Cuộc đua giữa các nền kinh tế và dịch Covid-19

11/04/2020 09:00
11-04-2020 09:00:00+07:00

Cuộc đua giữa các nền kinh tế và dịch Covid-19

Bài viết thể hiện quan điểm của Mohamed A. El-Erian

Trong suốt nhiều năm qua, các nhà quản lý kinh tế đã áp dụng cách tiếp cận cứng nhắc theo những khuôn mẫu có sẵn để xử lý các cuộc khủng hoảng. Giờ đây, đại dịch Covid-19 đang làm xáo trộn nặng nề nền kinh tế thế giới và buộc họ phải bước ra khỏi vùng an toàn.

Nguồn: Project Syndicate

Nỗi sợ hãi gây thiệt hại không kém gì dịch bệnh

Dịch Covid-19 đang thể hiện sức tàn phá mạnh mẽ lên các nền kinh tế. Giới chuyên gia kinh tế các nền tảng cho hoạch định chính sách và xử lý khủng hoảng đang bị đặt trong trạng thái phải thay đổi liên tục. Điều cần quan tâm lúc này chính là tác động của dịch bệnh lên cuộc sống, nỗi sợ hãi kinh hoàng và tính hiệu quả của các hệ thống ngắt mạch thị trường. Chính vì vậy, việc đổi mới tư duy sao cho phù hợp với những thay đổi thực tế xã hội sẽ tốt hơn là đi phân tích những tác động của chính sách.

Các giải pháp được thực hiện trong thời gian qua rất tốn kém. Chính phủ và các ngân hàng trung ương đang theo đuổi những chính sách chưa từng có tiền lệ, nhằm giảm thiểu khả năng suy thoái toàn cầu. Họ sợ rằng suy thoái toàn cầu sẽ dẫn đến một cuộc Đại khủng hoảng. Với những động thái trên, thiết nghĩ, chính sách quản lý kinh tế giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển ngày càng xích lại gần nhau.

Những thay đổi như vậy là vô cùng cần thiết. Tôi cho rằng các nhà phân tích ở những nền kinh tế phát triển cần phải nghiên cứu hiện tượng suy thoái kinh tế sau các thảm họa tự nhiên ở các quốc gia đang phát triển. Lý do là vì những nước phát triển đang phải đối mặt với kịch bản tương tự trong giai đoạn hiện nay.

Chúng ta hãy xem xét đến bản chất của nền kinh tế thời đại dịch. Đó là, cho dù các nhà quản lý chính sách có muốn khuyến khích chi tiêu thì người tiêu dùng cũng không thể thực hiện được vì họ bị hạn chế đi lại hoặc bị buộc phải ở nhà. Thậm chí, việc đẩy mạnh buôn bán cũng không thực sự hiệu quả khi mà các cửa hàng không thể tiếp cận được với khách hàng của mình. Điều này dẫn đến tình trạng là các cửa hàng buộc phải cắt bỏ bớt các đơn đặt hàng từ nhà cung cấp.

Ưu tiên trước mắt vẫn là những giải pháp nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng như thực hiện cách ly xã hội, tự cách ly hoặc những biện pháp khác tương tự. Nhưng đây là điều sẽ khiến cho nền kinh tế toàn cầu hóa bị xáo trộn và chệch hướng. Dẫn đến kết quả gây nên một sự thu hẹp nhanh chóng của nền kinh tế và phúc lợi cũng vì thế mà bị ảnh hưởng theo.

Khả năng xảy ra cũng như mức độ nghiêm trọng của một cuộc suy thoái kéo dài trong thời gian tới hoàn toàn phụ thuộc vào sự thành công của chính sách y tế, đặc biệt là những nỗ lực nhằm xác định phương pháp điều trị và tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn chặn sự lây lan dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi những cải thiện trên mặt trận này, dịch bệnh vẫn tác động lên dân chúng và khiến cho nỗi sợ hãi, hoảng loạn tiếp tục gia tăng. Điều này sẽ đe dọa đến sự ổn định của hệ thống tài chính và triển vọng phục hồi của nền kinh tế.

Khi bị đẩy ra khỏi vùng an toàn một cách đột ngột thì phần lớn chúng ta sẽ rơi vào trạng thái tê liệt hoặc có những phản ứng thái quá, đôi khi là cả hai. Trong hệ thống tài chính cũng vậy, tâm lý hoảng loạn vì dịch bệnh sẽ khiến cho những gián đoạn của nền kinh tế trở nên mạnh mẽ hơn. Khi các biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản được áp dụng, những người tham gia thị trường sẽ đổ xô đi rút tiền, thậm chí là bán tháo tất cả mọi thứ.

Nguồn: Forbes

Kết quả ra sao thì tôi nghĩ ai cũng có thể hình dung được: rủi ro thanh khoản trên quy mô lớn. Nếu không có sự can thiệp từ phía các nhà quản lý một cách kịp thời thì khả năng hoạt động của thị trường sẽ tiếp tục bị đe dọa. Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, rủi ro hệ thống tài chính sẽ tác động ngược lại lên nền kinh tế thực. Khả năng xảy ra suy thoái toàn cầu là rất cao. Điều này đưa chúng ta đến vấn đề thứ ba: tính kinh tế của các công cụ ngắt mạch thị trường. Vấn đề ở đây không chỉ đề cập đến là những thứ có thể đạt được từ việc can thiệp khẩn cấp bằng chính sách mà còn là những điều nằm ngoài tầm với của cơ quan điều tiết thị trường.

