Nếu không có nguồn thu mới, các doanh nghiệp bất động sản sẽ duy trì hoạt động được bao lâu?

24/04/2020 13:00
24-04-2020 13:00:00+07:00

Nếu không có nguồn thu mới, các doanh nghiệp bất động sản sẽ duy trì hoạt động được bao lâu?

Theo báo cáo “Triển vọng ngành quý 2/2020” của CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), thì đối với lĩnh vực bất động sản, CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG), CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) và Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, HOSE: DIG) là top 3 doanh nghiệp có thời gian duy trì hoạt động cao nhất trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nếu không có nguồn thu mới từ bán hàng.

Kịch bản nào cho doanh nghiệp bất động sản trong năm 2020?

Theo BSC, ngành bất động sản phải hứng chịu các tác động gián tiếp của dịch bệnh Covid-19 lên quá trình triển khai dự án, mở bán. Qua đó, ít nhiều có ảnh hưởng đến dòng tiền của chủ đầu tư và sụt giảm trong ghi nhận lợi nhuận; tâm lý mua bán của người mua nhà cũng sẽ thận trọng hơn, giá cho thuê và tỷ lệ lấp đầy có xu hướng giảm. BSC đã đưa ra 2 kịch bản để dự đoán tăng trưởng của nhóm BĐS trong năm 2020:

Kịch bản thứ nhất là dịch bệnh Covid-19 sẽ được kiểm soát vào quý 2/2020 và hoạt động kinh doanh mở bán các dự án sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2020. Theo đó, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp bất động sản lần lượt tăng 55% và 11% so với năm 2019.

Kịch bản thứ hai dành cho trường hợp xấu nhất, dịch bệnh Covid-19 sẽ kiểm soát cuối năm 2020 và mức độ ảnh hưởng xấu nhất của các doanh nghiệp khi một số doanh nghiệp không thể ghi nhận các sản phẩm đất nền và việc bán buôn, chuyển nhượng dự án bị chậm lại. Theo đó, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp bất động sản ước tính lần lượt tăng 25% và - 10.6% so với năm 2019.

47 tháng là thời gian chịu được “stress” cao nhất của ngành bất động sản

Trong bối cảnh được đưa ra, BSC giả định doanh nghiệp không có doanh thu và dòng tiền được tạo ra nhưng vẫn phải trả lương cho người lao động (chi phí hoạt động), chi phí lãi vay và một số khoản phải trả (nếu có) trong năm nay, đồng thời nợ ngắn hạn được cơ cấu giãn nợ. Với vị thế tiền mặt và tương đương tiền, số dư tiền trung bình ngành bất động sản đủ sức duy trì hoạt động khoảng 11.1 tháng.

Nguồn: BSC

Số liệu từ BSC cho thấy, 6 doanh nghiệp có thời gian duy trì hoạt động cao hơn trung bình ngành gồm Nam Long (NLG) 47 tháng, Phát Đạt (PDR) gần 22 tháng, Tổng công ty DIC (DIG) 19 tháng, Novaland (NVL), Khang Điền (KDH) cùng 17 tháng và Văn Phú Invest (VPI) 13.6 tháng. Trong đó, Nam Long có thời gian duy trì hoạt động cao nhất, gấp hơn 4 lần trung bình ngành và gấp 94 lần doanh nghiệp thấp nhất.

Đi liền với số dư tiền đảm bảo hoạt động thời gian dài, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của của các doanh nghiệp bất động sản cũng được xét đến. Công thức tính thời gian duy trì hoạt động của BSC cho thấy vai trò của tiền và các khoản tương đương tiền, bên cạnh việc sử dụng hợp lý các loại chi phí và cân đối nợ vay. Trung bình ngành bất động sản ở mức 61% , trong đó 4 công ty đạt tỉ lệ thấp dưới 20% gồm NLG 14%, QCG 11%, KDH 10% và LDG 8%.

Nguồn: BSC

Thống kê nhóm cổ phiếu bất động sản niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, tại thời điểm cuối năm 2019, tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền lớn nhất trong tổng tài sản thuộc về các doanh nghiệp: NLG với 18.24%, tương đương 1,967 tỷ đồng, DPG 14.02% tương đương 713 tỷ đồng, DIG 10.03% tương đương 819 tỷ đồng.

