Doanh nghiệp xuất khẩu gạo bỗng dưng mất tờ khai hải quan

22/04/2020 14:42
22-04-2020 14:42:51+07:00

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo bỗng dưng mất tờ khai hải quan

Gạo cập cảng và đã mở tờ khai thành công nhưng đến khi được nối lại xuất khẩu thì tờ khai của nhiều doanh nghiệp biến mất trên hệ thống hải quan.

* Có hay không lợi ích nhóm trong xuất khẩu gạo ?

* Bộ Công Thương nêu lý do 'không tiếp thu' Bộ Tài chính về xuất khẩu gạo

* Đề nghị Bộ Công an điều tra có hay không tiêu cực trong xuất khẩu gạo

Ở cuộc họp do Bộ Công Thương chủ trì cùng các bộ, tỉnh, thành và doanh nghiệp tại TP HCM sáng 22/4, lãnh đạo một doanh nghiệp gạo ở An Giang kể, đã chuyển hàng tới cảng trước ngày 24/3 và khai báo hải quan thành công để chờ lên tàu. Tuy nhiên, vì lệnh cấm xuất khẩu gạo bất ngờ từ 0h ngày 24/3 nên gạo phải nằm tại cảng. Đến ngày 11/4, sau khi Thủ tướng cho nối lại xuất khẩu thì họ kiểm tra thông tin hàng hóa ở tờ khai bị mất toàn bộ trên hệ thống.

"Chúng tôi đã kiến nghị Tổng cục Hải quan và nếu vẫn không được giải quyết, công ty sẽ bị ảnh hưởng lớn. Hiện, chúng tôi mất hàng trăm triệu đồng cho việc lưu kho", lãnh đạo doanh nghiệp An Giang nói. 

Nông dân thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) thu hoạch lúa vụ Đông Xuân. Ảnh: Nguyệt Nhi.

Cùng cảnh ngộ, một lãnh đạo doanh nghiệp gạo ở Long An cho biết, hàng của họ cũng nằm tại cảng từ 24/3, mỗi ngày mất 350 triệu đồng tiền lưu kho, tiền tàu và các chi phí khác chưa kể chất lượng gạo có nguy cơ xuống cấp. Tuy nhiên, đến nay họ vẫn chưa được giải quyết do tờ khai hải quan trên hệ thống bỗng dưng biến mất.

"Chúng tôi mong hải quan cho thông quan sớm và sẵn sàng trả tiền tàu gấp 2-3 lần thông thường để mong hàng đến được với đối tác", lãnh đạo doanh nghiệp gạo Long An bộc bạch.

Không chỉ các doanh nghiệp ở Long An, An Giang gặp tình trạng này mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng bị mất tờ khai không rõ lý do dù nhiều đơn vị đã được phân luồng vàng. Do đó, các doanh nghiệp đề nghị hải quan ưu tiên giải phóng lượng hàng nằm chờ cả tháng tại cảng để doanh nghiệp không bị đứt dòng tiền, thua lỗ.

Về phía Hải quan, ông Mai Xuân Thành - Phó tổng cục trưởng - cho rằng, đã và đang yêu cầu Cục Công nghệ Thông tin khẩn trương rà soát lại tổng thể trên hệ thống và sẽ giải quyết cho doanh nghiệp ngay từ chiều nay. Ông Thành cũng giải thích, ngay trước 24/3, tổng lượng hàng doanh nghiệp ký hợp đồng 1,3 triệu tấn gạo xuất khẩu trong tháng 4. Tuy nhiên, quota xuất khẩu gạo mà Chính phủ cho phép chỉ 400.000 tấn nên tồn tại nhiều bất cập. Do đó, hải quan cũng khá lúng túng trong giải quyết. 

Hiện lượng hàng tồn kho tại cảng chưa thống nhất cụ thể, trong đó hiệp hội gạo báo cáo cho hải quan ba lần, mỗi lần số liệu đều chênh nhau nên hải quan chậm giải quyết. Tới nay, số liệu cuối cùng mà hiệp hội cập nhật về gạo đang chờ xuất khẩu và đóng tại kho 146.000 tấn. Trong đó, lượng hàng tại cảng của cơ quan hải quan là 49.024 tấn. Hạn ngạch mà Chính phủ cho xuất khẩu trong tháng 5 đối với gạo tẻ là 100.000 tấn, gạo nếp hơn 38.000 tấn. Do đó, tháng 5 này sẽ giải quyết số hàng tồn của tháng 4.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đề nghị Hải quan xem xét và giải quyết sớm cho doanh nghiệp mất tờ khai từ chiều nay để giảm bớt thiệt hại. Song song đó, ưu tiên xử lý cho các lô hàng tại cảng trước 24/3, sau đó giải quyết tiếp lượng hàng tồn trong kho của doanh nghiệp.

Hiện, đề xuất cho phép xuất khẩu gạo nếp, bao gồm thóc nếp, gạo nếp và tấm nếp theo nhu cầu và không tính vào lượng hạn ngạch được phép xuất khẩu trong tháng 4/2020 đã được thông qua từ hôm nay.