Thật vậy, sự xáo trộn nền kinh tế và hệ thống tài chính sẽ có tác động tiêu cực lên vấn đề an sinh xã hội. Để giải quyết chúng, các nhà quản lý cần một cách tiếp cận mạnh mẽ và quyết đoán. Trước mắt là thiết lập bộ ngắt mạch thị trường nhằm giới hạn những tác động tiêu cực lên nền kinh tế và hệ thống tài chính. Nỗ lực này đang được dẫn dắt bởi các ngân hàng trung ương nhưng cũng liên quan đến các cơ quan quản lý tài chính khác.

Tôi cho rằng chắc chắn sẽ phải có những đánh đổi khi sử dụng công cụ này. Ví dụ, hoạt động chuyển tiền và các khoản vay không lãi nhằm hỗ trợ cho bộ phận dân số dễ bị tổn thương, những công ty đang gặp khó khăn và các ngành kinh tế chiến lược cần được bảo vệ sẽ dễ bị tắc nghẽn và khó tiếp cận. Và như vậy, vô hình chung, từ một ý tưởng ban đầu là để giảm thiểu rủi ro về thanh khoản lại biến thành rắc rối về khả năng thanh toán. Bên cạnh những hậu quả để lại từ những hành động che giấu và dẫn đến những thiệt hại về tài sản thế chấp thì vấn đề quá tải hệ thống cũng sẽ cần đòi hỏi phải tạo ra các kênh phân phối mới. Câu hỏi làm cách nào để tiền có thể đến được tay người nhận thật sự không dễ để trả lời.

Các gói hỗ trợ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lợi ích nhóm

Việc thực hiện các chương trình cứu trợ đôi khi không thuận lợi thậm chí sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tình trạng của các hãng hàng không, tàu biển, du lịch… là những điều báo sớm về những gì sắp xảy ra. Nếu không có các nguyên tắc rõ ràng về lý do tại sao, làm thế nào, khi nào và dựa trên những điều khoản nào… thì các gói hỗ trợ được Chính phủ cung cấp có khả năng sẽ bị chính trị hóa, làm méo mó dẫn đến mang lợi ích nhóm. Điều đó sẽ khiến cho việc hỗ trợ các doanh nghiệp tự vực dậy gặp nhiều trở ngại và có nguy cơ đi theo vết xe đổ năm 2008. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này đến từ việc không chú trọng vào sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

Nhìn vào những can thiệp của Chính phủ trong thời gian gần đây, các nhà hoạch định chính sách cũng nhận ra được những giới hạn của họ. Việc giảm thuế, cho vay lãi suất thấp… vẫn không thể khuyến khích người dân chi tiêu như bình thường nếu họ vẫn còn lo ngại về vấn đề sức khỏe. Bên cạnh đó, sức khỏe của cộng đồng và tiếp tục thực hiện cách ly xã hội để ngăn chặn sự lây nhiễm vẫn là ưu tiên hàng đầu. Chính phủ cũng không muốn người dân mạo hiểm bằng mọi giá.

Tất cả các vấn đề nêu trên đều trong giai đoạn chín muồi cho mục đích nghiên cứu kinh tế. Việc đi sâu tìm hiểu những vấn đề này sẽ giúp nhiều nhà nghiên cứu tại các nước phát triển bám sát hơn vào nền kinh tế - từ việc quản lý khủng hoảng, xử lý những thất bại của thị trường cho đến việc điều chỉnh và thiết lập lại nền tảng sao cho tăng trưởng bền vững hơn. Trong chừng mực nào đó, việc tiếp thu và kết hợp kinh tế học với những lĩnh vực khác sẽ có hiệu quả bất ngờ. Tuy nhiên, việc áp dụng cách tiếp cận liên ngành cho đến nay vẫn đang còn bỏ ngỏ khi mà những người trong giới chuyên môn vẫn chưa thể phân định được ranh giới rõ ràng giữa các ngành.

Những giới hạn tự áp đặt này cho thấy, mặc dù vẫn tồn tại nhiều bằng chứng rõ ràng như là đầu thập niên 2000, sự phát triển ở các nền kinh tế hàng đầu đã bị kìm hãm khi phải gánh chịu những trở ngại về cấu trúc và thể chế, những điều mà tưởng chừng như chỉ xuất hiện ở các nền kinh tế đang phát triển. Từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay, những vấn đề này đã và đang làm sâu sắc thêm sự chia rẽ chính trị, xã hội… Chúng cũng làm suy yếu đi sự ổn định của hệ thống tài chính và khiến cho nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng trong thời gian tới là rất cao.

Giới thiệu về tác giả Mohamed A. El-Erian

Mohamed A. El-Erian từng là CEO kiêm Giám đốc Đầu tư của Công ty quản lý quỹ đầu tư PIMCO, một trong những quỹ trái phiếu lớn nhất thế giới.1

Ông hiện là Hiệu trưởng Trường Queens thuộc Đại học Cambridge và cũng là Giáo sư Thực hành tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania. Ông từng là Phó Tổng giám đốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Ông cũng từng là Chủ tịch Hội đồng Phát triển Toàn cầu của Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Ông được vinh danh là một trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới trong bốn năm liên tiếp. Ông cũng là tác giả của cuốn sách The Only Game in Town: Central Banks, Instability, and Avoiding the Next Collapse.

Nguồn: The Wall Street Journal

Phòng Tư vấn Vietstock (Theo Project Syndicate)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98