Chung tay chống dịch Covid-19: Hàng hóa đầy chợ, siêu thị

02/04/2020 11:25
02-04-2020 11:25:05+07:00

Chung tay chống dịch Covid-19: Hàng hóa đầy chợ, siêu thị

Trong ngày đầu tiên thực hiện "cách ly xã hội", chợ, siêu thị, cửa hàng vẫn mở cửa hoạt động bình thường, hàng hóa luôn đầy đủ sẵn sàng cung ứng bất kỳ lúc nào.

Trái với ngày 31-3, nhiều người đã vội vã mua gom hàng hóa sau khi hay tin từ ngày 1-4 sẽ thực hiện "cách ly xã hội" trong vòng 15 ngày, hôm 1-4 dù hàng hóa đầy đủ nhưng vắng người mua.

Người bán đông hơn người mua

Thống kê nhanh của 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm tại TP HCM là Bình Điền, Thủ Đức và Hóc Môn cho thấy lượng hàng về chợ đêm 31-3 rạng sáng 1-4 lẫn giá cả tương đương hôm trước. Chỉ duy nhất mặt hàng heo hơi giảm giá từ 75.500 đồng/kg còn 70.000 đồng/kg làm giá thịt heo mảnh theo đó cũng giảm 5.000 đồng - 10.000 đồng/kg, còn 90.000 đồng - 95.000 đồng/kg.

Khảo sát của phóng viên Báo Người Lao Động tại chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, tạp hóa khu vực quận Bình Thạnh, Phú Nhuận, quận 1, quận 5, quận 2… hàng hóa rất dồi dào nhưng vắng khách. Chợ Vạn Kiếp, Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) vắng hơn ngày thường do nhiều sạp hàng không thiết yếu đã đóng cửa; các sạp hàng tươi sống như thịt, cá, rau, củ, quả, bún… đầy ắp, giá cả ổn định. 

Tương tự, chợ Hòa Bình, chợ Thị Nghè, chợ Thái Bình, chợ Đo Đạc cũng bỏ trống nhiều ô vựa, chỉ khu vực kinh doanh thực phẩm tươi sống gồm rau củ quả, thịt cá còn khá đông người bán. Đến hơn 9 giờ, nhiều sạp còn rất nhiều hàng nhưng chợ đã bắt đầu vãn khách.

Chung tay chống dịch Covid-19: Hàng hóa đầy chợ, siêu thị - Ảnh 1.
Chung tay chống dịch Covid-19: Hàng hóa đầy chợ, siêu thị - Ảnh 2.
Các chợ và cửa hàng ở TP HCM luôn đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân Ảnh: NGUYỄN HẢI - NGỌC ÁNH

Đến sáng 1-4 , hầu hết các siêu thị trên địa bàn TP HCM đầy ắp hàng, nhất là hàng thiết yếu, thực phẩm, nước tẩy rửa vệ sinh, khẩu trang… Nhiều mặt hàng rau xanh, trái cây, thịt heo… vẫn đang được bán giảm giá.

Bà Phạm Thị Thu Hiền, Giám đốc Co.opXtra Linh Trung, cho biết mọi hoạt động của siêu thị đã trở lại bình thường, khách mua sắm lai rai như những ngày trước. Trước đó, từ chiều đến tối ngày 31-3 khách hàng dồn về siêu thị đông hơn cả cao điểm Tết, chủ yếu mua rau củ, thịt cá, trứng…

Theo báo cáo của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), các hệ thống phân phối lớn, hệ thống siêu thị, chợ truyền thống vẫn đang hoạt động với đầy đủ hàng hóa phục vụ người dân. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động tại Hà Nội, nguồn cung hàng hóa tại hệ thống các siêu thị, chuỗi phân phối, chợ trên địa bàn dồi dào, đáp ứng nhu cầu của người dân. Các hệ thống siêu thị Big C, Lan Chi, Hapro, Intimex, Vinmart, Vinmart+… đã tăng lượng hàng hóa dự trữ lên gấp từ 300 - 500%. Tại các chợ truyền thống, hàng hóa như thực phẩm, rau xanh đều đầy đủ, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.

Giao hàng tận nhà

Thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế, nhiều cửa hàng tiện lợi mở cửa để thoáng khí. Một số cửa hàng dán thông báo đặt hàng qua điện thoại, giao hàng tận nơi để giúp khách hàng mua sắm tại nhà. Một số địa phương, một số kênh phân phối còn mở thêm các điểm bán hàng lưu động như Tập đoàn BRG mở thêm 10 điểm bán Hapro Food tại các vị trí trung tâm Hà Nội để phục vụ và cung ứng đủ hàng hóa.

Tại cửa hàng Satrafood trên đường Phan Đăng Lưu (quận Phú Nhuận, TP HCM) hàng hóa phong phú; rau tươi đến thịt heo, bò, gà, sữa, dầu ăn, mì gói… đầy ắp kệ. Dù cửa hàng này có mặt bằng khá rộng nhưng để hạn chế tối đa tụ tập đông người, khi lượng khách hàng vượt 10 người, khách mới đến được hướng dẫn đợi bên ngoài chờ đến lượt.

