'Đã đến lúc phải thay đổi tư duy về vốn doanh nghiệp'

15/04/2020 09:03
15-04-2020 09:03:07+07:00

'Đã đến lúc phải thay đổi tư duy về vốn doanh nghiệp'

Đó là quan điểm của ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA), trước việc một số doanh nghiệp than phiền khó tiếp cận vốn từ phía ngân hàng.

“Đã đến lúc phải thay đổi tư duy về vốn doanh nghiệp”
Thu hoạch rau thủy canh ở Đà Lạt. Ảnh: Gia Bình

Trong khi ngân hàng là ngành chủ động sớm nhất đưa ra các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch Covid-19.

Ảnh: Gia Hân

Ông đánh giá thế nào về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mà ngành ngân hàng (NH) đang triển khai hiện nay?

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội… ứng phó với dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã có Thông tư chỉ đạo đưa ra các giải pháp như yêu cầu các NH thương mại tích cực triển khai các chương trình miễn, giảm lãi suất, giảm phí; cử nhân viên trực tiếp tới DN khảo sát khó khăn, cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ gốc… Tôi cho rằng đây là những hành động kịp thời, thiết thực của ngành DN để đồng hành, hỗ trợ DN đang gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Gói tín dụng gần 300.000 tỉ đồng là một trong những chính sách hỗ trợ DN được ngành NH công bố sớm nhất khi Covid-19 diễn biến phức tạp với hơn 10 nhà băng cam kết giảm lãi suất thấp hơn 0,5 - 2,5% mức thông thường. Tuy nhiên nhiều DN cho biết, không dễ để tiếp cận nguồn tín dụng này, thưa ông?

Theo ông Trương Gia Bình: “Thực ra việc DN còn ít chủ động, thậm chí chưa có thói quen tìm kiếm các dòng vốn trung và dài hạn xuất phát từ thực trạng còn hạn chế của thị trường tài chính tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong Nghị quyết 01 năm 2020, Chính phủ đã coi vấn đề này như một trong các mục tiêu trọng tâm, ưu tiên để cải thiện, thị trường vốn cũng đã có những bước tiến nhất định để đáp ứng nhu cầu đầu tư của DN”.

Qua việc chủ động tìm hiểu gói hỗ trợ này, tôi thấy có một vấn đề cần làm rõ để các DN hiểu đúng và qua đó sẽ tiếp cận tốt hơn chương trình của Chính phủ, NHNN. Gói tín dụng gần 300.000 tỉ đồng không phải gói cứu trợ kinh tế trích từ ngân sách nhà nước mà là gói tín dụng thông thường. Nguồn vốn này được lấy từ chính tiền gửi của người dân và DN mà các NH đang phải trả lãi huy động - để hỗ trợ các DN, hộ kinh doanh cá thể… bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Vì thế, cơ chế, quy trình cho vay cơ bản giống như cho vay thương mại thông thường, chỉ là thủ tục nhanh gọn, linh hoạt hơn, lãi suất ưu đãi hơn mức lãi suất cho vay thông thường từ 0,5 - 2,5%/năm mà thôi.

Đúng là có không ít DN chưa tiếp cận được nhưng số liệu mà Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thuộc NHNN công bố cho thấy, đến cuối tháng 3.2020, 30% gói này đã được giải ngân, tiếp cận tới 47.000 khách hàng, trong đó có cả các hộ nông dân.

Thực tế thì NH có thể nói là ngành chủ động nhất, vào cuộc sớm nhất trong việc đưa ra các giải pháp hỗ trợ DN khó khăn vì dịch Covid -19 nhưng DN thì vẫn phàn nàn. Ông có thể lý giải kỹ hơn về việc này?

Tôi nghĩ, nên có sự công bằng, toàn diện từ hai phía khi đánh giá về câu chuyện xoay quanh chủ đề tiếp cận vốn NH của DN.

Về phía NH, việc triển khai các gói tín dụng hỗ trợ này không chỉ là sự chia sẻ lợi nhuận mà còn là thách thức không nhỏ bởi ảnh hưởng của dịch bệnh có thể khiến DN không có khả năng trả nợ đúng hạn, từ đó gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, thậm chí dẫn đến khủng hoảng tài chính và ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Đây chính là áp lực rất lớn cho các NH thương mại nên quá trình triển khai sẽ có sự thận trọng nhất định để đảm bảo nhiều mục tiêu giải quyết được cùng lúc, vừa hỗ trợ các DN vừa và nhỏ, vừa hạn chế tối đa các rủi ro nêu trên.

Ngược lại, để vay được vốn, DN phải chứng minh được thiệt hại (kết quả kinh doanh sụt giảm) do dịch Covid-19, mục đích sử dụng vốn cũng như khả năng trả nợ. Đây là vấn đề không phải DN nào cũng đáp ứng được ngay, nhất là các DN vừa và nhỏ với năng lực còn nhiều hạn chế. Đó là nguyên nhân dẫn tới việc không tiếp cận được vốn NH.

