Kinh tế EU cần hơn 1.000 tỷ USD ứng phó với tác động của COVID-19

20/04/2020 16:09
20-04-2020 16:09:00+07:00

Kinh tế EU cần hơn 1.000 tỷ USD ứng phó với tác động của COVID-19

EU đang đứng trước nguy cơ rơi vào suy thoái do đại dịch COVID-19 khiến các nước phải áp dụng biện pháp phong tỏa, ngừng hầu hết các hoạt động đi lại, đóng cửa hoạt động kinh doanh, cơ sở giáo dục.

* Châu Âu cảnh báo nguy cơ TQ lợi dụng dịch bệnh thâu tóm các công ty

* Châu Âu cần một kế hoạch Marshall để ứng phó với dịch COVID-19

Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Milan, Italy. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ủy viên phụ trách kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) Paolo Gentiloni cho rằng khối này có thể sẽ cần đến gói cứu trợ trị giá 1.500 tỷ euro (1.630 tỷ USD) để ứng phó với tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Trả lời phỏng vấn tạp chí Der Spiegel của Đức, ông Gentiloni cho biết nhóm các Bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) đã đưa ra các đề xuất cứu trợ trị giá hơn 500 tỷ euro để cung cấp tài chính cho các lĩnh vực chăm sóc y tế và làm việc thời hạn và để giúp các công ty vừa và nhỏ vượt qua giai đoạn khủng hoảng lần này.

Nhưng theo ông, khoản tài chính cần thiết để ứng phó với dịch bệnh hiện nay lên tới ít nhất 1.000 tỷ USD. Ông này cho rằng có thể huy động các nguồn quỹ thông qua ngân sách dài hạn tiếp theo của EU.

Gói hỗ trợ trị giá hơn 500 tỷ euro mà Eurogroup đề xuất bao gồm các khoản vay với tổng giá trị 240 tỷ euro từ Quỹ Bình ổn châu Âu (ESM) song không đi kèm các điều kiện cải cách kinh tế và tài chính khắc khổ như thường lệ; một quỹ bảo lãnh cho các khoản vay doanh nghiệp từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) được huy động lên tới 200 tỷ euro; chương trình lao động ngắn hạn mang tên “Sure” do EC đề xuất với trị giá 100 tỷ euro.

Ý tưởng về quỹ phục hồi kinh tế hậu COVID-19 đã được nhiều quan chức hàng đầu EU đưa ra. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đã đề xuất quỹ này ở mức 500 tỷ euro, trong khi Ủy viên phụ trách thị trường nội khối EU Thierry Breton cho rằng quỹ trên cần chiếm 10% tổng GDP của EU.

Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng cho rằng EU cần ít nhất 1.500 tỷ euro trong năm 2020 để đối phó với các tác động của COVID-19. Đây cũng là mức ước tính mà Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis đưa ra hồi tuần trước.

EU đang đứng trước nguy cơ rơi vào suy thoái do đại dịch COVID-19 khiến các nước phải áp dụng biện pháp phong tỏa, ngừng hầu hết các hoạt động đi lại, đóng cửa các hoạt động kinh doanh và cơ sở giáo dục.

Hồi đầu tháng, Viện nghiên cứu Ifo của Đức và Viện Kinh tế Thụy Sĩ (KOF) đưa ra đánh giá nền kinh tế khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có nguy cơ rơi vào "suy thoái sâu" trong nửa đầu năm nay.

Dự kiến, các nhà lãnh đạo EU sẽ tiến hành hội nghị trực tuyến vào ngày 23/4 để phác thảo kế hoạch thúc đẩy phục hồi kinh tế./.

Lê Ánh

Vietnam+







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngăn Iran đóng cửa eo biển Hormuz

Căng thẳng ở Trung Đông một lần nữa đặt thế giới trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng. Trong ngày 22/06, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã đề nghị Trung Quốc can thiệp...

Kinh tế thế giới đi về đâu?

Đứng trước sự bất định của nền thương mại toàn cầu do chính sách thuế của chính quyền Mỹ thay đổi khó lường, câu hỏi đặt ra là nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng...

10 ngày sau thỏa thuận Mỹ-Trung, doanh nghiệp Mỹ vẫn "mờ mịt" về nguồn cung đất hiếm

Gần 10 ngày kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh đã "hoàn tất", phần lớn công ty Mỹ vẫn không biết khi nào họ sẽ nhận được...

Các tập đoàn thực phẩm toàn cầu loay hoay với cam kết giảm khí metan

Starbucks, Kraft Heinz cùng nhiều ông lớn ngành thực phẩm khác vẫn đang tỏ ra chậm chạp trong việc xử lý lượng khí thải metan, loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh...

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ giảm 80% trong tháng 5

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh 80% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lô hàng gửi đến Nhật Bản giảm 54%. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy các...

Làn sóng các tập đoàn toàn cầu quay lưng với cam kết khí hậu

Từ Amazon đến Wells Fargo, hàng loạt tập đoàn lớn đang đồng loạt rút lui khỏi các cam kết về khí hậu.

Thống đốc Fed: Có thể hạ lãi suất ngay trong tháng 7

Thống đốc Fed Christopher Waller bất ngờ cho rằng NHTW có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm nhất vào tháng 7. 

Bill Gates và Sam Altman gọi vốn tỷ đô cho năng lượng hạt nhân giữa cơn sốt AI

Hai công ty được hậu thuẫn bởi Bill Gates và Sam Altman đang tận dụng làn sóng kỳ vọng rằng năng lượng hạt nhân sẽ giữ vai trò then chốt trong vận hành các trung...

Đà phục hồi bất động sản Trung Quốc chững lại

Đà phục hồi của thị trường bất động sản Trung Quốc đang chững lại khi giá nhà ở tiếp tục giảm mạnh. Ngân hàng Goldman Sachs dự báo, trong những năm tới, nhu cầu nhà...

Khách Trung Quốc “quay lưng” với Thái Lan, cổ phiếu sân bay Thái Lan giảm hơn 50%

Từng chứng kiến dòng du khách ồ ạt hậu dịch Covid-19, Thái Lan giờ chỉ còn đón những luồng khách lẻ tẻ, tạo áp lực nghiêm trọng lên Airports of Thailand Plc (AoT) -...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98