Liên quan đến vấn đề nguồn cung và đảm bảo an ninh lương thực, đại diện UBND các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long cho biết, vụ lúa Đông Xuân năm nay dù bị ảnh hưởng thời tiết nhưng sản lượng khá dồi dào và tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, chỉ còn 1,5 tháng nữa là đến vụ hè thu nên không lo mất an toàn an ninh lương thực. 

Cũng cho rằng nguồn cung dồi dào, Hiệp hội lương thực Việt Nam đề xuất cho tiếp tục xuất khẩu gạo và nâng hạn mức xuất 200.000 tấn thay vì 100.000 tấn như hiện nay. Hiệp hội dẫn chứng, tổng số tồn kho tại doanh nghiệp đến ngày 18/4 là 1,9 triệu tấn, số hợp đồng ký trước đó là 1,7 triệu tấn giao hàng đến tháng 6. Nếu xuất tiếp hợp đồng này thì tồn kho 200.000 tấn, chưa tính lượng hàng sắp thu hoạch vào tháng 6. Cho nên, hiệp hội mong Bộ Nông nghiệp, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ cho xuất khẩu gạo với hạn mức cao hơn. 

Hiệp hội cũng cho rằng muốn đảm bảo và duy trì tốt vấn đề an ninh lương thực, Việt Nam nên tham khảo thêm các nước phương Tây. Điển hình như tại Nga, dự trữ quốc gia không bao giờ giao cho doanh nghiệp xuất khẩu mà đưa cho địa phương. Nếu địa phương nào thiếu lượng hàng dự trữ cho an ninh lương thực thì sẽ phải chịu trách nhiệm. Theo Nghị định 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo, doanh nghiệp phải dự trữ lưu thông tối thiểu 5% tổng lượng xuất khẩu trong 6 tháng trước đó thì nay nên giao cho các địa phương với hạn ngạch cụ thể có thể lên đến 15%. Khi kiểm tra đột xuất, địa phương nào vi phạm sẽ phải xử lý nghiêm.

Trước đó, tại cuộc họp chiều 20/4, Chính phủ đã đồng ý cho tạm ứng hạn ngạch 100.000 tấn gạo từ hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 5 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hiện có gạo tại cảng nhưng chưa có tờ khai hải quan.

Thi Hà

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Khởi tố hai đối tượng sản xuất hơn 3 tấn bò khô, khô gà giả không nguồn gốc

Từ lời khai ban đầu và quá trình điều tra, Công an Thái Bình đã phát hiện một đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm giả quy mô lớn với hàng chục ngàn gói hàng khô...

H&M và SYRE muốn đưa Việt Nam thành trung tâm dệt may tuần hoàn toàn cầu

Trong buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Stockholm, lãnh đạo H&M và SYRE cam kết mở rộng đầu tư xanh tại Việt Nam, với dự án nhà máy tái chế trị giá...

Phá đường dây đánh cắp thông tin 21,000 thẻ tín dụng quốc tế để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Công an Đà Nẵng vừa triệt phá một đường dây tội phạm mạng quy mô lớn do 2 đối tượng cầm đầu, sử dụng trái phép dữ liệu thẻ Visa, Mastercard, Discover của người nước...

Việt Nam - Thụy Điển nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược ngành về đổi mới sáng tạo

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thụy Điển, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ulf Kristerson nhất trí nâng tầm quan hệ hai nước trong lĩnh vực đổi mới...

Tập đoàn Ericsson 'sẵn sàng giúp Việt Nam đi tắt đón đầu' trong số hóa

Sáng 13/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày giờ Hà Nội), trong chương trình thăm chính thức Thụy Điển, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Borje Ekholm, Tổng...

Thủ tướng kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển vào Việt Nam

Trong chương trình thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển, chiều 12/6 (giờ địa phương), tại Stockholm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Hợp tác phát...

Hộ gia đình sử dụng bao nhiêu điện nên cân nhắc lắp điện mặt trời mái nhà?

Tiền điện bình quân sử dụng hàng tháng là một trong những yếu tố để các hộ dân cân nhắc lắp điện mặt trời mái nhà.

Diện mạo Việt Nam sau sáp nhập tỉnh, thành như thế nào?

Với 461/465 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội vào sáng 12/06/2025 đã chính thức thông qua Nghị quyết mang tính lịch sử về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Vậy...

Công ty đề xuất 100 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao: Làm ăn cả năm lãi... 1 triệu đồng

Giai đoạn năm 2019 - 2021, Công ty Mekolor có 2 năm làm ăn thua lỗ, 1 năm làm ăn có lãi với mức 1 triệu đồng, công ty này hiện có vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Căn...

Việt Nam sẵn sàng thêm ưu đãi cho hàng hóa của Hoa Kỳ và đề nghị Hoa Kỳ có bước đi tương xứng

Việt Nam nhất quán đàm phán với Hoa Kỳ nhằm hướng tới một Hiệp định song phương trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền tự chủ, thể chế chính trị, hài hòa, cân bằng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98