Khởi tố vụ án gây thất thoát nghìn tỉ tại nhà máy thép ở Hà Tĩnh

24/04/2020 14:34
24-04-2020 14:34:52+07:00

Khởi tố vụ án gây thất thoát nghìn tỉ tại nhà máy thép ở Hà Tĩnh

Công an tỉnh Hà Tĩnh xác định dự án Nhà máy thép Vạn Lợi dừng hoạt động đã gây thất thoát cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh số tiền trên 1.554 tỉ đồng và hơn 164.000 USD.

Khởi tố vụ án gây thất thoát nghìn tỉ tại nhà máy thép ở Hà Tĩnh
Nhà máy thép Vạn Lợi. Ảnh: Phạm Đức

Ngày 24.4, đại tá Đặng Hoài Sơn, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh, cho biết đơn vị này vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, xảy ra tại dự án Nhà máy thép Vạn Lợi (phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) của Công ty CP gang thép Hà Tĩnh.

Theo tài liệu điều tra, dự án này có tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỉ đồng (gồm vốn của doanh nghiệp và vốn vay ngân hàng) được chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 khởi công năm 2007 và chủ đầu tư cam kết đến tháng 8.2010 cho ra sản phẩm đầu tiên. Tuy nhiên, đến cuối năm 2010, dự án đã bị ngưng trệ và dừng hẳn cho đến nay.

Đến năm 2015, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định chấm dứt hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án nói trên.

Nhà máy thép nghìn tỉ sau thời gian bỏ hoang được bán với giá hơn 205 tỉ đồng. Ảnh: Phạm Đức

Sau quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đánh giá, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây thất thoát cho nhà nước và các tổ chức tín dụng có liên quan trên địa bàn Hà Tĩnh.

Đồng thời, xác định trong quá trình thực hiện, chủ đầu tư dự án và các tổ chức tín dụng cho vay có nhiều sai phạm như năng lực tài chính của chủ đầu tư, chỉ định thầu, cho vay vốn không đảm bảo điều kiện.

Ngoài ra, việc dự án Nhà máy thép Vạn Lợi dừng hoạt động còn gây thất thoát cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh số tiền trên 1.554 tỉ đồng và hơn 164.000 USD.

Đến cuối năm 2018, do chủ đầu tư không có khả năng trả nợ nên Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) phối hợp với các đơn vị liên quan đã tiến hành cưỡng chế, kê biên toàn bộ tài sản, công trình phục vụ cho việc xây dựng dự án Nhà máy thép Vạn Lợi để phát mại, trả lại tiền cho các ngân hàng.

Toàn bộ tài sản của nhà máy được định giá hơn 108,6 tỉ đồng, sau đó được một công ty mua với hơn 205 tỉ đồng trong buổi đấu giá.

Phạm Đức

Thanh niên





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Không có chuyện dự án đường sắt bị bán, chuyển nhượng cho nước ngoài

Các đại biểu nhấn mạnh nhà đầu tư phải có năng lực, có khả năng huy động vốn để làm dự án và đề nghị cần cơ chế để thẩm định, thậm chí kiểm tra chéo để tìm ra những...

Phó thủ tướng đề nghị Google phổ cập AI cho doanh nghiệp Việt Nam

Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Google cần chủ động phổ cập AI, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Không có tình trạng thuốc giả trong bệnh viện

Giải trình tại phiên thảo luận kinh tế-xã hội của Quốc hội ngày 18/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, có tình trạng thuốc giả trên thị trường nhưng không...

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi hải quan Mỹ dùng AI truy xuất nguồn gốc hàng hóa?

Chuyên gia cảnh báo, hải quan Mỹ đang áp dụng công nghệ AI một cách mạnh mẽ trong giám sát và truy xuất nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu. Điều này buộc các doanh nghiệp...

Bình Thuận yêu cầu chi trả lương tháng 7 cho công chức trước ngày 23-6

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu Kho bạc Nhà nước Khu vực XV cấp kinh phí để chi trả tiền lương kịp thời cho cán bộ, công chức, viên chức của tháng 7-2025...

FDI suy giảm cản trở tăng trưởng của các nước đang phát triển

Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào các nền kinh tế đang phát triển đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005, làm dấy lên lo ngại về khả năng thúc đẩy tăng...

Rót 7 tỷ USD vào Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM

Khu lõi của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM đặt tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm rộng 9,2 ha. Diện tích này sẽ đầu tư xây dựng trụ sở của các cơ quan quản lý, cơ quan...

Tập đoàn của Hậu 'Pháo' thu hơn 7.000 tỷ đồng tại dự án ở Nha Trang

Từ năm 2016 đến nay, Tập đoàn Phúc Sơn của Nguyễn Văn Hậu, thông qua các hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng tiến trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thu của...

Kinh tế tuần hoàn và dệt may: Những thay đổi cần thiết để giảm thiểu tác động môi trường tại Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với áp lực chuyển đổi mạnh mẽ từ yêu cầu phát triển bền vững và cam kết giảm phát thải carbon toàn cầu. Với tổng kim ngạch xuất...

Dùng ngân sách Trung ương để giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một dự án độc lập, sử dụng ngân sách...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98