Đức, bên cạnh Pháp, cần phải thể hiện sự sẵn sàng lãnh đạo châu Âu, với hai nhiệm vụ chính là hợp tác để cung cấp viện trợ trong khủng hoảng và đề ra một chương trình tái thiết chung sau khủng hoảng./.

Mạnh Hùng

Vietnam+







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Fed giữ nguyên lãi suất, vẫn dự báo hai lần giảm lãi suất trong năm nay

Fed đã giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát cao hơn và tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Nhưng điều đáng chú ý nhất là họ vẫn dự báo hai lần giảm lãi...

Thế giới đối mặt “cú sốc xuất khẩu mới” từ Trung Quốc

Hàng xuất khẩu từ Trung Quốc đang tràn khắp thế giới, khi thuế quan của Tổng thống Trump đóng cửa thị trường Mỹ và buộc hàng hóa Trung Quốc phải tìm đường sang các...

Nomura: Mỹ có thể áp thuế quan cao lên châu Á để ngăn hàng Trung Quốc "đi vòng”

Mỹ có thể áp mức thuế quan cao đối với các nước Đông Nam Á do dữ liệu cho thấy Trung Quốc đang chuyển hướng hàng hóa qua khu vực này để tránh mức thuế cao hơn, theo...

Chờ đợi gì từ cuộc họp Fed khuya nay?

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ bày tỏ quan điểm về lộ trình lãi suất tương lai trong tuần này, cùng với đánh giá tác động của thuế quan và bất ổn Trung...

Châu Á ‘đi dây’ trong căng thẳng thương mại Mỹ – Trung

Khi căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc leo thang, châu Á đứng trước bài toán hóc búa: làm sao bảo vệ lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia mà...

EU từ chối đối thoại kinh tế với Trung Quốc trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Lý do từ chối tổ chức cuộc họp với Trung Quốc mà EU đưa ra là cuộc gặp sẽ không tạo tiến triển trong giải quyết tranh chấp thương mại.

Goldman Sachs: Nhu cầu nhà ở Trung Quốc vẫn thấp hơn 75% so với mức đỉnh

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự báo nhu cầu nhà ở mới tại các thành phố sẽ duy trì ở mức thấp hơn 75% so với đỉnh năm 2017 trong những năm tới. Nguyên nhân chính...

Mỹ ký thỏa thuận chính thức giảm thuế quan cho hàng hóa của Anh

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạ thuế quan đối với ngành hàng không vũ trụ của Anh xuống mức 0%, hạ thuế đối với ô tô nhập khẩu của Anh xuống mức 10% đối với...

Bài toán khó cho công suất pin mặt trời dư thừa ở Trung Quốc

Sau khi ghi nhận khoản thua lỗ đến 40 tỉ đô la hồi năm ngoái, các công ty pin mặt trời Trung Quốc kêu gọi chấm dứt cuộc chiến giá và tìm giải pháp cho tình trạng dư...

Khi tư pháp Mỹ can thiệp vào hành pháp

Những diễn biến bất ngờ liên quan đến chính sách thuế quan của Chính phủ Mỹ buộc nhiều người phải tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống tư pháp của nước này.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98