Ở thời điểm hiện nay, lượng tiền mặt này rõ ràng có thể giúp các doanh nghiệp duy trì được hoạt động cần thiết trong giả định xấu nhất của thị trường là Covid-19 kéo dài, vượt qua được giai đoạn “stress” cao nhất của thị trường khi không có doanh thu và dòng tiền. Đồng thời trong điều kiện môi trường lãi suất biến động, sở hữu tiền mặt dồi dào có thể giúp các công ty chủ động được nguồn vốn mở rộng quỹ đất, phát triển dự án mà hạn chế đi vay, phụ thuộc vào nguồn tín dụng bên ngoài để chờ nền kinh tế phục hồi. Đối với Nam Long, doanh nghiệp hiện đang được đánh giá có mức độ chịu "stress" thị trường tốt nhất ngành thì việc hợp tác với các đối tác nước ngoài để đầu tư phát triển dự án thay vì đi vay đã giúp Nam Long rất nhiều trong giai đoạn này.

Như Xuân

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (11)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ GVR: Nguồn cung mủ cao su thiếu hụt đến 2028, mục tiêu phát triển 2,400MW năng lượng tái tạo

Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) nhận định, trong những năm tới, nguồn cung cao su tự nhiên trên thế giới sẽ ngày càng giảm so với...

FPTS nói gì sau sự cố giao dịch trực tuyến sáng 16/06?

Ngày 17/06, CTCP Chứng khoán FPT (FPTS, HOSE: FTS) đã đưa ra báo cáo chi tiết về sự cố giao dịch chứng khoán trực tuyến xảy ra vào sáng 16/06. Nguyên nhân được cho...

Vietjet ký đơn hàng mới 40 động cơ Trent 7000 với Rolls-Royce

Vietjet và Rolls-Royce vừa chính thức ký kết đặt hàng thêm 40 động cơ Trent 7000 để vận hành 20 máy bay thân rộng Airbus A330neo. Đơn hàng lần này nối tiếp hợp đồng...

Doanh nghiệp nhà ở ồ ạt lấn sân bất động sản khu công nghiệp

Với dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam ngày càng tăng, bất động sản khu công nghiệp trở thành lĩnh vực tiềm năng. Nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những doanh nghiệp trước...

Đại hội lần 2 của Rạng Đông Holding tiếp tục bất thành, cổ đông đòi tố giác lãnh đạo

Dù đã bước sang lần thứ 2 tổ chức đại hội thường niên, CTCP Rạng Đông Holding (UPCoM: RDP) vẫn không thể tiến hành do tỷ lệ tham dự quá thấp. Ban Lãnh đạo tiếp tục...

TDH dự kiến lãi ròng 2025 hơn 66 tỷ, phát triển mảng hàng gia dụng gắn với doanh nghiệp bất động sản

Dưới thời HĐQT mới, CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (HOSE: TDH) đặt mục tiêu năm 2025 đạt tổng doanh thu hợp nhất hơn 235 tỷ đồng (gấp 2.7 lần năm trước) và lãi ròng...

Chủ tịch Bamboo Airways bất ngờ xin từ nhiệm

Trong một động thái bất ngờ, Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm. Quyết định này sẽ được đưa ra thảo luận và thông qua tại phiên họp...

Vinataba báo lãi cao nhất 7 năm, lo mất 50% sản lượng vì Luật thuế TTĐB mới

Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) báo lãi ròng 1,262 tỷ đồng trong năm 2024, bình quân gần 3.5 tỷ đồng/ngày. Trong khi ngành lãi lớn, người tiêu dùng đang...

ĐHĐCĐ SBS: Tháng 5 đã có lãi trở lại, tích cực tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược

Sáng ngày 16/06, CTCP Chứng khoán SBS (UPCoM: SBS) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 lần thứ 3. Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 cũng như bầu HĐQT...

Tổng Giám đốc Văn Tiến Thanh: Giá phân bón sẽ tăng do ảnh hưởng xung đột từ Trung Đông

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ 2025, Tổng Giám đốc Phân bón Cà Mau (hay Đạm Cà Mau, HOSE: DCM) Văn Tiến Thanh đã có những nhận định về tình hình thị trường phân bón thế giới và...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98