Kinh tế Trung Quốc đang dần hồi phục nhưng nguy cơ suy thoái vẫn cao

23/04/2020 16:34
23-04-2020 16:34:00+07:00

Kinh tế Trung Quốc đang dần hồi phục nhưng nguy cơ suy thoái vẫn cao

Các nhà kinh tế đã đưa ra các dự báo về tăng trưởng GDP quý 2/2020 của Trung Quốc dao động từ -5% đến + 5%, cho thấy hiện trạng kinh tế khá bất ổn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

* Vì Covid-19, các công ty Mỹ rút dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc

* Cạn tiền, hãng hàng không Mỹ bán 22 máy bay cho Trung Quốc

* Trung Quốc giảm lãi suất cho vay chủ chốt lần thứ hai kể từ đầu năm

Công nhân vận hành xe chở ô tô con tại Công ty ô tô Trường An ở Trùng Khánh, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Các nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát của hãng tin Reuters cho rằng, kinh tế Trung Quốc sẽ dần hồi phục sau khi sụt giảm lần đầu tiên trong nhiều thập niên qua vào quý I/2020, song nguy cơ suy thoái vẫn cao nếu dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 diễn biến xấu đi.

Theo cuộc khảo sát trên, được thực hiện trong các ngày 20-22/4, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc dự kiến sẽ chỉ tăng 1,3% trong quý 2/2020, sau khi ghi nhận mức giảm 6,8% trong quý 1/2020.

Các nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát đã đưa ra các dự báo về tăng trưởng GDP quý 2/2020 của Trung Quốc dao động từ -5% đến + 5%, cho thấy hiện trạng kinh tế khá bất ổn của nước này.

Trong khi các quốc gia trên thế giới đang xem xét cách thức nới lỏng hạn chế đối với doanh nghiệp và hộ gia đình, Trung Quốc hồi đầu tháng 4/2020 đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán, nơi khởi phát dịch COVID-19, và thông báo sẽ khôi phục hoàn toàn các hoạt động giao thông vận tải đường sắt, đường không và vận chuyển hàng hóa vào cuối tháng Tư này.

Chính phủ Trung Quốc cũng đã cho phép các nhà máy và doanh nghiệp khôi phục hoạt động, dẫn đến sự phục hồi lần đầu tiên kể từ đầu năm 2020 của ngành chế tạo Trung Quốc trong tháng 3/2020.

Tuy vậy, trong khi nền kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu khôi phục hoạt động sớm hơn nhiều so với các nền kinh tế lớn ở châu Âu và Mỹ - vẫn đang phải “căng sức chiến đấu” với dịch COVID-19, thì triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã xấu đi đáng kể với các đợt hạ mức xếp hạng liên tiếp.

Nhà kinh tế Iris Pang của ING ở Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) cho rằng, các hoạt động kinh tế đã được khôi phục, song điều này không có nghĩa là kinh tế Trung Quốc đang phục hồi lại mức trước khi dịch COVID-19 bùng phát.

Theo ông Iris Pang, chừng nào các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt vẫn được áp dụng, Trung Quốc còn phải nỗ lực để có thể hồi phục kinh tế nhanh chóng.

Ngoài ra, ông Iris Pang còn tỏ ra quan ngại về nguy cơ xảy ra đợt bùng phát thứ hai của dịch COVID-19 từ châu Âu và châu Mỹ khi các quốc gia tại những khu vực này đang nới lỏng lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại trước khi số trường hợp mắc COVID-19 ở các nước đó giảm.

Ông cho rằng đây là nguyên nhân khiến ông đưa ra dự báo về nguy cơ suy thoái của kinh tế Trung Quốc.

Về phần mình, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á Freya Beamish của Pantheon Macroeconomics, có trụ sở tại London, cho rằng GDP của Trung Quốc hầu như sẽ giảm trong năm 2020 cho dù giới chức nước này có thể công bố một số liệu tích cực về tăng trưởng kinh tế trong nước.

