Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2020 giảm 10.5% so với cùng kỳ năm trước

29/04/2020 09:43
29-04-2020 09:43:00+07:00

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2020 giảm 10.5% so với cùng kỳ năm trước

Sản xuất công nghiệp trong tháng 4 chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm mạnh 10.5% so với cùng kỳ năm trước và là mức giảm duy nhất của tháng Tư trong giai đoạn 2016-2020. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 1.8% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2020 giảm mạnh so với tháng trước

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 4/2020 ước tính giảm 13.3% so với tháng trước và giảm 10.5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 10.7%; ngành chế biến, chế tạo giảm 11.3%; sản xuất và phân phối điện giảm 6.9%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 2%.

Tính chung 4 tháng đầu năm, IIP ước tính tăng 1.8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 3%, đóng góp 2.5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 2.9%, đóng góp 0.3 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3.6%, đóng góp 0.1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 6.8%, làm giảm 1.1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Trước bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới, tình trạng thiếu nguyên liệu nhập khẩu đầu vào phục vụ sản xuất gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp. Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 4 tháng đầu năm giảm sâu hoặc tăng rất thấp so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất xe có động cơ giảm 14.2%; sản xuất đồ uống giảm 13.9%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 10.8%; sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 9.3%; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 8.8%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị giảm 8.2%; sản xuất trang phục giảm 6.3%; sản xuất thiết bị điện giảm 3.6%; sản xuất các sản phẩm khoáng phi kim loại khác giảm 1.8%; sản xuất kim loại giảm 1.7%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 0.5%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 0.7%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 1.3%; dệt tăng 1.4%.

Bên cạnh đó, một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất 4 tháng tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 25.9%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 16.9% (sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 18%); khai thác quặng kim loại tăng 16.5%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 9/7%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 8/8%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 8/2%...

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 4 tháng giảm sâu và tăng thấp so với cùng kỳ năm trước như: Bia giảm 24/1%; ô tô giảm 23.8%; đường kính giảm 23.5%; xe máy giảm 16.6%; dầu thô khai thác giảm 12%; khí hóa lỏng LPG giảm 11.8%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 9.8%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 8.5%; thức ăn gia súc giảm 7.8%; sắt thép thô giảm 7.1%; quần áo mặc thường giảm 5.9%; giày, dép da giảm 4.9%; thép cán giảm 4%; phân hỗn hợp NPK giảm 3.1%; vải dệt từ sợi tự nhiên giảm 1.7%; thức ăn cho thủy sản giảm 1%; alumin giảm 0.7%; sữa tươi tăng 0.6%; ti vi tăng 1%; xi măng tăng 1.3%; thủy hải sản chế biến tăng 1.9%; sơn hóa học tăng 2.6%; điện sản xuất tăng 3%.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Linh kiện điện thoại tăng 28.5%; bột ngọt tăng 19.2%; xăng dầu các loại tăng 13.9%; phân u rê tăng 11.7%; thép thanh, thép góc tăng 7.7%; than sạch và nước máy thương phẩm cùng tăng 5.5%.

Sản xuất công nghiệp tháng 4/2020 sụt giảm mạnh do tác động của dịch Covid-19 làm cho phần lớn các doanh nghiệp phải cắt giảm lao động. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/4/2020 giảm 1.1% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1.6% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2019 tăng 2.3%), trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài Nhà nước cùng giảm 2.9%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 0.7%. Tại thời điểm trên, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 3.2% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo giảm 1.6%; sản xuất và phân phối điện tăng 1.1%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0.7%.

Nhật Quang

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vì sao tiêu thụ xi măng giảm mạnh?

Khan hiếm cát, đá xây dựng cũng như giá một số loại vật liệu (cát, gạch) tại nhiều địa phương phi mã không chỉ làm chậm tiến độ các dự án mà còn ảnh hưởng nghiêm...

Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với sắt, thép Việt Nam

Malaysia dỡ bỏ việc áp dụng thuế chống bán phá giá và các cuộc điều tra đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Hàn Quốc và Việt Nam, có hiệu lực từ...

Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn: Hậu ‘Pháo’ và đồng phạm gây thiệt hại hơn 1.168 tỷ đồng

Hành vi sai phạm của Nguyễn Văn Hậu và các đồng phạm, đối tượng liên quan gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước, với tổng số tiền hơn 1.168 tỷ đồng. Các...

Vụ sữa giả HIUP: Mỗi lon giá gốc 87.000 đồng, bán ra 546.000 đồng

Một lon sữa giả mang tên HIUP 27, giá xuất xưởng chỉ 87.800 đồng, nhưng khi đến tay người tiêu dùng lại được đội giá lên hơn 546.000 đồng/lon, mức chênh lệch hơn 6...

Chính phủ xác định người dân là trung tâm, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực

Phát biểu tại hội nghị chiều 22/06, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề ra 4 định hướng lớn và 3 vai trò tiên phong cho người nông dân, khẳng định đây là nền tảng cho giai...

Ba mỏ cát tại Quảng Nam được đấu giá hơn 940 tỷ đồng, gấp hàng trăm lần giá khởi điểm

Ba mỏ cát tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam vừa được đấu giá với tổng số tiền trúng vượt 940 tỷ đồng, cao gấp hàng trăm lần so với mức giá khởi điểm ban đầu.

TPHCM, Hà Nội báo cáo tiến độ loạt dự án trọng điểm

TPHCM và Hà Nội đang đẩy mạnh thi công nhiều công trình hạ tầng lớn, trong đó Vành đai 4 vùng Thủ đô đạt gần 99% giải phóng mặt bằng, còn Vành đai 3 TPHCM đã hoàn...

Liên danh của Tập đoàn Phương Trang trúng thầu cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gần 12,000 tỷ

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo hình thức đối tác công tư (PPP)...

Liên danh có Tập đoàn Phương Trang trúng thầu dự án đường cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Liên danh gồm Tập đoàn Phương Trang với 2 doanh nghiệp trúng thầu đầu tư xây dựng đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương với giá trị gần 11.924 tỉ đồng.

Giải ngân đầu tư công 6 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm 2025, giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 264,800 tỷ đồng, bằng 32.06% kế hoạch và cao hơn cả về tỷ lệ lẫn giá trị tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2024.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98