Giá dầu dưới 0 USD/thùng, hàng trăm đại gia Mỹ có thể phá sản

21/04/2020 09:15
21-04-2020 09:15:23+07:00

Giá dầu dưới 0 USD/thùng, hàng trăm đại gia Mỹ có thể phá sản

Giá dầu thô WTI giao tháng 5 đã giảm hơn 100%, xuống -37,63 USD/thùng, nghĩa là nhà sản xuất phải trả tiền cho các thương nhân khi bán dầu.

* Lý do giá dầu về âm

* “Bốc hơi” hơn 300%, dầu WTI về mức âm

CNN cho biết hàng trăm công ty dầu mỏ Mỹ có nguy cơ phá sản. Hầu hết đại gia dầu mỏ đều vay nợ lớn trong giai đoạn trước. Và một số trong nhóm này có thể sẽ không sống sót trong đợt suy giảm giá dầu lịch sử này.

Theo Rystad Energy, nếu giá dầu ở mức 20 USD một thùng, 533 công ty sản xuất và khai thác dầu mỏ của Mỹ sẽ phải đệ đơn xin phá sản vào cuối năm 2021.

Dự báo viễn cảnh phá sản đồng loạt của các đại gia dầu mỏ Mỹ. Nguồn: CNN.

Tổ chức này cũng dự báo, nếu giá dầu duy trì mức 10 USD/thùng, hơn 1.100 công ty sẽ phá sản.

"Ở giá 10 USD/thùng, hầu như mọi công ty dầu đang mang nợ của Mỹ sẽ phải đệ đơn phá sản hoặc xem xét các lựa chọn chiến lược", Artem Abramov từ Rystar Energy nói.

Bloomberg giải thích đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế rơi vào bế tắc, các công ty năng lượng Mỹ đã hết sạch kho chứa dầu. Hơn nữa, hợp đồng dầu thô giao trong tháng 5 đáo hạn vào ngày 21/4, các nhà đầu tư đổ xô bán tháo, tạo áp lực lên giá.

Trong khi đó, hợp đồng dầu WTI giao tháng 6 đã giảm xuống còn 20,43 USD/thùng. Khoảng cách giá giữa hai hợp đồng là lớn nhất từ trước tới nay.

Giá dầu Brent cũng giảm 8,9%, xuống còn 25,57 USD/thùng.

Diễn biến giá dầu thô WTI. Đồ họa: CNBC.

Daniel Yergin, một sử gia dầu mỏ từng đoạt giải Pulitzer và là Phó chủ tịch của IHS Markit Ltd., so sánh hợp đồng dầu thô tháng 5 giống “tiếng hét nguyên thủy”, chứ không còn là một tiếng rên rỉ.

Michael Tran, Giám đốc điều hành chiến lược về năng lượng toàn cầu tại RBC Capital Markets, thì cho rằng rất khó để hạn chế giá dầu xuống mức tệ hơn trong thời gian tới.

Kể từ đầu năm, giá dầu đã giảm mạnh sau “cú đấm kép” từ dịch Covid-19 và sự phá vỡ các thỏa thuận ban đầu của OPEC+. Các nhà sản xuất dầu mỏ trên thế giới liên tục gia tăng sản lượng khai thác, trong khi kho chứa dầu không còn chỗ trống vì nhu cầu đi lại giảm.

Việc giá dầu xuống dưới 0 USD/thùng chỉ ra thị trường dầu mỏ tại Mỹ đang dư thừa khi các hoạt động kinh tế và công nghiệp bị đình trệ. Thỏa thuận mới đây giữa OPEC và các nước đồng minh trong nỗ lực hạn chế giá dầu giảm sâu là quá ít ỏi, muộn màng khi phải đối mặt với sự sụp đổ của 1/3 nhu cầu tiêu thụ trên thế giới.

Thực tế, dấu hiệu của sự suy yếu đã tồn tại ở khắp nơi. Trước phiên giao dịch ngày 20/4, một số loại dầu ở Texas giao dịch ở mức 2 USD/thùng. Tại châu Á, các ngân hàng cũng không muốn cho các thương nhân dầu mỏ vay thêm vì lo sợ nguy cơ vỡ nợ.

Tại New York, giá dầu West Texas Middle giao tháng 5 giảm xuống mức -40,32 USD/thùng. Theo Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis, giá này thấp hơn nhiều so với mức thấp nhất trước đây, kể từ thống kê năm 1946, ngay sau Thế chiến thứ II.

Các kho dự trữ dầu thô tại Cushing - Trung tâm lưu trữ và điểm giao hàng quan trọng của hợp đồng dầu West Texas Middle - đã tăng 48% lên gần 55 triệu thùng kể từ cuối tháng 2. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng, trung tâm này có khả năng lưu trữ 76 triệu thùng vào ngày 30/9 tới.

Văn Hưng

Zing.vn





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98