Theo chuyên gia này, sự hồi phục về chi tiêu tiêu dùng dường như chưa ổn định do những nỗ lực ngăn chặn đợt bùng phát thứ hai của dịch COVID-19 và tình trạng hàng loạt cơ quan, doanh nghiệp cắt giảm việc làm và tiền lương của người lao động trong quý 1/2020, trong khi các công ty chưa sẵn sàng tăng cường sản xuất và tích trữ sản phẩm trong quý 2/2020 do nhu cầu hàng hóa ở các nước đang giảm mạnh.

Tuy vậy, các nhà kinh tế nhìn chung vẫn dự kiến kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng mạnh mẽ vào cuối năm 2020 với các mức tăng 5,3% và 6% trong hai quý cuối của năm nay, chỉ thấp hơn chút ít so với dự báo đưa ra vài tuần trước.

Nhà phân tích kinh tế vĩ mô kỳ cựu Bingnan Ye của Bank of China International, có trụ sở tại Bắc Kinh, cho rằng dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 3% trong cả năm 2020 mà ông đưa ra dựa trên giả định nhu cầu thế giới sẽ hồi phục trong thời gian tới./.

Anh Quân

Vietnam+







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

EU từ chối đối thoại kinh tế với Trung Quốc trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Lý do từ chối tổ chức cuộc họp với Trung Quốc mà EU đưa ra là cuộc gặp sẽ không tạo tiến triển trong giải quyết tranh chấp thương mại.

Goldman Sachs: Nhu cầu nhà ở Trung Quốc vẫn thấp hơn 75% so với mức đỉnh

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự báo nhu cầu nhà ở mới tại các thành phố sẽ duy trì ở mức thấp hơn 75% so với đỉnh năm 2017 trong những năm tới. Nguyên nhân chính...

Mỹ ký thỏa thuận chính thức giảm thuế quan cho hàng hóa của Anh

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạ thuế quan đối với ngành hàng không vũ trụ của Anh xuống mức 0%, hạ thuế đối với ô tô nhập khẩu của Anh xuống mức 10% đối với...

Bài toán khó cho công suất pin mặt trời dư thừa ở Trung Quốc

Sau khi ghi nhận khoản thua lỗ đến 40 tỉ đô la hồi năm ngoái, các công ty pin mặt trời Trung Quốc kêu gọi chấm dứt cuộc chiến giá và tìm giải pháp cho tình trạng dư...

Khi tư pháp Mỹ can thiệp vào hành pháp

Những diễn biến bất ngờ liên quan đến chính sách thuế quan của Chính phủ Mỹ buộc nhiều người phải tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống tư pháp của nước này.

Ngành rượu Trung Quốc đang "tan nát" vì 3 cú sốc

Có điều gì đó thiếu vắng khi Kweichow Moutai, công ty rượu có giá trị lớn nhất thế giới, tổ chức cuộc họp cổ đông thường niên vào tháng 5. Những người tham dự không...

Các ngân hàng toàn cầu ráo riết săn lùng nhân tài tại Nhật Bản

Trong bối cảnh thị trường lao động tại Nhật Bản thuộc hàng khan hiếm nhất thế giới, các nhà tuyển dụng sẵn sàng giữ ứng viên trong phòng phỏng vấn nhiều giờ liền và...

Đâu là nỗi lo lớn nhất của giới đầu tư?

Căng thẳng thương mại và thuế quan đang gia tăng đã vượt lên trở thành mối lo lắng hàng đầu của các nhà đầu tư toàn cầu, bỏ xa tất cả những rủi ro kinh tế khác...

Khi mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại của Mỹ cận kề

Những phát biểu của ông Trump và các quan chức trong tuần trước cho thấy hàng loạt kịch bản đang được cân nhắc khi mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại của Mỹ...

Xung đột Israel-Iran có gây gián đoạn hoạt động vận tải qua eo biển Hormuz?

Dòng chảy thương mại toàn cầu, bao gồm cả việc vận chuyển dầu thô quan trọng, vẫn tiếp tục đi qua eo biển Hormuz sau các cuộc tấn công giữa Israel và Iran. Tuy...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98