Có ý kiến kiến nghị NHNN sử dụng công cụ tái cấp vốn có thể giúp các NH thương mại giảm lãi suất cho vay với các DN. Quan điểm của ông về việc này như thế nào?

Theo cá nhân tôi, còn sớm để bàn về công cụ của NHNN này. Vấn đề chính bây giờ là DN và NH thương mại nên ngồi xuống, bàn sâu về giải pháp trả nợ khả thi. Như vậy là hiệu quả nhất. Đó cũng là cách mà chúng tôi đang làm. Theo tôi, nông nghiệp là lĩnh vực thiết yếu và có tiềm năng tăng trưởng lớn trong và sau dịch. Thế nên VIDA sẽ tích cực làm việc với các NH để thúc đẩy việc cấp vốn cho các DN hội viên trong thời gian tới, thông qua vai trò hiệp hội để tháo gỡ vấn đề “khó” cho các bên.

Từ trước tới nay, DN cứ thiếu vốn là tìm đến các nhà băng trong khi về nguyên lý, NH chủ yếu đáp ứng vốn lưu động, vốn ngắn hạn. Theo ông, làm thế nào để DN giảm bớt phụ thuộc vào vốn NH như hiện nay?

Trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, DN có thể đề xuất với các NH thương mại xem xét lại cơ cấu nợ, miễn giảm lãi vay. Tất nhiên, lãnh đạo DN cũng cần thay đổi nhận thức nhằm quản lý, sử dụng vốn hiệu quả và có trách nhiệm; phải tập trung vào thế mạnh của mình, có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể; tìm các cách thức chuyển đổi sáng tạo để nắm bắt “cơ” trong “nguy”, giảm bớt ảnh hưởng bởi dịch bệnh...

Về lâu dài, DN nên tìm nguồn vốn trung và dài hạn trên thị trường vốn, như vậy sẽ đa dạng hóa được nguồn vốn, giảm phụ thuộc và áp lực vào vốn NH. Từ đó, hoạt động kinh doanh của cả NH và DN cũng bền vững và đỡ áp lực hơn.

Vân Hà

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sacombank nâng tầm trải nghiệm với hệ thống phòng chờ thương gia mở rộng 

Hai phòng chờ thương gia mới The SENS Business Lounge và SH Premium Lounge Tan Son Nhat vừa chính thức được Sacombank bổ sung vào hệ thống phòng chờ đặc quyền dành...

Tỷ giá ngày 13/6: Đồng USD và nhân dân tệ đều tăng nhẹ

Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.863-26.223 VND/USD (mua vào-bán ra), tăng 13 đồng so với sáng hôm qua; trong khi BIDV tăng thêm 10 đồng, lên mức...

Xử lý nợ xấu ngân hàng: Cần thêm nhiều giải pháp đồng bộ

Việc quy định phạm vi khoản nợ được tiếp nhận, quản lý, xử lý theo ủy quyền; được mua, bán phải là... khoản nợ xấu là phù hợp với mục tiêu chính của việc thành lập...

Tỷ giá chờ kết quả đàm phán thuế quan

Trên thực tế, VNĐ vẫn giữ được độ ổn định đáng kể trong tháng qua, trái ngược với xu hướng mất giá của nhiều đồng tiền châu Á. Nếu các đàm phán thương mại, địa...

Mcredit bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới

Hội đồng thành viên (HĐTV) Công ty Tài chính Tín dụng tiêu dùng TNHH MB Shinsei (Mcredit) công bố quyết định bổ nhiệm ông Đinh Quang Huy giữ chức Thành viên HĐTV...

Sacombank đồng hành cùng "Ngày không tiền mặt 2025" góp phần thúc đẩy kinh tế số 

Hưởng ứng chiến lược phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Sacombank tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy...

Hơn 200 nghìn iPhone, Airpods, vé “Anh trai” và nhiều giải thưởng khác đã được trao từ “Sinh lời trúng lớn”

Sở hữu tổng giá trị giải thưởng 250 tỷ lớn nhất từ trước đến nay, chương trình khuyến mại “Sinh lời trúng lớn” song hành cùng sản phẩm chủ đạo Techcombank Sinh Lời...

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Cho vay đặc biệt lãi suất 0%/năm chỉ áp dụng với 2 trường hợp

“Hoạt động cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước là hoạt động cần thiết, ngăn chặn hiện tượng rút tiền hàng loạt tại tổ chức tín dụng cũng như hạn chế nguy cơ rủi...

Lãi suất qua đêm liên ngân hàng chạm đáy 1 tháng

Trong tuần từ 02-09/06, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm giảm về vùng thấp nhất trong hơn 1 tháng, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống ngân hàng và hoạt động...

Lãi suất tiền gửi ổn định đầu tháng 6

Đầu tháng 6, lãi suất tại các ngân hàng chững lại, chỉ có một số ít ngân hàng tiếp tục giảm nhẹ lãi suất tiền gửi tiết kiệm.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98