Đại diện một số hệ thống siêu thị cho biết việc khách hàng lo lắng thái quá, tập trung mua gom, tích trữ hàng hóa đã gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, cung ứng, kinh doanh cho cả nhà sản xuất lẫn nhà bán lẻ và đặc biệt gây khó khăn cho công tác kiểm soát, chống dịch. Vì vậy, ngoài việc tổ chức cung ứng thật nhanh, thật nhiều hàng hóa để trấn an người tiêu dùng và phát loa tuyên truyền khách hàng bình tĩnh, các siêu thị còn tích cực quảng bá, đẩy mạnh hình thức bán hàng online, bán hàng qua điện thoại, ứng dụng Zalo, Viber và giao hàng tận nhà cho khách.

"Phải làm sao cho khách hàng làm quen với việc ở nhà gọi điện thoại hoặc gửi tin nhắn đến siêu thị mua hàng và xem đó là hoạt động bình thường trong những ngày sắp tới. Chúng tôi sẽ ưu tiên triển khai tại các siêu thị ở TP HCM, khách hàng có thể yên tâm là ở nhà vẫn mua được thịt cá tươi, sữa, đồ đông lạnh…" - giám đốc marketing một hệ thống siêu thị cho hay.

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, khẳng định: Sở Công Thương Hà Nội cũng đã xây dựng các kịch bản nhằm bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân với 5 cấp độ. Lượng hàng hóa tại kho của các doanh nghiệp bảo đảm cung cấp cho thị trường Hà Nội trong vòng 60-90 ngày và đang tiếp tục gia tăng. Các doanh nghiệp phân phối cũng tăng cường nhân viên giao hàng để đẩy mạnh các hình thức bán hàng online, từ đó lượng bán hàng online của các doanh nghiệp đã tăng gấp 3 - 4 lần so với trước đó. 

Thanh Nhân - Ngọc Ánh - Nguyễn Hải - Minh Chiến

Người lao động







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giao dịch trầm lắng, nguồn cung cao gây sức ép gạo Việt

Nguồn cung cao khiến cho giá xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục giảm nhẹ, trong khi giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã nhích lên nhẹ nhờ nhu cầu cải thiện.

Vì sao Việt Nam tăng nhập khẩu nông sản?

Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) cho biết việc gia tăng nhập khẩu nông sản xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong quan hệ thương mại quốc tế, nhằm điều chỉnh cán...

Giá cà phê hôm nay 21-6: Tụt dốc đến khó tin

Giá cà phê hôm nay giảm 3 con số với cả Robusta và Arabica khiến người giữ cà phê thêm sốt ruột

Sầu riêng nhiễm chất cấm sắp 'hết cửa' ở Đắk Lắk

Ông Nguyễn Văn Hà - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk - cho biết, xây dựng chuỗi giá trị sầu riêng là cần thiết. Tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp...

Lo ngại về nhu cầu tiêu thụ yếu trên thị trường hàng hóa, giá cao su lao dốc

Giá cao su RSS3 trên sàn Osaka đánh mất gần 2% về mức 2.057 USD/tấn trong khi giá cao su TRS20 trên sàn Singapore cũng giảm hơn 2% về mức 1.600 USD/tấn.

Vụ lùm xùm của C.P Việt Nam ảnh hưởng thế nào tới thị trường thịt heo?

Theo Sở Công Thương TP HCM, sự việc của C.P Việt Nam đến nay vẫn chưa gây tác động đáng kể đến thị trường heo hơi và nguồn cung thịt heo trên địa bàn

Giá gạo toàn cầu tăng trong tháng Năm nhờ nhu cầu tăng mạnh

Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), nhu cầu mạnh đối với gạo Basmati trước lễ Eid al-Adha là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tăng giá gạo trong...

Heo bệnh buộc phải tiêu hủy, người chăn nuôi được hỗ trợ 40.000 đồng/kg hơi

Từ 25/7, với lợn (heo) bị dịch bệnh buộc phải tiêu hủy nằm trong Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người...

Phó Chủ tịch PAN: "Nông nghiệp là lĩnh vực rủi ro, chỉ có niềm tin thể chế mới khiến doanh nghiệp đầu tư"

Tại hội thảo về Nghị quyết 68, Phó Chủ tịch HĐQT PAN Nguyễn Thị Trà My nhấn mạnh nông nghiệp là lĩnh vực rủi ro cao, cần cơ chế ưu đãi như trừ chi phí nghiên cứu...

Doanh nghiệp Việt dự kiến nhập khẩu hơn 600 triệu USD nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ Mỹ

Doanh nghiệp hai bên đã trao đổi và ký kết Bản ghi nhớ (MoU) về việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ bang Ohio, với tổng giá trị các MoU được ký lên tới...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98