CTG - Trở về nơi bắt đầu

07/04/2020 11:00
07-04-2020 11:00:00+07:00

CTG - Trở về nơi bắt đầu

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (HOSE: CTG) đang trong xu hướng giảm cùng với thị trường chung. Hiện tại, giá cổ phiếu đã test thành công đáy cũ tháng 01/2019 và hồi phục trong ngắn hạn.

Chứng khoán cơ bản – Nền tảng vững chắc, đầu tư thành công

Phái sinh nhập môn - Kiếm tiền ngay cả khi thị trường lao dốc

Vùng 17,000-18,500 là hỗ trợ quan trọng

Sau khi test đỉnh cũ tháng 09/2018, giá cổ phiếu CTG đã đảo chiều và rớt giá mạnh sau đó. Falling Window xuất hiện liên tục trong giai đoạn này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá bi quan.

Trong giai đoạn trên, giá cổ phiếu sụt giảm hơn 30% so với mức đỉnh hồi tháng 02/2020. Đáy cũ tháng 01/2019 hội tụ cùng với trendline dài hạn (bắt đầu từ tháng 08/2010) trong vùng 17,000-18,500. Vì vậy, đây được coi là hỗ trợ quan trọng và có tính then chốt của CTG.

Giá sụt giảm mạnh và rơi xuống dưới các đường MA trung và dài hạn (SMA 50 ngày, SMA 100 ngày). Điều này cho thấy xu hướng giảm đang chi phối. Tuy nhiên, sự hồi phục trong các phiên gần đây cho thấy vùng 17,000-18,500 đã thực sự hỗ trợ tốt.

Kịch bản xấu nhất là gì?

Khối lượng giao dịch của CTG đang giảm dần đều trong ngắn hạn. Trong những ngày gần đây, khối lượng luôn dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất.

Chỉ báo Relative Strength nằm dưới đường SMA 20 ngày trong thời gian qua. Điều này cho thấy cổ phiếu đang yếu hơn thị trường chung (underperform).

Theo nguyên lý đối xứng trong phân tích kỹ thuật, nếu giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 17,000-18,500 thì có thể sẽ rơi rất sâu về vùng 7,000-8,000 (đáy cũ tháng 08/2010).

Trong trường hợp 17,000-18,500 vẫn trụ vững thì CTG có thể sẽ lên lại đỉnh cũ vùng 27,000-29,000.

Nguồn: VietstockUpdater

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 24/04: Tín hiệu tích cực xuất hiện

VN-Index và HNX-Index đồng loạt tăng điểm trong bối cảnh chỉ báo Stochastic Oscillator vừa xuất hiện tín hiệu mua trở lại trong vùng quá bán (oversold) cho thấy...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 23/04: Tâm lý thận trọng vẫn hiện hữu

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm kèm khối lượng giao dịch chưa có sự cải thiện rõ ràng trong phiên sáng cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư vẫn còn đang khá...

Ngày 23/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BVH, DPM, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/04: Tâm lý thận trọng xuất hiện

VN-Index và HNX-Index đồng loạt tăng nhưng khối lượng giao dịch lại có sự sụt giảm trong phiên sáng cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư khá thận trọng.

Tuần 22-26/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BVH, DPM, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 22-26/04/2024

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 19/04: Sắc đỏ tiếp tục duy trì trên diện rộng

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm đồng thời xuất hiện các mẫu hình nến khá tiêu cực kèm khối lượng giao dịch có sự gia tăng mạnh trong phiên sáng cho thấy...

Ngày 19/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BVH, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 17/04: Tâm lý thận trọng đang hiện hữu

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm cùng với thanh khoản có sự sụt giảm mạnh trong phiên sáng cho thấy tâm của các nhà đầu tư đang khá cẩn trọng trong giao...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 16/04: Sắc đỏ bao trùm thị trường

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm trong bối cảnh MACD tiếp tục suy yếu và cắt xuống mức 0 cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng trong phiên sáng cho...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98