IMF: Thế giới “rất có thể” chứng kiến cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng

15/04/2020 06:40
15-04-2020 06:40:59+07:00

IMF: Thế giới “rất có thể” chứng kiến cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng

  • IMF dự báo kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm 2020
  • IMF kỳ vọng vào “đà phục hồi từng phần” trong năm 2021, nhưng điều này còn tùy thuộc vào sự cải thiện của cuộc khủng hoảng y tế.

Trong năm nay, kinh tế toàn cầu có thể chứng kiến cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng khi các Chính phủ trên toàn thế giới chống chọi với đại dịch Covid-19, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết trong ngày thứ Ba.

Theo đó, tổ chức có trụ sở tại Washington dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm 2020, trái ngược với kỳ vọng tăng trưởng 3.3% mà tổ chức này đưa ra trong tháng 1.

“Rất có thể năm nay kinh tế toàn cầu sẽ chứng kiến cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng, hơn cả những gì từng chứng kiến trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây một thập kỷ”, Gita Gopinath, nhà kinh tế trưởng của IMF, cho biết trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất.

Kinh tế toàn cầu đang thu hẹp đáng kể

Nguồn: CNN Money

Trong tháng 1, IMF ước tính tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2021 đạt 3.4% và dự báo này hiện đã được điều chỉnh lên 5.8% (mặc dù tăng trưởng có thể bắt nguồn từ xuất phát điểm thấp hơn sau đà sụt giảm được dự báo cho năm 2020). 

Phát biểu trên CNBC trong ngày thứ Ba, bà Gopinath cho biết: “Đây là một cuộc khủng hoảng mà cú sốc đối với nền kinh tế không xuất phát từ chính sách kinh tế” và chưa rõ khi nào đại dịch sẽ kết thúc.

IMF kỳ vọng vào “phục hồi từng phần” trong năm 2021 với điều kiện đại dịch sẽ giảm bớt trong năm nay. 

Việc mạnh tay hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm nay của IMF diễn ra sau khi các tổ chức khác cũng cảnh báo rằng đại dịch virus corona đang gây ra những thách thức kinh tế rất lớn. Tuần trước, Tổ chức Thương mại Thế giới cho rằng thương mại toàn cầu sẽ giảm từ 13% đến 32% trong năm nay. Ngoài ra, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng cảnh báo tác động từ virus đối với nền kinh tế sẽ diễn ra trong một thời gian dài sắp tới.

 

Để ngăn chặn sự lây lan của virus, nhiều Chính phủ đã thực hiện các biện pháp phong tỏa, chỉ cho phép người dân ra khỏi nhà để mua thực phẩm, thuốc men, và trong một số trường hợp là tập thể dục. Kết quả là hoạt động kinh doanh tại nhiều nước đã rơi vào đình trệ.

Đặt tên cho cuộc khủng hoảng hiện tại là “Đại Phong tỏa”, IMF cho rằng cuộc khủng hoảng này không giống như các cuộc khủng hoảng khác. Phát biểu tại cuộc họp báo ngày thứ Ba, ông Gopinath lý giải: “Cường độ và tốc độ sụt giảm của các hoạt động sau phong tỏa không giống như những gì chúng tôi từng chứng kiến trong cuộc đời mình”.

 

Eurozone sẽ bị tác động mạnh nhất

Dự báo mới nhất từ IMF cho thấy kinh tế Mỹ sẽ giảm 5.9% trong năm nay trong khi eurozone có thể sụt tới 7.5%, nhưng Trung Quốc lại có khả năng tăng trưởng 1.2% trong năm 2020.

Tình hình kinh tế tại Ý và Tây Ban Nha sẽ đặc biệt khó khăn khi GDP có thể giảm lần lượt 9.1% và 8% trong năm nay. Đây là 2 quốc gia bị tác động mạnh nhất bởi Covid-19 tại châu Âu với số ca nhiễm và tử vong đều cao hơn so với Trung Quốc – nơi đầu tiên virus xuất hiện vào cuối năm 2019.

Các Chính phủ nên phản ứng như thế nào?

IMF cho rằng các quốc gia nên tập trung vào cuộc khủng hoảng y tế trước, bằng cách đầu tư vào thiết bị xét nghiệm, thiết bị y tế và các chi phí khác liên quan đến chăm sóc sức khỏe.

Tổ chức này cũng cho rằng các Chính phủ nên tiến hành hoãn thuế, hỗ trợ lương và chuyển tiền mặt cho những cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất, cũng như chuẩn bị cho việc dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa.

Tuệ Nhiên (Theo CNBC)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căng thẳng giữa Israel-Iran gia tăng đẩy đồng USD mạnh lên

Đồng USD lên giá so với các đồng tiền chủ chốt khác khi các thị trường chuyển hướng sang tích lũy tài sản "trú ẩn an toàn," giữa bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở...

Kỳ lân công nghệ Đông Nam Á ngày càng giống ngân hàng

Nhiều kỳ lân công nghệ Đông Nam Á đang vận hành mảng kinh doanh ngân hàng số với kỳ vọng đem lại phần lớn doanh thu trong tương lai, điều mà cách đây vài năm không...

JPMorgan và ván cược 50 tỷ USD vào châu Á

JPMorgan Chase đang tăng tốc nỗ lực của mình tại thị trường tín dụng tư nhân đang phát triển nhanh chóng của châu Á, tập trung vào nhu cầu ngày càng tăng đối với...

Nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu chính phủ ở châu Á

Các nhà đầu tư trên toàn cầu đang tăng tốc mua trái phiếu chính phủ tại các nước châu Á để tận dụng làn sóng giảm lãi suất và các đồng tiền trong khu vực mạnh lên...

Cuộc chơi xếp hạng tín nhiệm của Egan-Jones (kỳ 2): Phố Wall dấy lên nghi vấn

Từ căn nhà 4 phòng ngủ ở ngoại ô Pennsylvania, Egan-Jones đã tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm gần đây. Năm 2014, với 10 chuyên viên, công ty duy trì xếp hạng...

Cuộc chơi xếp hạng tín nhiệm của Egan-Jones (kỳ 1): 20 chuyên viên "cân" hơn 3,000 thương vụ

Một công ty xếp hạng nhỏ tự nhận mình là đơn vị đánh giá tín dụng tư nhân năng suất nhất thị trường, khiến giới tài chính lo ngại những rắc rối tiềm ẩn.

Gia tộc giàu nhất Singapore bán tòa nhà biểu tượng sau khủng hoảng gia đình

Tập đoàn bất động sản hàng đầu Singapore City Developments Ltd. (CDL) đã đồng ý bán cổ phần đa số trong một trong những tòa nhà văn phòng mang tính biểu tượng của...

Đồng USD trượt về đáy 3 năm

Thị trường tài chính Mỹ đã trải qua một phiên giao dịch đầy biến động trong ngày 02/06 khi đồng USD trượt về mức thấp nhất trong ba năm và trái phiếu Chính phủ chịu...

Tác động có thể là rất lớn từ kế hoạch đánh thuế kiều hối của Mỹ

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tung ra “vũ khí” mới trong cuộc chiến chống nhập cư bất hợp pháp bằng việc đề xuất đánh thuế 3,5% lên các khoản kiều hối...

Ngân hàng lớn nhất châu Âu HSBC rót 4 tỷ USD vào tín dụng tư nhân

HSBC sẽ đầu tư số tiền 4 tỷ USD với mục tiêu thu hút thêm vốn từ những nhà đầu tư bên ngoài để xây dựng một quỹ tín dụng trị giá 50 tỷ USD trong vòng 5 năm tới.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98